Sử dụng để tổ chức hoạt động dạy-học ở trên lớp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN LƯU HUỲNH VÀ NI TƠ ĐỂ CỦNG CỐ ,PHÁT TRIỂN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNGCHO HỌC SINH THPT (Trang 128 - 131)

2.4. HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỂ CŨNG CỐ , PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNG CHO HS PHẦN NI TƠ VỀ HỢP CHẤT CỦA NI TƠ

2.5.1. ĐỐI VỚI BÀI TẬP HÓA HỌC CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN KIẾN THỨC

2.5.1.1. Sử dụng để tổ chức hoạt động dạy-học ở trên lớp

Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mới theo kiểu áp đặt để học sinh nắm mà đôi khi cần phải xen vào trong tiết dạy đó một số bài tập có tính chất củng cố lại kiến thức cũ và mở ra kiến thức mới tức là phải sử dụng loại bài tập củng cố và phát triển kiến thức mà giáo viên đã chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên khi lựa chọn bài tập phải chú ý không nên lựa những bài tập quá khó hay những bài tập chỉ toàn kiến thức mới vì điều đó dễ làm cho học sinh nhàm chán từ đó dẫn đến hiệu quả tiếp thu kiến thức trong tiết dạy không theo chiều hướng tích cực như mong muốn. Nếu sử dụng bài tập trong tiết dạy bài mới thì thời điểm sử dụng bài tập tùy thuộc vào đặc điểm kiến thức của bài tập đó và kiến thức của bài học mà có thể đặt bài tập ở đầu tiết, giữa tiết hay cuối tiết. Tuy nhiên loại bài tập ở đầu tiết thường mang tính chất củng cố kiến thức cũ nhưng cũng phải có tính chất đặt vấn đề để phát triển kiến thức bài học mới, còn ở cuối tiết thì thường hay sử dụng bài tập mang tính củng cố kiến thức mới vừa tiếp nhận thêm và có thể phát triển thêm một số kiến thức nâng cao hơn trên nền tảng kiến thức học sinh mới tiếp thu.

Còn bài tập rèn luyện kỷ năng vẫn có thể sử dụng trong tiết dạy bài mới vào thời điểm cuố tiết như dạng viết phương trình thực hiện dãy biến hoá ..., nhằm xâu chuổi kiến thức liên quan. Nếu như vậy HS rèn luyện kỹ năng viết ptpư là rất tốt . Còn các kỷ năng khác về giải bài tâp hoá học thì dường như chủ yếu dùng trong các tiết ôn tập , luyện tập ...

Như vậy nói chung việc sử dụng bài tập củng cố phát triển nhận thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong quá trình dạy - học có thể thực hiện theo các hình thức như sau:

2.5.1.1.1Quy trình dạy học sinh bằng cách sử dụng bài tập củng cố và phát triển kiến thức trong các bài nghiên cứu tài liệu mới

Bước 1 : Giáo viên ra bài tập, học sinh nghiên cứu bài tập.

Học sinh thông qua bài tập do giáo viên thiết kế, bằng kiến thức đã học liên hệ với nội dung bài tập để phát hiện mâu thuẫn.

Bước 2 : Giải bài tập.

Học sinh có thể hoạt động nhóm, cùng thảo luận để tìm ra lời giải chính xác cho bài tập mà giáo viên ra.

Trong trường hợp nếu học sinh gặp phải kiến thức khó, giáo viên phải gợi mở

cho học sinh bằng lời giảng hay bằng hệ thống các câu hỏi gợi mở ra vấn đề giúp học sinh giải quyết vấn đề được nhanh chóng, chính xác và không gặp phải bế tắc.

Sau khi hoàn thành giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của mình, nhận xét, sửa bài cho học sinh.

Bước 3 : Rút ra kết luận.

Giáo viên nêu ra những kiến thức được lĩnh hội, những kiến thức cần hệ thống lại và đặc biệt là những kiến thức cần được khắc sâu. Trường hợp bài tập giáo viên ra ở

đầu tiết học nhằm đặt vấn đề thì giáo viên cần phải nhấn mạnh vấn đề mâu thuẫn và để giải quyết mâu thuẫn này học sinh nên làm gì.

2.5.1.1.2. Quy trình dạy học sinh bằng cách sử dụng bài tập củng cố và phát triển kiến thức trong các bài luyện tập, ôn tập

Bước 1 : Học sinh nghiên cứu bài tập.

Trong bước này giáo viên thường sử dụng ngay những kiến thức, kĩ năng mà sách giáo khoa đề cập. Vì vậy, để có thể thực hiện tốt bước này giáo viên cần chuẩn bị những vấn đề có tính chất làm rõ hơn bản chất các nội dung đã có sẵn.

Học sinh tự hệ thống lại các kiến thức đã được học, nghiên cứu bài tập và phát hiện ra điểm chưa hoàn thiện của kiến thức ở bản thân (có khi là lỗ hổng của kiến thức bản thân).

Bước 2 : Giải bài tập.

Vì những nội dung đưa ra có tính chất củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức kĩ năng, do đó tuỳ theo từng đối tượng học sinh mà giáo viên cần chuẩn bị bài tập cho phù hợp để giờ học đạt hiệu quả. Nội dung các bài tập đưa ra nên tập trung vào kiến thức trọng tâm của chương (với tiết học ôn tập) hay của một phần nhỏ (với tiết học luyện tập). Trong quá trình giải bài tập giáo viên cần theo dõi để xác định mức độ nhận thức của học sinh khi học xong những bài đã học trước đó.

Giáo viên cũng chia nhóm và cho học sinh nghiên cứu tìm lời giải cho bài tập hoặc cho học sinh làm việc cá nhân (với những bài tập có nội dung mang tính chất kiểm tra thông tin đã biết). Sau khi dành thời gian cho các nhóm là việc xong giáo viên cho đại diện các nhóm lên trình bày lời giải, nhóm tiếp theo bổ sung, cuối cùng giáo viên tổng hợp lại để được lời giải hoàn chỉnh.

Bước 3 : Rút ra kết luận.

Giáo viên nêu ra những kiến thức cần lĩnh hội, kiến thức cần hệ thống lại và đặc biệt là nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm của một chương hay một phần vừa học.

- Riêng , việc rèn luyện kỷ năng giải toán hoá trong giờ học ôn tập hay luyện tập , sau khi ra bài cho HS làm , GV phải quan tâm đến thời gian tìm ra kế quả và phương pháp tìm ra kết quả . Từ đó mới đúc kết thành hệ thống kỹ năng

2.5.1.1.3. Quy trình dạy học sinh bằng cách sử dụng bài tập củng cố và phát triển kiến thức trong các bài thực hành

Bước 1 : Học sinh nghiên cứu bài tập.

Trong bước này học sinh theo dõi hoặc tự tiến hành các thí nghiệm được giáo viên thiết kế theo nhóm, ghi nhớ các bước tiến hành kèm theo hiện tượng xảy ra, phát hiện ra các hiện tượng chưa biết hoặc mâu thuẫn với những kiến thức đã được học.

Bước 2 : Giải bài tập.

Giáo viên cho học sinh thảo luận, trao đổi để tìm lời giải thích hiện tượng vừa phát hiện ra, tự xây dựng giả thuyết và tìm cách chứng minh giả thuyết. Giáo viên cần theo dõi sát sao các nhóm làm việc để đưa ra những gợi ý đúng lúc, lái học sinh đi đúng hướng.

Bước 3 : Rút ra kết luận.

Giáo viên nhấn mạnh kiến thức được lĩnh hội và kiến thức cần khắc sâu sau khi tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu học sinh viết bản tường trình.

* Việc rèn luyện kỷ năng trong các bài thực hành , chủ yếu GV giúp HS rèn luyện kỷ năng thao tác tiến hành thí nghiệm sao cho chính xác , an toàn , tiết kiệm , hiệu quả . Tạo niềm tin , yêu khoa học một cách chân thực ...

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN LƯU HUỲNH VÀ NI TƠ ĐỂ CỦNG CỐ ,PHÁT TRIỂN THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỶ NĂNGCHO HỌC SINH THPT (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w