CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae, bệnh giun bao ở lợn và bệnh sán lá gan trâu, bò tại một số xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La
*Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn
* Dung lượng mẫu và một số diễn giải về các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ học
Bố trí kiểm tra kén lợn, mổ khám và thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. Mổ khám lợn ở 5 xã, mỗi xã 4 thôn, số lợn ở mỗi thôn được mổ khám ngẫu nhiên.
- Số lượng lợn mổ khám được tính trên phần mềm Win episcope 2.0 là 350 mẫu (tỷ lệ nhiễm dự kiến là 0,5%, với độ tin cậy là 99%). Tuy nhiên, do tỷ lệ nhiễm bệnh gạo thấp nên chúng tôi đã mổ khám 650 lợn.
- Số lợn mổ khám theo các chỉ tiêu trong nghiên cứu dịch tễ học như sau:
≤ 2 tháng tuổi: 3 con > 2 - 6 tháng tuổi: 313 con > 6 - 12 tháng tuổi: 317 con > 12 tháng tuổi: 17 con
+ Số lợn mổ khám đối với các giống:
- Lợn lai: 198 con (là con lai giữa một số giống lợn ngoại với lợn móng cái hoặc với lợn địa phương), lợn địa phương mổ khám 432 con (gồm tất cả các giống lợn nội được nuôi tại địa phương).
- Phương thức chăn nuôi lợn :
Nuôi nhốt hoàn toàn: là lợn được nuôi hoàn toàn trong chuồng (270 con).
Nuôi bán chăn thả: là lợn vừa được nuôi trong chuồng, vừa được thả ra ngoài (348 con).
Nuôi thả rông: là lợn hoàn toàn nuôi ở bên ngoài, không có chuồng nuôi (32 con).
* Phương pháp mổ khám xác định lợn mắc bệnh gạo
- Để xác định tình hình mắc bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn, tiến hành mổ khám lợn theo phương pháp mổ khám toàn diện của Skrjabin (1928), kiểm tra các cơ của lợn, thu thập ấu trùng sán dây (gạo) trong cơ, não, tim...
- Việc mổ khám lợn và thu thập ấu trùng Cysticercus cellulosae được tiến hành tại các nông hộ và các cơ sở giết mổ lợn nhỏ lẻ ở các thôn.
Ấu trùng thu thập được để trong lọ nhựa có nắp, có dán nhãn ghi các thông tin: giống lợn, tuổi, địa điểm mổ khám, thời gian mổ khám, tình trạng sức khỏe của lợn trước khi giết mổ (ăn uống, vận động, niêm mạc, phân…).
* Đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh Cysticercus cellulosae ở lợn:
Những lợn có ấu trùng ký sinh ở cơ, não, tim... thì đánh giá là mắc bệnh gạo, nếu không có ấu trùng ở cơ là không mắc bệnh gạo.
Cường độ nhiễm ấu trùng được xác định bằng số lượng ấu trùng ký sinh trên 100 cm2 lát cắt cơ của lợn.
Quy định như sau:
Trên 100 cm2 lát cắt cơ có ≤ 2 ấu trùng: nhiễm cường độ nhẹ (+).
Trên 100 cm2 lát cắt cơ có 3 - 4 ấu trùng: nhiễm cường độ trung bình (++).
Trên 100 cm2 lát cắt cơ có > 4 ấu trùng: nhiễm cường độ nặng (+++).
* Nghiên cứu về nguy cơ nhiễm sán dây Taenia solium ở người
* Phát phiếu điều tra để thu thập thông tin từ các hộ chăn nuôi lợn:
Số lượng: 200 phiếu
- Phương thức chăn nuôi lợn Có nuôi lợn không?
Nuôi nhốt/ thả rông/ bán chăn thả?
Thức ăn cho lợn là gì?
Tuổi lợn đang nuôi?
Trong mấy năm gần đây lợn nuôi tại gia đình có con nào bị gạo không?
- Tập quán sinh hoạt của người
Có nhà vệ sinh không, nhà vệ sinh xây dựng theo hình thức nào: hố xí 1 ngăn/ 2 ngăn/ tự hoại.
Có ăn thịt sống /thịt tái không?
Có ăn thịt hun khói không?
Có ăn rau sống không?
- Tổng hợp qua phiếu điều tra: kết quả tổng hợp tập trung vào 2 nội dung: một là, xác định được nhóm người có hoặc không có phương thức chăn nuôi và tập quán sinh hoạt tốt; hai là, xác định được là tỷ lệ người bị nhiễm sán dây trong tổng số người được điều tra.
* Phương pháp nghiên cứu bệnh Cysticercus cellulosae ở lợn
* Phương pháp xác định tổn thương đại thể và vi thể ở lợn gây nhiễm Cysticercus cellulosae.
- Tổn thương đại thể: tìm ấu trùng Cysticercus cellulosae ký sinh ở cơ và các cơ quan khác trong cơ thể. Quan sát những tổn thương bằng mắt thường và kính lúp, chụp ảnh vùng có tổn thương điển hình.
- Tổn thương vi thể: nghiên cứu tổn thương vi thể bằng phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo quy trình tẩm đúc parafin, nhuộm Hematoxilin - Eosin, đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học và chụp ảnh.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun bao ở lợn tại một số xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La
Thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc. Lấy mẫu ở mỗi 5 xã, mỗi xã 4 thôn, số mẫu ở mỗi thôn được lấy ngẫu nhiên.
- Dự kiến lấy số lượng mẫu như sau:
+ Số mẫu cơ của lợn: 200 mẫu.
Lấy mẫu cơ ở 5 xã trong huyện, mỗi xã lấy 40 mẫu cơ.
- Phương pháp phát hiện ấu trùng giun bao: sử dụng phương pháp ép cơ của lợn.
* Kiểm tra tổ chức cơ tìm ấu trùng giun bao bằng phương pháp ép cơ
Mục đích: tìm ấu trùng giun bao Trichinetla spiralis trong cơ của lợn.
Lấy thịt ở chân cơ hoành cách mô, khoảng 40 - 50 g , dùng kéo cắt thành 20 - 40 miếng nhỏ bằng đầu tăm, dàn đều lên phiến kính kiểm tra giun bao, ép mạnh 2 đầu phiến kính cho thịt nát ra, đặt dưới kính hiển vi có độ phóng đại 40 - 50 lần để kiểm tra ấu trùng giun bao.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò tại một số xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La
- Số lượng mẫu phân trâu, bò như sau:
+ Số mẫu phân ở trâu bò: 300 mẫu.
Lấy mẫu phân trâu, bò ở 5 xã trong huyện, mỗi xã lấy 60 mẫu phân.
- Phương pháp phát hiện trứng sán lá gan trâu, bò: sử dụng phương pháp gạn rửa sa lắng để xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò.
* Phương pháp gạn rửa sa lắng: mục đích tìm trứng các loài sán lá có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của các dung dịch bão hòa.
Cho một lượng phân bằng quả bóng bàn vào cốc thủy tinh lớn có gấp 10 lần nước lã; khuấy mạnh cho tan phân; lọc qua lưới lọc vào một bình tam giác, để yên 20 - 30 phút cho cặn lắng xuống, gạn nước ở trên đi, lại cho nước vào, để yên 20 - 30 phút cho lắng cặn xuống... Làm liên tục nhiều lần cho đến khi nước trong suốt, gạn nước đi, cho cặn vào đĩa petri soi kính hiển vi tìm trứng sán lá gan.
- Đánh giá tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò: cường độ nhiễm trứng được xác định bằng số lượng trứng trên một vi trường kính hiển vi.
Quy định như sau:
Trên một vi trường kính hiển vi có: ≤ 3 trứng : nhiễm cường độ nhẹ.
Trên một vi trường kính hiển vi có: > 3 - 6 trứng : nhiễm cường độ trung bình.
Trên một vi trường kính hiển vi có: > 6 trứng : nhiễm cường độ nặng.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (theo tài liệu của Nguyễn Văn Thiện (2008)), trên phần mềm Excel 2010 và phần mềm Minitab 16.0.
CHƯƠNG 3