NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn NLCLC khu vực công thành phố đà nẵng (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO

1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực (Human resource-HR)

Trong những thời kỳ mà nền kinh tế tự nhiên còn phổ biến, thì sự phát triển của các nền kinh tế quốc gia trên thế giới chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động thủ công, do đó nước nào giàu tài nguyên hoặc có nhiều lao động, thì nước đó có lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội và ngƣợc lại. Trong thời đại bùng nổ của cách mạng KH - CN, tình hình đã thay đổi: nước giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào chưa hẳn đã có lợi thế trong phát triển hơn các nước nghèo tài nguyên hoặc khan hiếm lao động giản đơn. Yếu tố đóng vai trò quyết định cho sự thành công trong phát triển kinh tế của các quốc gia chính là nguồn nhân lực có chất lƣợng cao.

Liên hiệp quốc cũng có cách tiếp cận tương tự và cho rằng: Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Quan niệm này xem xét nguồn lực con người chủ yếu ở phương diện chất lượng con người và vai trò, sức mạnh của nó đối với sự phát triển xã hội.

Khi nói tới nguồn nhân lực trước hết phải hiểu đó là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội và các thế hệ những người lao động tiếp tục tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người đóng vai trò là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu đã được chọn. Cho nên

NNL nó còn bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc- đó chính là các yếu tố thuộc về chất lƣợng nguồn nhân lực.

1.1.2. Khái niệm nhân lực chất lƣợng cao

Có cách hiểu nhân lực chất lƣợng cao thiên về trình độ đào tạo cao (từ đại học trở lên), tức là đồng nhất chất lƣợng cao với trình độ cao; có cách hiểu nhân lực chất lƣợng cao là nhân lực đƣợc sử dụng trong thực tế mang lại năng suất và hiệu quả cao. Cả lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn cho thấy khi nói về nhân lực chất lƣợng cao đều phải bao hàm mối quan hệ hữu cơ giữa các tiêu chí chất lƣợng và trình độ của nhân lực.

Nhân lực chất lƣợng cao là những cá nhân phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc [4].

Theo Giáo sư Chu Hảo thì “Nhân lực chất lượng cao trước hết phải đƣợc thừa nhận trên thực tế, không phải ở dạng tiềm năng. Điều đó có nghĩa là nó không đồng nghĩa với học vị cao. nhân lực chất lƣợng cao là những người có năng lực thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực sự hữu ích cho công việc của xã hội”[15].

Theo cách tiếp cận của Ban Quản lý dự án ADB, nhân lực chất lƣợng cao là những cá nhân tài năng, đƣợc đánh giá, thẩm định thông qua các tiêu chuẩn khoa học nhƣ chỉ số thông minh (IQ), chỉ số sáng tạo (CQ), chỉ số xúc cảm (EQ), chỉ số đam mê (PQ), chỉ số đạo đức (MQ), chỉ số trí tuệ xã hội (SI), đồng thời có khả năng hoạt động thực tiễn với thành tích cao [6].

Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đường Vinh Sường [23], nhân lực chất

lƣợng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực nói chung, nhƣng là một bộ phận đặc biệt, bao gồm những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển bền vững của cộng đồng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Với cách hiểu nhƣ vậy, có thể đƣa ra 6 tiêu chí để đánh giá nhân lực chất lƣợng cao [22], đó là:

- Khả năng thích ứng nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới.

- Có ý chí vƣợt khó, bền bỉ trong công việc...

- Có đạo đức nghề nghiệp thể hiện qua tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm, tinh thần dân chủ, hợp tác và ý thức về tập thể, vì cộng đồng cao.

- Có kỹ năng làm việc nhóm, có sáng kiến đột phá.

- Có năng lực thực tế tạo nên kết quả cao và vƣợt trội trong công việc, có năng lực cạnh tranh, có đóng góp thực sự hữu ích cho xã hội...

1.1.3. Khái niệm sử dụng nhân lực chất lƣợng cao

Theo Từ điển tiếng Việt [27], Sử dụng là động tác hoặc quá trình chủ thể tác động đến khách thể nhằm phục vụ nhu cầu hay mong muốn đạt đƣợc mục đích nào đó.

Với ý nghĩa trên, sử dụng nhân lực chất lƣợng cao đƣợc hiểu là quá trình sắp đặt nhân lực chất lƣợng cao vào các vị trí công việc của cơ quan, tổ chức nhằm khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân lực để đạt hiệu quả cao trong công việc. Khái niệm sử dụng nhân lực chất lƣợng cao cũng đƣợc hiểu theo một khía cạnh khác, có tính phổ quát hơn, đó là hoạt động sử dụng nhân sự chất lƣợng cao trong tổ chức sao cho khoa học, khai thác có hiệu quả năng lực, phát huy đƣợc khả năng sáng tạo của từng cá nhân[12]. Để đạt đƣợc điều này rất cần cách thức bố trí, giao việc hay phân

công nhân sự, sắp xếp việc vào người một cách khoa học, linh hoạt, phù hợp nhất có thể.

1.1.4. Vai trò của nhân lực chất lƣợng cao

Trong những thời kỳ mà nền kinh tế tự nhiên còn phổ biến, thì sự phát triển của các nền kinh tế ở quốc gia trên thế giới chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động thủ công, do đó nước nào giàu tài nguyên hoặc có nhiều lao động thì nước đó có lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội và ngƣợc lại. Trong thời đại bùng nổ của cách mạng KH - CN, tình hình đã thay đổi: nước giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào chưa hẳn đã có lợi thế trong phát triển hơn các nước nghèo tài nguyên hoặc khan hiếm lao động giản đơn. Ngày nay yếu tố đóng vai trò quyết định cho sự thành công trong phát triển kinh tế của các quốc gia chính là nhân lực có chất lƣợng cao. Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, khi nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lƣợng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vai trò của nhân lực chất lƣợng cao càng thể hiện rõ nét hơn.

Thứ nhất, nhân lực chất lƣợng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Con người là trung tâm của chiến lƣợc phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Xét trong quá trình sản xuất, con người không chỉ là một yếu tố cấu thành, mà còn là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Thực tế cho thấy, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ đều hữu hạn, nó chỉ có thể phát huy tác dụng khi kết hợp hiệu quả với nguồn nhân lực. Trong khi đó, nguồn nhân lực có ƣu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết bồi dƣỡng, khai thác và sử dụng hợp lý.

Thứ hai, nguồn nhân lực chất lƣợng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế từ dựa vào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính. Đây là quá trình sử dụng nguồn lao động đƣợc đào tạo, kết hợp với công nghệ, phương pháp tiên tiến nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

Thứ ba, nhân lực chất lƣợng cao là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Thứ tư, nhân lực chất lƣợng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen phức tạp. Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó nhân lực chất lƣợng cao càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.

Một phần của tài liệu Sử dụng nguồn NLCLC khu vực công thành phố đà nẵng (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)