Nguyên tắc xây dựng các bài tập rèn luyện kỷ năng giải bài tập cho học sinh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN LƯU HUỲNH VÀ NI TƠ ĐỂ CỦNG CỐ ,PHÁT TRIỂN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNGCHO HỌC SINH THPT (Trang 38 - 41)

2.2. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC BÀI TẬP CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG

2.2.3 Nguyên tắc xây dựng các bài tập rèn luyện kỷ năng giải bài tập cho học sinh

a. Xác định từng kỹ năng cụ thể trong hệ thống kỹ năng giải bài tập hóa học và mức độ của nó ở mỗi lớp học, cấp học tương ứng.

b. Xác định hệ thống bài tập hóa học tương ứng chủ yếu để học sinh luyện tập kỹ năng giải bài tập cơ bản, bài tập tổng hợp.

c. Xây dựng sơ đồ định hướng khái quát, sơ đồ định hướng hành động và các algorit thao tác giải mỗi loại bài tập cơ bản điển hình và bài tập hóa học cơ sở để hướng dẫn học sinh giải bài tập.

d. Hướng dẫn học sinh hoạt động tìm kiếm lời giải bài tập mẫu và bài tập tương tự nhằm giúp học sinh nắm được sơ đồ định hướng giải bài tập hóa học nói chung và mỗi loại bài tập hóa học cụ thể nói riêng.

e. Sử dụng bài tập hóa học trong mỗi bài, mỗi chương để hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh, giúp học sinh được luyện tập theo mẫu, luyện tập không theo mẫu, luyện tập thường xuyên và luyện tập theo nhiều hình thức giải bài tập hóa học khác nhau.

Khi xây dựng hệ thống bài tập để hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh, các giáo viên có thể sử dụng các cách sau:

- Thay đổi mức độ yêu cầu của bài tập.

- Đảo chiều của câu hỏi.

- Thay đổi hình thức.

- Soạn những bài tương tự.

- Nhiều yêu cầu khác nhau của một kiến thức.

- Áp dụng các yêu cầu cho mục đích khác nhau.

* Để hình thành kỷ năng giải bài tập hoá học tốt chúng ta cần phải dựa vào cấu trúc của bài toán . Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường , một bài toán hoá học thường có cấu trúc như sau :

- Nội dung hoá học ( Các dạng phương trình phản ứng hoá học ) - Tính toán theo các dngj phương trình phản ứng hoá học ( Toán hoá ) - Các thuật toán ( Toán toán)

Một bài toán có nội dung hoá học tốt là bài toán không rắc rối , không cồng kềnh về mặt toán học , để không làm lấn át mất bản chất hoá học bởi ở đây chúng ta cần rèn luyện tư duy và kỷ năng hoá học chứ không phải rèn luyện tư duy và kỷ năng toán

học.

Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỷ năng giải bài tập cho HS ngoài việc dựa vào cấu trúc của một bài toán hoá học thì còn phải dựa vào bản chất của việc giải một bài toán hoá học .Ta có thể biểu diễn tóm tắt bản chất của việc giải một bài toán hoá học theo sơ đồ sau :

Giả thiết không cơ bản � Giả thiết cơ bản � Tính theo các phương trình phản ứng hoá học � Kết quả thuộc dạng cơ bản � Kết quả thuộc dạng cơ bản

Trong đó :

- Giả thiết không cơ bản : Là các dữ kiện cho trong đầu bài : Chất không nguyên chất hay ở dạng dd , thể tích khí ở điều kiện thường , p ư không hoàn toàn - Giả thiết cơ bản : tính lượng chất nguyên chất , quy đổi ra mol …( Dùng giả

thiết cơ bản để tính theo ptpư)

- Kết quả thuộc dạng cơ bản : Lượng chất nguyên chất tính theo gam, mol, theo thể tích ở đktc….

-Kết quả thuộc dạng cơ bản : ( Đổi lượng chất cần tính theo yêu cầu bài toán ) Tính lượng chất không nguyên chất , tính khối lượng dd , thể tích khí ở điều kiện không tiêu chuẩn

Kỷ năng giải một bài toán hoá học được thể hiện ở nhiều khía cạnh khi giải quyết , như là kỷ năng tóm tắt đề , kỷ năng phân tích đề , kỷ năng phát hiện mối quan hệ giữa các đại lượng , kỷ năng thiết lập mối quan hệ các đại trong giả thiết …

Vì vậy việc rèn luyện các kỷ năng cho HS cũng là mọt vấn sáng tạo , linh hoạt , khéo léo của GV khi giảng bài cũng như khi đưa ra các bài tập.

2.3 . HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC ĐỂ CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG CHO HỌC SINH PHẦN LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH (HÓA HỌC LỚP 1O THPT )

(Bài tập ở đây được hiểu cả câu hỏi và bài tập )

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN LƯU HUỲNH VÀ NI TƠ ĐỂ CỦNG CỐ ,PHÁT TRIỂN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNGCHO HỌC SINH THPT (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w