Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh do ấu trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người tại huyện Mường La tỉnh Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh do ấu trùng

Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [9]: Tỷ lệ lợn nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lò mổ ở các tỉnh như sau: Tỉnh Lạng Sơn, tỷ lệ nhiễm 3,89%; Tỉnh Thái Nguyên (1,49%); Tỉnh Hòa Bình (0,524%); Thành phố Hà Nội (0,187%); Tỉnh Hà Nam không có lợn nhiễm sán dây tại thời điểm điều tra.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [14], (2012) [13]: Lợn ở miền núi mắc bệnh gạo cao hơn ở đồng bằng vì ở miền núi thường nuôi lợn thả rông, đồng thời người dân hay ăn thịt sống hoặc tái, không có hố xí hai ngăn.

Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [9] cho biết: Lợn ở Việt Nam nhiễm gạo với tỷ lệ 0,3%, tỷ lệ lợn nhiễm gạo phân bố ở vùng miền núi cao hơn vùng đồng bằng.

- Tình hình nghiên cứu về bệnh sán dây ở người Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục, (1996) [9] tổng hợp: Dinon (1961) đã thống kê 450 trường hợp người bị bệnh gạo lợn thì có 21,6% có sán dây T. solium trưởng thành ký sinh. Mao Bạch Chủ (1964) cho biết, kiểm tra 164 người bị sán trưởng thành ký sinh thì có 16,4 % bị gạo. Như vậy, người bị sán dây trưởng thành ký sinh cần được tẩy sớm để tránh bệnh gạo lợn.

Điều tra tình hình nhiễm sán dây T. solium ở người tại Bắc Ninh, tỷ lệ nhiễm sán dây là 1 - 12,6%, tỷ lệ nhiễm ấu trùng 2,2 - 7,2%. Kiểm tra ấu trùng Cysticercus cellulosae trên lợn ở Bắc Ninh và Bắc Kạn bằng phương pháp ELISA, tỷ lệ nhiễm là 9,91%, biến động từ 6,06 - 15,49% (Nguyễn Quốc Doanh và cs, 2002), trích theo Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [13]). Kết quả điều tra của Phạm Hoàng Thể và Phạm Trí Tuệ cho thấy: ở vùng núi và cao nguyên, tỷ lệ người mắc bệnh sán lợn cao từ 3,8 - 4% có nơi lên đến 6%, tỷ lệ nhiễm của người các tỉnh đồng bằng thấp hơn 0,5 - 2% (Viện SR - KST, 1993).

Tình hình ngiên cứu trong nước về bệnh giun bao ở lợn Ở Việt Nam, trước năm 1967 chưa phát hiện được ổ dịch giun bao Năm 1968 phát hiện được ổ dịch giun bao ở một số xã miền núi vùng Tây Bắc.

Năm 1970 có ổ dịch giun bao ở Mù Căng Chải (Yên Bái) : 20 mắc bệnh → 4 người chết

Năm 2002 có ổ dịch giun bao ở Tuần Giáo (Điện Biên) : 22 người mắc

→2 người chết, năm 2004 có 20 người mắc bệnh

Tháng 6 năm 2008 có ổ dịch giun bao ở xã Làng Chếu huyện Bắc Yên (Sơn La) với 23 người mắc bệnh → 2 người chết do ăn tiết canh và thịt sống ủ chua từ 1 con lợn bị bệnh.

Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh sán lá gan trâu, bò Ở Việt Nam, bệnh có ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Nguyễn Thị Kim Lan (2000) [15] đã nghiên cứu và cho biết, đàn dê địa phương nuôi ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Cao Bằng nhiễm sán lá gan biến động từ 5,3% đến 27,9% tuỳ theo địa phương.

Phan Địch Lân (1985) [22] đã xét nghiệm phân của 2.570 trâu ở 5 tỉnh đồng bằng, kết quả thấy, tuổi trâu càng cao thì tỷ lệ nhiễm sán lá gan càng nặng (bình quân tỷ lệ nhiễm ở các độ tuổi như sau: trâu dưới 3 năm tuổi nhiễm 17,2 - 22%, trâu 3 - 5 năm tuổi nhiễm 31,2 - 40,2%, trâu trên 5 năm tuổi nhiễm 42,4 - 57,5%, trâu trên 8 năm tuổi nhiễm 56,8 - 66,3%, trâu ở độ tuổi loại thải nhiễm tới 84,6%).

Nguyễn Trọng Kim (1997) [10] đã nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò tại tỉnh Bắc Kạn, kết quả như sau: trong tổng số 3.968 mẫu phân xét nghiệm có 1.146 mẫu dương tính, tỷ lệ nhiễm chung là 28,88%. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò tại các huyện, thị biến động từ 12,8 % đến 35,51%. Nơi trâu, bò có tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao nhất là huyện Na Rì (35,51%), nơi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là huyện Ngân Sơn (12,80%).

Đỗ Đức Ngái và cs. (2006) [25] đã nghiên cứu và cho biết, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò tại Đắk Lắk là 34,22%.

Nguyễn Hữu Hưng (2009) [8] đã kiểm tra 981 mẫu phân bò, kết hợp mổ khám 309 bò tại 4 huyện của tỉnh Đồng Tháp. Tác giả cho biết: bò nhiễm sán lá gan với tỷ lệ khá cao (53,31%), tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi,

nhiễm thấp nhất ở lứa tuổi dưới 1 năm tuổi (15,31%), cao nhất ở bò trên 2 năm tuổi (63,09%).

Theo Nguyễn Hữu Hưng (2009) [8], tỷ lệ nhiễm sán lá gan qua xét nghiệm phân của đàn bò tại 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Sóc Trăng, Đồng Tháp và An Giang) là 51,91%, tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi bò (bò dưới 1 năm tuổi nhiễm 0,43%, bò trên 2 năm tuổi nhiễm tới 62,81%).

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Tình hình nghiên cứu trên thế giới về bệnh do ấu trùng Cysticercus cellulosae

Ở Mexico, tỷ lệ người bị mắc bệnh sán dây Taenia solium là 7,1%

(Euzeby J., 1894).

Theo P.C., Chung WC (1998) [31]: Để điều tra tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây Taenia solium, tác giả đã tiến hành kiểm tra 300 lợn ở 3 cơ sở giết mổ và 364 lợn ở 203 hộ gia đình từ 3 thị trấn trong khu vực Nay Pry Taw của Myanma, kết quả cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn là 26,67% (71/300 mẫu kiểm tra); tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán dây Taenia solium là 15,93% (58/364 lợn kiểm tra).

Theo Aung A.K., Spelman (2016) [28] : Taenia solium, một cestode ký sinh có ảnh hưởng đến con người và lợn, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh động kinh ngăn chặn được các nước đang phát triển trên thế giới. Trứng sán dây. T. Solium được giải phóng ra ngoài môi trường theo phân của người nhiễm bệnh. Nếu lợn ăn phải trứng sán dây sẽ mắc bệnh gạo.

Aung A.K., Spelman D.W (2016) [28]: cho biết, ấu trùng C. cellulosae ký sinh trong não người, người khi nhiễm bệnh có biểu hiện động kinh.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới về bệnh giun bao ở lợn

- Trên thế giới xảy ra ở Bắc cực và Châu Phi ước tính có khoảng 11 triệu người mắc và tỷ lệ chết: 0,2 %. Có 43/198 nước thấy vật nuôi (Lợn)

nhiễm Có 66/198 nước thấy thú rừng nhiễm. Gần đây bệnh đã có ở các nước châu Âu: Serbia, Croatia, Rumani, Bungari, Ireland Tại châu Á: 22/45 nước có bệnh như Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới về bệnh sán lá gan trâu, bò Alicata J E (1938) [32], có 9 trong số 81 (11,1%) số trang trại chăn nuôi bò và 8 trong số 197 (4,1%) số trang trại chăn nuôi cừu tại khu vực Apennines - miền nam Italia bị nhiễm sán lá F. hepatica.

Dreyfuss G, Rondelaud D (1997) [33] cho biết, trong vòng 10 năm (1990 - 1999) nghiên cứu về sự lưu hành của F. gigantica ở trâu, bò tại lò mổ Zimbabwe, tác giả thấy, trong 2.474.232 trâu, bò giết mổ có 917.565 trâu, bò nhiễm F. gigantica, chiếm tỷ lệ 37,10%. Trâu, bò ở những vùng mưa nhiều có tỷ lệ nhiễm F. gigantica cao hơn trâu, bò nuôi ở những vùng khô hạn.

Kendall S B (1965) [34] cho biết: qua xét nghiệm phân của 273 con trâu, bò nuôi tại hai tỉnh Kandal và Kompong Cham - Campuchia thấy: tỷ lệ trâu, bò bị nhiễm sán lá gan F. gigantica của tỉnh Kompong Cham là 7%, ở tỉnh Kandal là 38%. Mungube E. O. và cs. (2006) [133] đã nghiên cứu tình hình nhiễm sán lá F. gigantica của bò, dê và cừu tại các lò mổ ở khu vực Taveta (Kenya) trong thời gian 16 năm, từ năm 1989 đến 2004. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm sán lá F. gigantica ở bò, dê và cừu lần lượt là 26%, 6,6% và 5,2%.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người tại huyện Mường La tỉnh Sơn La (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)