CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN
1.4. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
1.4.1. Mục đích điều tra
- Tìm hiểu đánh giá thực trạng việc dạy và học môn hóa học ở một số trường phổ thông trên địa bàn Tỉnh Nghệ An , căn cứ vào đó xây dựng đề tài và hướng phát triển của đề tài.
- Xác định mức độ nhận thức của học sinh thông qua các bài tập mà giáo viên dạy trên lớp. Từ đó phân tích và đánh giá được hiệu quả của các bài tập hóa học lớp 10 ( Phần Lưu huỳnh ) và lớp 11( Phần Ni tơ) mà giáo viên thường sử dụng cũng như các ưu khuyết điểm của các bài tập đó.
1.4.2. Nội dung - Phương pháp – Đối tượng – Địa bàn điều tra 1.4.2.1. Nội dung
- Điều tra tổng quát về tình hình sử dụng bài tập hoá học ở trường trung học phổ thông hiện nay.
- Lấy ý kiến của các giáo viên về các phương án sử dụng bài tập trong các tiết học hoá học.
- Điều tra về tình hình sử dụng cơ sở vật chất ở trường trung học phổ thông hiện nay : dụng cụ, hoá chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm và các phương tiện dạy học khác.
1.4.2.2. Phương pháp
- Nghiên cứu giáo án, dự giờ trực tiếp các tiết học hoá học ở trường trung học phổ thông.
- Gửi và thu phiếu điều tra (trắc nghiệm góp ý kiến).
- Gặp gỡ trao đổi, toạ đàm và phỏng vấn giáo viên, chuyên viên, cán bộ quản lý.
- Quan sát tìm hiểu trực tiếp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy bộ môn.
1.4.2.3. Đối tượng
- Các giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hoá học ở các trường phổ thông.
- Các giáo viên có trình độ đại học, cao học thạc sĩ.
- Cán bộ quản lý ở trường phổ thông.
- Chuyên viên các phòng giáo dục, sở giáo dục đào tạo phụ trách chuyên môn.
1.4.2.4. Địa bàn điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Tỉnh Nghệ An như sau:
- Đặc điểm về chương trình dạy: +2 trường đều dạy 2 ban cơ bản và nâng cao.
+1 trường chỉ dạy ban cơ bản - Đặc điểm về chất lượng : Trường bình thường
1.4.3. Kết quả điều tra
Trong khoảng thời gian từ đầu năm học cho đến tháng 10 năm học 2011-2012 Và trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3 cho đến kết thúc năm học 2011-2012 chúng tôi đã trực tiếp thăm lớp dự giờ được 12 tiết môn hoá học lớp 10 , 11 THPT của các giáo viên trên địa bàn Tỉnh Nghệ An và gửi phiếu điều tra tới 24 giáo viên (có mẫu ở phụ lục).
Sau quá trình điều tra chúng tôi đã tổng hợp kết quả lại như sau :
- Một số lớn giáo viên trong tiết học chỉ chú trọng vào truyền thụ kiến thức mà xem nhẹ vai trò của bài tập.
- Đa số giáo viên khi ra bài tập cho học sinh thường lấy những bài tập đã có sẵn trong sách giáo khoa, sách bài tập mà rất ít khi sử dụng bài tập tự mình ra.
- Một số ít giáo viên sử dụng bài tập như là nguồn kiến thức để học sinh củng cố, tìm tòi, phát triển kiến thức cho riêng mình.
- Một số giáo viên còn lại có sử dụng bài tập trong tiết học nhưng chỉ sử dụng để kiểm tra miệng, và cuối tiết học để hệ thống lại bài học.
- Khi được hỏi ý kiến về việc xây dựng một hệ thống bài tập môn hoá học củng cố và phát triển kiến thức đễ hỗ trợ cho quá trình tổ chức hoạt động dạy học thì toàn bộ giáo viên đều nhất trí đây là một giải pháp hay và có tính khả thi trong việc nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay.
- Đa số các câu hỏi và bài tập giáo viên đặt cho học sinh chỉ chú trọng về mặt kiến thức giáo khoa, ít có hoặc không có sử dụng các câu hỏi có liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường (câu hỏi thực tiễn) để phát triển kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh giải thích một số vấn đề cơ bản trong cuộc sống.
- Khối lượng bài tập rèn luyện kỷ năng cho học sinh rất ít được sử dụng trong các giờ học khi kiểm tra bài củ , khi cũng cố bài ...trong khi loại bài tập naỳ chiếm rất ít thời gian và phát huy tính nhanh nhạy của học sinh rất cao , tạo hứng thú rất lớn cho người học . Giống như tạo ra cuộc thi đấu rất sôi động mà các em đang nỗ lực thi đua nhau.
*Khi trao đổi về vấn đề sử dụng bài tập rèn luyện kỷ giải bài tập hoá học cho học sinh , các giáo viên hiện nay đều cho rằng bài tập hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn hoá học cũng như rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học. Cho dù có giảng lý thuyết kĩ đến đâu mà không cho học sinh làm bài tập thì chắc chắn các kiến thức mà học sinh có được cũng sẽ không bền vững.
Để xây dựng được hệ thống bài tập mới mẻ, không rập khuôn thì cần phải thay đổi tư duy ra bài tập nhưng không có nghĩa là phủ nhận hệ thống bài tập hiện nay, chỉ có điều trong quá trình dạy học, người giáo viên phải xây dựng các bài tập như thế nào để các HS từ đó từng bước nắm được các kiến thức căn bản và có kỹ năng giải các bài tập cơ bản.
Các giáo viên đều đánh giá cao hệ thống bài tập có tác dụng rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS
Còn đối với học sinh từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy, theo các em HS thì đa số các em gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài tập hóa là do nhiều nguyên nhân nói chung như không nắm được lý thuyết, không định được hướng giải bài tập, không liên hệ được các dữ kiện và yêu cầu của đề hay các em không tìm thấy hệ thống bài tập tương tự để các em rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
Một số HS còn cho rằng môn hóa rất khó học, trừu tương, các kiến thức thì liên thông với nhau từ các lớp dưới nên các em cảm thấy rất khó nhớ, khó hệ thống nên cảm thấy rất nản chí khi làm bài tập Hóa học.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu môn hóa thì rất nhiều trong đó có những nguyên nhân chủ quan và những nguyên nhân khách quan. Chính vì thế, các GV cần cố gắng xây dựng hệ thống bài tập riêng cho phù hợp với đối tượng HS của trường mình để các em được rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học tốt hơn, từ đó giúp các em ngày càng yêu thích bộ môn hơn và có ý thức tự giác hơn trong học tập.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, bao gồm các nội dung chính như sau:
1. Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong những luận văn của những năm gần đây.
2. Bài tập hóa hoc: khái niệm, phân loại, tác dụng, mục đích sử dụng bài tập
3. Kỹ năng giải bài tập: khái niệm về kỹ ; khái niệm về kỷ năng giải bài tập, rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS trong quá trình dạy học hóa học như các giai đoạn hình thành, con đường hình thành và phương pháp hình thành kỹ năng giải bài tập.
4,. Tìm hiểu về thực trạng sử dụng bài tập hóa học để cũng cố , phát triển và rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh ở một số trường phổ thông hiện nay. Chúng tôi đề cập đến mục đích, phương pháp điều tra, kết quả điều tra và rút ra các nhận xét.
Tất cả những nội dung trên là nền tảng cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên sự cần thiết phải thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ tốt cho thực tế giảng dạy và nâng cao kỹ năng giải bài tập Hóa học cho HS