CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐÀ NẴNG
2.2.5. Kết quả thực hiện kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Đà Nẵng
Trong thời gian qua, KBNN Đà Nẵng đã hết sức chú trọng công tác kiểm soát chi nói chung và quy trình kiểm soát chi thường xuyên nói riêng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật NSNN trong quy trình kiểm soát chi, KBNN Đà Nẵng đã áp dụng quy trình giao dịch một cửa; kiện toàn và sắp xếp lại bộ máy kiểm soát chi; trang bị cơ sở vật chất; tập huấn
cho nhân viên kho bạc về Luật NSNN. Qua đó việc thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Đà Nẵng đã mang lại những kết quả cụ thể sau:
- Qua thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn từ khâu tiếp nhận hồ sơ của đơn vị sử dụng NSNN cho đến quy trình xử lý, kiểm tra hồ sơ, trình duyệt và cấp phát kinh phí đều đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể; phân công phân nhiệm tách biệt hơn so với trước đây. Quy trình kiểm soát chi đã đi sâu vào kiểm soát cả về mặt kỹ thuật chứ không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, kiểm soát về mặt hình thức, biểu mẫu, hợp lệ của hồ sơ, chứng từ.
- Thông qua quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN thời gian qua, KBNN Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn chấp hành tốt việc sử dụng kinh phí NSNN theo đúng dự toán đƣợc duyệt, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước quy định, đặc biệt là việc xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị đã dần đi vào nề nếp, theo đúng qui chế đấu thầu. Tình trạng dồn ép công việc liên quan đến kinh phí cuối năm, rút tiền về quỹ của đơn vị để tạm chi... cũng dần đƣợc hạn chế và giảm rõ rệt. Vì vậy, hiệu quả sử dụng NSNN ngày càng đƣợc nâng cao.
Cụ thể, từ năm 2014 đến năm 2016 thông qua thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên, mỗi năm KBNN Đà Nẵng đã phát hiện nhiều khoản chi của đơn vị chƣa chấp hành đúng chế độ, thủ tục cấp phát và từ chối cấp phát hàng trăm tỷ đồng. Số liệu cụ thể nhƣ sau :
a. Doanh số chi thường xuyên qua KBNN Đà Nẵng và số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn
Bảng 2.3.Số liệu chi thường xuyên theo cấp ngân sách qua KBNN Đà Nẵng Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Tổng chi thường
xuyên NS Trung ƣơng NS Thành phố
2014 1.227.236 759.749 467.487
2015 1.453.626 863.890 589.736
2016 1.669.010 994.567 674.443
(Nguồn: Báo cáo của KBNN Đà Nẵng) Bảng 2.4. Số lượng hồ sơ giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn Đơn vị tính: hồ sơ
Năm Tổng số hồ sơ chi thường xuyên
Trong đó
Trước hạn Đúng hạn Quá hạn
2014 13.472 12.195 1.181 96
2015 15.325 14.472 786 67
2016 19.138 18.241 849 48
(Nguồn: Báo cáo của KBNN Đà Nẵng) Bảng 2.3 cho thấy qui mô của chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng tăng qua từng năm ở cả 2 cấp ngân sách. Chứng tỏ nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Đà nẵng ngày càng tăng. Về nhân lực bố trí cho công tác này thực tế cũng đã đƣợc tăng trong những năm gần đây.
Chứng tỏ lãnh đạo KBNN Đà nẵng đã quan tâm đúng đắn cho công tác
này. Thể hiện tại bảng 2.4, mặc dù số lƣợng hồ sơ phải giải quyết ngày càng nhiều, nhƣng số lƣợng hồ sơ bị quá hạn ngày càng giảm.
Bảng 2.5. Số liệu chi thường xuyên theo nhóm mục chi qua KBNN Đà Nẵng Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Nhóm mục Số tiền % Tỷ
trọng Số tiền % Tỷ
trọng Số tiền % Tỷ trọng Thanh toán
cho cá nhân 589.345 48,0 718.269 49,4 834.058 49,9 Chi về nghiệp
vụ chuyên môn
357.876 29,2 390.575 26,9 452.301 27,1
Chi sửa chữa, mua sắm tài
sản
191.467 15,6 230.491 15,9 252.738 15,2
Chi khác 88.548 7,2 114.291 7,8 129.913 7,8 Tổng cộng 1.227.236 100 1.453.626 100 1.669.010 100 (Nguồn: Báo cáo KBNN Đà Nẵng) Bảng 2.5 cho thấy cơ cấu các khoản chi thường xuyên theo từng nội dung chi trong đó dễ dàng nhận thấy rằng chi thanh toán cho cá nhân chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu chi thường xuyên do một số thay đổi về chính sách tiền lương nhằm cải thiện đời sống của người lao động. Tuy nhiên, đây là những khoản chi có tính chất ổn định, ít thay đổi, kiểm soát hồ sơ chứng từ cho nội dung chi này đơn giản hơn các nội dung chi khác.
Chiếm tỉ trọng lớn thứ hai là chi nghiệp vụ chuyên môn. Đây là nhóm mục
chi có tính chất đa dạng và phức tạp nhất, đƣợc nhiều văn bản chế độ điều chỉnh nhất. Nên các sai phạm thường rơi vào nhóm mục chi này. Nhóm mục chi mua sắm thường xuyên cũng chiếm tỷ trọng khá và ít thay đổi trong cơ cấu chi thường xuyên. Nhóm mục chi khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi thường xuyên, nhưng là nhóm mục dễ bị lợi dụng, gây lãng phí vì có nhiều kẽ hở, bất cập trong các văn bản quy định mức chi của khoản mục này.
b. Số tiền KBNN Đà Nẵng từ chối cấp phát, thanh toán qua kiểm soát chi
Qua công tác kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN Đà Nẵng đã phát hiện các sai phạm và từ chối cấp phát, thanh toán thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6. Số liệu từ chối thanh toán các khoản chi thường xuyên qua KBNN Đà Nẵng giai đoạn năm 2014 đến 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Số trường
hợp vi phạm
Số tiền từ chối thanh
toán
Trong đó
Chi vƣợt
dự toán
Vi phạm về chế độ chứng từ
Sai chế độ tiêu chuẩn định mức Thiếu
hồ sơ, chứng
từ
Sai các yếu tố
trên chứng
từ
Tổng số Trong đó:
Vi phạm CĐ TT
không dùng TM 2014 267 34.150 2.567 4.786 5.765 21.032 10.798 2015 206 30.256 2.009 2.548 5.780 19.919 9.567 2016 187 26.843 1.532 1.098 4.178 20.035 11.732
(Nguồn: Báo cáo KBNN Đà Nẵng)
Từ bảng 2.6 ta thấy rằng trong các nội dung KBNN từ chối thanh toán, các nội dung chi vƣợt dự toán, vi phạm về chế độ chứng từ giảm dần qua các năm. Chứng tỏ các đơn vị sử dụng ngân sách đã ngày càng chú trọng hơn trong việc theo dõi dự toán để phân bổ các khoản chi. Sai phạm về thiếu hồ sơ chứng từ và sai các yếu tố trên chứng từ cũng giảm nhiều.
Lý do là thành phần hồ sơ kiểm soát chi đã ngày càng đƣợc Bộ Tài chính giảm thiểu và quy định cụ thể chi tiết hơn cho từng nội dung chi. Một lý do nữa là theo quy định mới nhất của Bộ Tài chính, KBNN Đà Nẵng thực hiện kiểm soát chi bằng bảng kê chứng từ, đơn vị không cần đem chứng từ gốc đến Kho bạc đối với những khoản chi dưới 20 triệu đồng. Điều này là một bước cải tiến về cải cách thủ tục hành chính, đồng thời tăng cường ý thức trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong các khoản chi tiêu của đơn vị. Về nội dung từ chối thanh toán do sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức lại tăng cao và chiếm đa phần trong số liệu từ chối thanh toán, trong đó vi phạm về chế độ thanh toán không dùng tiền mặt cũng chiếm khá lớn. Do vậy cần có biện pháp để khắc phục sai phạm này.