CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
Một là, tổ chức hệ thống NSNN ở nước ta hiện nay được thiết kế theo mô hình hệ thống các cấp chính quyền; đƣợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, bởi vậy trong quan hệ ngân sách, đơn vị ngân sách chịu hai sự phụ thuộc là cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp (mối phụ thuộc ngang) và cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp (mối phụ thuộc dọc).
Điều này dẫn đến sự chồng chéo, trùng lắp về thẩm quyền thực hiện trong hoạt động lập dự toán giữa các cơ quan chức năng, làm cho thời gian phê duyệt dự toán kéo dài, chậm phân bổ cho đơn vị sử dụng ngân sách. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền phân bổ dự toán chƣa tuân thủ triệt để quy trình giao, phân bổ dự toán, không phân bổ hết dự toán ngay từ đầu năm, còn để lại bổ sung vào cuối năm do tính toán cân đôi thu chi, gây áp lực công việc cho KBNN. Ngoài ra, thời gian xây dựng dự toán ngân sách cho năm sau sớm, kéo dài, làm cho các định mức để xây dựng dự toán trở nên lạc hậu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng dự toán ngân sách chênh lệch khá lớn với kết quả thực hiện trong thực tế, phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần trong quá trình chấp hành dự toán ngân sách.
Hai là, các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần, nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát chi thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau, nội dung quy định chƣa cụ thể, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm. Sau khi luật được ban hành phải chờ khá lâu mới có nghị định, thông tư hướng dẫn.
Ba là, việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Đà Nẵng vẫn chƣa thực hiện triệt để. Mặc dù Kho bạc đã tích cực tuyên truyền, phổ biến cho các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhƣng thực tế các đơn vị vẫn có thói quen rút tiền mặt về quỹ theo phương thức tạm ứng kinh phí nhằm để chi dần các khoản chi nhỏ hoặc khi có nhu cầu chi tiêu thì mƣợn tiền mặt ở quỹ ngoài, sau khi có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thì mang ra Kho bạc thanh toán, đến lúc này thì cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc với tâm lý nể nang và không có cơ sở để từ chối nên vẫn chấp nhận thanh toán vì các khoản này đã chi rồi. Bên cạnh đó, những quy định trong Thông tƣ số 164/2011/TT-BTC về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN còn mang tính chất chung chung, chƣa có sự ràng buộc chặt chẽ nhằm hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt của đơn vị giao dịch.
Bốn là, hệ thống các chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN chƣa thật sự đầy đủ và đồng bộ. Chính vì vậy, các đơn vị thiếu những căn cứ để lập dự toán chi và thực hiện chi, các cơ quan quản lý thiếu căn cứ để duyệt dự toán, KBNN thiếu căn cứ để kiểm soát chi. Hệ thống Mục lục NSNN bao gồm 59 mục chi, trong mỗi mục chi chứa nhiều tiểu mục, mỗi tiểu mục chi có một hoặc nhiều văn bản qui định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi. Do đó, cán bộ kiểm soát chi KBNN phải am tường rất nhiều loại chế độ chi tiêu của Nhà nước, từng ngành, địa phương, từng lĩnh vực một. Đồng thời còn phải am hiểu các quy định chi tiêu của các đơn vị có cơ chế tài chính riêng; các chế độ, định mức chi tiêu trong Quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị thực hiện khoán chi; các văn bản điều hành chi NSNN từng thời điểm phục vụ cho mục đích điều hành vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, dẫn đến quá tải cho cán bộ kiểm soát chi khi nghiên cứu các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, lúng túng trong giải quyết và hướng dẫn cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Năm là, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm soát chi NSNN chƣa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, KBNN Đà Nẵng vẫn chƣa có chương trình tin học hỗ trợ việc đối chiếu, kiểm soát mẫu dấu, chữ ký, đối chiếu bảng lương,... nhằm hạn chế các thao tác thủ công. Việc phát triển công nghệ thông tin tại KBNN Đà Nẵng diễn ra chậm do hạn chế về nguồn lực, chƣa đáp ứng yêu cầu theo lộ trình phát triển Kho bạc điện tử đến năm 2020 với công cụ thanh toán là chứng từ điện tử.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã trình bày thực trạng quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Đà Nẵng, thể hiện qua phân công nhiệm vụ thực hiện kiểm soát chi; tổ chức thực hiện quy trình kiểm soát chi và nội dung kiểm soát chi. Tác giả đã trình bày, phân tích và chỉ ra những điểm còn tồn tại của các nội dung trên. Kết hợp với việc phân tích một số các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện quy trình kiểm soát chi, tác giả đã tổng hợp đƣa ra những mặt đạt đƣợc, những mặt tồn tại trong quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, từ đó phân tích các nguyên nhân của những tồn tại, làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng.