Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Đà Nẵng còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhƣ sau:

Một là, việc lập và phân bổ dự toán NSNN rất chậm, nhất là đầu năm ngân sách, nên đầu năm KBNN Đà Nẵng không có căn cứ phục vụ cho việc kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị chƣa có dự toán. Bên cạnh đó, việc nhập dự toán trên hệ thống Tabmis của các đơn vị sử dụng ngân sách cấp thành phố hiện nay được Sở Tài chính thực hiện theo phương thức phân chia dự toán cả năm theo quý để nhập cho đơn vị khi đến kỳ mà không nhập hết dự toán đƣợc giao theo quyết định giao dự toán. Việc làm này mặc dù bảo đảm tiến độ chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách phù hợp với mức

độ tích lũy tồn quỹ ngân sách của thành phố nhƣng lại gây ách tắc trong thanh toán các khoản lương, phụ cấp và các khoản dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại…do việc nhập dự toán thường rất chậm, gây khó khăn cho KBNN và các đơn vị sử dụng ngân sách trong những ngày đầu quý. Ngoài ra, việc bổ sung dự toán ngân sách cho đơn vị sử dụng ngân sách thường là đến gần cuối năm mới có quyết định giao sau khi cơ quan tài chính tổng hợp cân đối thu chi trong năm, dẫn đến tình trạng hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc bị dồn lại, gây áp lực cho cán bộ kiểm soát chi vào cuối năm, đồng thời gây trở ngại cho đơn vị thiếu dự toán để thực hiện cam kết chi.

Hai là, cán bộ kế toán thực hiện kiểm soát chi thường xuyên vừa tiếp nhận hồ sơ, chứng từ; vừa xử lý hồ sơ, chứng từ từ khâu kiểm soát cho đến thanh toán; dẫn đến tình trạng cán bộ kế toán không tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát chi, dễ dẫn đến sai sót trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Bên cạnh đó, đầu mối thực hiện kiểm soát chi thường xuyên đang thực hiện ở 2 bộ phận Kế toán và Kiểm soát chi nên chƣa tạo đƣợc thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình giao dịch với Kho bạc.

Ba là, đối với các nội dung chi đƣợc kiểm soát chi bằng bảng kê chứng từ, chất lƣợng kiểm soát chi đem lại chƣa cao. Quy trình kiểm soát chi bằng bảng kê chứng từ với các khoản chi dưới 20 triệu đồng mặc dù đã góp phần giảm tải cho KBNN. Tuy nhiên qua thực tế thực hiện, các đơn vị sử dụng ngân sách khi kê nội dung thanh toán còn tùy tiện, chƣa phản ánh đúng thực tế nội dung các khoản chi, làm cho việc kiểm soát chi không đƣợc chặt chẽ.

Bốn là, tỷ trọng thanh toán tiền mặt còn khá cao trong chi thường xuyên qua KBNN Đà Nẵng, gây khó khăn trong việc quản lý, giám sát quá trình sử dụng NSNN, theo đó các khoản chi của đơn vị sử dụng NSNN

không đƣợc thanh toán trực tiếp đến nhà cung cấp là không đúng theo quy định, dễ bị lạm dụng trong quá trình thanh toán, làm suy giảm hiệu quả công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN.

Năm là, việc kiểm soát mua sắm tài sản (đặc biệt là các tài sản đƣợc mua thường xuyên với số lượng lớn ở các đơn vị hành chính sự nghiệp như bàn, tủ, máy vi tính,…) chƣa bảo đảm chặt chẽ do việc mua sắm tài sản đƣợc giao toàn bộ cho đơn vị sử dụng ngân sách tự thực hiện từ khâu lập kế hoạch, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và thanh lý hợp đồng ( trừ trường hợp mua sắm có qua thẩm duyệt của Sở tài chính hoặc UBND thành phố). Có một thực tế là các đơn vị sử dụng NSNN cùng mua sắm một loại tài sản, có cùng hãng sản xuất, cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, cùng nước sản xuất, nhƣng giá trị thanh toán trên các hồ sơ, tài liệu gửi KBNN Đà Nẵng là khác nhau. Mặt khác, việc mua sắm tài sản hiện nay chƣa có những quy định cụ thể nào để KBNN Đà Nẵng kiểm tra, đối chiếu chất lƣợng, giá cả các tài sản của các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn để từ chối thanh toán. Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc giao cho đơn vị có quyền tự chủ về kinh phí và biên chế, nên các Quyết định giao dự toán đầu năm các khoản chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách thường được giao theo số tổng mà không đƣợc chi tiết số lƣợng, giá trị theo các khoản mục chi tiêu đặc biệt là các khoản mua sắm. Vì vậy, Kho bạc cũng khó có căn cứ mà kiểm soát. Điều này dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí NSNN trong mua sắm tài sản ở các đơn vị. Vì vậy cần có phương thức kiểm soát mua sắm tài sản chặt chẽ hơn để khắc phục tình trạng trên.

Sáu là, việc thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng còn nhiều thiếu sót, bất cập dẫn đến chất lƣợng kiểm soát chi chƣa cao. Qua thực tế kiểm tra nội bộ công tác kiểm soát chi thường xuyên phát hiện còn một số trường hợp chưa thật sự chú trọng trong

việc đối chiếu mẫu dấu, chữ ký đã đƣợc đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký được lưu tại Kho bạc với mẫu dấu, chữ ký trên các chứng từ liên quan đến việc sử dụng kinh phí do đơn vị lập, dễ dẫn đến tình trạng chứng từ thanh toán không hợp lệ theo quy định vì con dấu và chữ ký của thủ trưởng đơn vị quyết định chuẩn chi không còn hiệu lực hoặc là chƣa kịp thay đổi; còn trường hợp nữa là trong quá trình kiểm soát các khoản chi lương, cán bộ kế toán còn chủ quan, không căn cứ vào Quyết định giao biên chế của cấp có thẩm quyền, mà thường căn cứ vào bảng lương hàng tháng mà đơn vị mang đến kho bạc mỗi khi rút lương để kiểm soát, thanh toán. Sự không chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình trong công tác kiểm soát chi có thể tạo kẽ hở để các đơn vị lợi dụng và tham ô, dẫn đến thất thoát NSNN.

Bảy là, trong công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng ngân sách hiện nay vẫn thực hiện kiểm soát chi theo đầu vào, có nghĩa là việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách chủ yếu dựa trên cơ chế kiểm soát chi phí đầu vào. KBNN thiên về kiểm soát, khống chế các khoản chi NSNN theo các khoản mục chi đầu vào nhƣ chi bao nhiêu, định mức tiêu chuẩn có đúng chế độ. Yêu cầu đƣợc đặt ra là các khoản chi NSNN phải đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng mới dừng lại ở mức độ là đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Còn việc đánh giá khoản chi đó có tiết kiệm hay không, có hiệu quả hay không thì rất khó đánh giá đƣợc chính xác quá trình kiểm soát chi. Vì vậy, việc kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng ngân sách theo kết quả đầu vào nhƣ hiện nay không phù hợp với chủ trương đổi mới cơ chế cấp phát ngân sách của Chính phủ, theo đó sẽ thực hiện cơ chế cấp phát ngân sách theo kết quả công việc thay thế cơ chế cấp kinh phí chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào đối với các đơn vị sử dụng ngân sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại kho bạc nhà nước đà nẵng (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)