CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ấu trùng Cysticercus
3.1.2. Tình hình nhiễm bệnh ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La
3.1.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại một số xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La
Bằng phương pháp mổ khám thu thập ấu trùng lợn gạo, tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae tại huyện Mường La của lợn được trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn tại huyện Mường La
Qua bảng 3.2 chúng tôi thấy: Mổ khám 650 lợn, có 3 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,46%, cường độ nhiễm trung bình 3 - 4 ấu trùng/100 cm2 lát cắt của cơ.
Ở xã Mường Bú, mổ khám 130 lợn, có 1 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,77%, cường độ nhiễm trung bình 4 ấu trùng/100 cm2 lát cắt của cơ.
Ở xã Mường Chùm, mổ khám 130 lợn, không thấy có lợn nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%.
Ở xã Tạ Bú, mổ khám 130 lợn, không thấy có lợn nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%.
Ở Thị trấn Ít Ong, mổ khám 130 lợn, không thấy có lợn nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%.
Ở xã Nặm Păm, mổ khám 130 lợn, có 2 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 1,54%, cường độ nhiễm bình quân là 3 ấu trùng/100 cm2 lát cắt của cơ.
Qua kết quả trên chúng tôi thấy: Tỷ lệ nhiễm bệnh gạo ở lợn cao nhất ở xã Nặm Păm, chiếm tỷ lệ 1,54%, cường độ nhiễm trung bình là 3 ấu trùng/100 cm2, tỷ lệ nhiễm bệnh của xã Mường Bú là 0,77%, còn lại ba xã
Địa phương (xã)
Số lợn mổ khám
(con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm trung bình (Số ấu trùng/100 cm2)
Mường Bú 130 1 0,77 4
Mường Chùm 130 0 0,00 _
Tạ Bú 130 0 0,00 _
TT. Ít Ong 130 0 0,00 _
Nặm Păm 130 2 1,54 3
Tính chung 650 3 0,46 3 – 4
Mường Chùm, Tạ Bú, Thị trấn Ít Ong không thấy lợn có biểu hiện nhiễm bệnh.
Theo chúng tôi có tỷ lệ nhiễm bệnh gạo chênh lệch giữa các xã là do những nguyên nhân sau: Lợn nuôi ở tại một số xã của huyện Mường La, tỉnh Sơn La là những xã vùng sâu vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn. Lợn được nuôi theo phương thức thả rông hoặc bán chăn thả hoặc nuôi nhốt sơ sài còn tập quán sinh hoạt lạc hậu. Chính vì vậy mà tỷ lệ nhiễm bệnh gạo ở các xã trong huyện có sự khác nhau.
Tỷ lệ và cường độ nhiễm gạo lợn những năm gần đây đã giảm so với những năm trước là do điều kiện kinh tế xã hội phát triển, nhận thức cũng như ý thức của người dân cũng cao hơn, do đó tỷ lệ và cường độ nhiễm cũng theo đó giảm đi.
Theo Nguyễn Quốc Doanh và cs (2006) [2]: Kiểm tra ấu trùng Cysticercus Cellulosae trên lợn ở Bắc Ninh và Bắc Kạn bằng phương pháp ELISA, tỷ lệ nhiễm là 9,91%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ nhiễm bệnh gạo ở lợn có thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả trên.
3.1.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo tuổi lợn Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae
theo tuổi lợn Tuổi lợn
(tháng)
Số lợn mổ khám
(con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm trung bình (Số ấu trùng/100 cm2)
≤ 2 3 0 0,00 _
> 2 – 6 313 1 0,32 3
> 6 – 12 317 2 0,63 4
> 12 17 0 0,00 _
Tính chung 650 3 0,46 3 – 4
Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy: Mổ khám 650 lợn ở giai đoạn ≤ 2 tháng tuổi đến > 12 tháng tuổi, có 3 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,46%, cường độ nhiễm trung bình 3 - 4 ấu trùng/100 cm2 lát cắt cơ.
+ Ở lợn giai đoạn ≤ 2 tháng tuổi, mổ khám 3 lợn, không có lợn nào nhiễm bệnh, tỷ lệ nhiễm là 0%.
+ Ở lợn giai đoạn > 2 - 6 tháng tuổi, mổ khám 313 lợn, có 1 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,32%, cường độ nhiễm trung bình 3 ấu trùng/100 cm2 lát cắt cơ.
+ Ở lợn giai đoạn > 6 - 12 tháng tuổi, mổ khám 517 lợn, có 2 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,63%, cường độ nhiễm trung bình 4 ấu trùng/100 cm2 lát cắt cơ.
+ Ở lợn giai đoạn > 12 tháng tuổi, mổ khám 17 lợn, không có lợn nào nhiễm bệnh, tỷ lệ nhiễm là 0%.
Qua kết quả trên chúng tôi thấy: Tỷ lệ lợn nhiễm bệnh gạo cao ở giai đoạn > 6 - 12 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 0,63%, cường độ nhiễm trung bình 4 ấu trùng/100 cm2, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn ở giai đoạn > 2 - 6 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 0,32%, cường độ nhiễm 3 ấu trùng/100 cm2, tỷ lệ lợn nhiễm bệnh gạo ở giai đoạn ≤ 2 và > 12 tháng tuổi là 0%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm bệnh của lợn ở các tháng tuổi là: Lợn ≤ 2 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp là do lợn mới sinh, còn nhỏ nên ít có cơ hội tiếp xúc với đốt sán, trứng sán ở ngoài môi trường. Mặt khác, nếu lợn ăn phải đốt sán, trứng sán ngay từ khi mới sinh thì lợn sẽ mắc bệnh ấu trùng sán dây. Vì thời gian hoàn thành vòng đời của ấu trùng sán dây là 60 ngày. (Theo Nguyễn Thị Kim Lan, 2012 [13]), trong thời gian ≤ 2 thì ấu trùng đã ký sinh ở trong cơ, nhưng chưa hoàn chỉnh.
Lợn > 6 - 12 tháng tuổi thời gian nuôi dài hơn, nên lợn có nguy cơ nhiễm
bệnh từ thức ăn, nước uống và môi trường xung quanh nhiều hơn, do đó tỷ lệ nhiễm bệnh cũng cao hơn.
3.1.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo giống lợn
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae theo giống lợn
Địa phương
(xã) Giống lợn
Số lợn mổ khám
(con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm (Số ấu trùng/
100 cm2)
Mường Bú Lợn địa phương 95 1 1,05 4
Lợn lai 35 0 0,00 _
Mường Chùm Lợn địa phương 87 0 0,00 _
Lợn lai 43 0 0,00 _
Tạ Bú Lợn địa phương 83 0 0,00 _
Lợn lai 47 0 0,00 _
TT.Ít Ong Lợn địa phương 72 0 0,00 _
Lợn lai 58 0 0,00 _
Nặm Păm Lợn địa phương 95 2 2,10 3
Lợn lai 15 0 0,00 _
Tính chung
Lợn địa phương 432 3 0,69 3 – 4
Lợn lai 198 0 0,00 _
Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy: Mổ khám 650 lợn địa phương, có 3 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,46%; mổ khám 198 lợn lai, không có con nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%.
+ Ở xã Mường Bú: Mổ khám 95 lợn địa phương, có 1 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 1,05%, cường độ nhiễm trung bình là 4 ấu trùng/100 cm2; mổ khám 35 lợn lai, không có con nào nhiễm bệnh, tỷ lệ nhiễm là 0%.
+ Ở xã Mường Chùm: Mổ khám 87 lợn địa phương, không có con nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%; mổ khám 43 lợn lai, không có con nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%.
+ Ở xã Tạ Bú: Mổ khám 83 lợn địa phương, không có con nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%; mổ khám 47 lợn lai, không có con nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%.
+ Ở Thị trấn Ít Ong: Mổ khám 72 lợn địa phương, không có con nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%; mổ khám 58 lợn lai, tỷ lệ nhiễm là 0%.
+ Ở xã Nặm Păm: mổ khám 95 lợn địa phương, có 2 lợn nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 2,1%, cường độ nhiễm trung bình là 3 ấu trùng/100 cm2; mổ khám 15 lợn lai, không có con nào nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%.
Qua kết quả trên có thể thấy: Tỷ lệ và cường độ nhiễm bệnh gạo thấy ở giống lợn địa phương, trong khi lợn lai không thấy bị gạo. Theo chúng tôi, lợn địa phương bị nhiễm bệnh là do giống lợn này chủ yếu được nuôi bằng phương thức nuôi thả rông, nhiều hộ gia đình không có nhà vệ sinh, phân người mắc bệnh sán dây phóng uế ra ngoài môi trường, nếu lợn ăn phải đốt hoặc trứng sán dây thì có nguy cơ nhiễm gạo cao. Mặt khác, lợn được chăn thả và tận dụng thức ăn sẵn có của địa phương, nếu có đốt sán, trứng sán dây lẫn vào thức ăn và nước uống, lợn ăn phải thì lợn bị mắc bệnh gạo.
3.1.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae ở lợn theo phương thức chăn nuôi
Phương thức chăn nuôi
Số lợn mổ khám
(con)
Số lợn nhiễm (con)
Tỷ lệ nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm trung bình (Số ấu trùng/100
cm2)
Nuôi nhốt hoàn toàn 270 0 0,00 _
Nuôi bán chăn thả 348 1 0,29 3
Nuôi thả rông 32 2 6,25 4
Tính chung 650 3 0,46 3 – 4
Qua bảng 3.5 chúng tôi thấy: Mổ khám 650 lợn, có 3 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,46%, cường độ nhiễm trung bình là 3 - 4 ấu trùng/100 cm2 lát cắt cơ.
+ Ở phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, mổ khám 270 lợn, không có con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0%.
+ Ở phương thức nuôi bán chăn thả, mổ khám 348 lợn, có 1 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 0,29%, cường độ nhiễm trung bình là 3 ấu trùng/100 cm2 lát cắt cơ.
+ Ở phương thức nuôi thả rông, mổ khám 32 lợn, có 2 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 6,25%, cường độ nhiễm trung bình là 4 ấu trùng/100 cm2 lát cắt cơ.
Qua kết quả trên chúng tôi thấy, tỷ lệ nhiễm gạo cao ở phương thức nuôi thả rông, thấp hơn ở phương thức nuôi bán chăn thả, chưa thấy nhiễm ở phương thức nuôi nhốt hoàn toàn.
Theo chúng tôi, tỷ lệ nhiễm bệnh gạo có sự chênh lệch giữa các phương thức chăn nuôi là do những nguyên nhân sau: Lợn nuôi theo phương thức thả rông và bán chăn thả thường tự kiếm thức ăn ngoài môi trường nên khả năng ăn phải đốt sán dây từ phân người phóng uế ra cao hơn. Lợn nuôi theo phương thức nuôi
nhốt, thức ăn, nước uống do con người cung cấp, nên ít nhiễm bệnh hơn. Nhiều gia đình ở huyện Mường La không có điều kiện xây chuồng trại kiên cố để chăn nuôi lợn. Chuồng trại thường được làm tạm bợ, không kiên cố chắc chắn, tận dụng một một phần nào đó trong vườn để làm chuồng tạm thời.
Ở vùng sâu, vùng xa, do điều kiện khó khăn nên lợn thường được thả rông và không có chuồng để nuôi nhốt. Lợn tự kiếm thức ăn trong khu vực xung quanh của gia đình và các hộ dân lân cận.
Vì vậy, lợn nuôi thả rông và nuôi bán chăn thả đều có nguy cơ tiếp xúc với đốt sán dây và trứng sán dây của người nhiễm sán dây khi thải phân ra ngoài môi trường. Do đó, lợn nuôi thả rông và nuôi bán chăn thả thường nhiễm bệnh gạo cao hơn lợn nuôi nhốt.
Việc quản lý phân của người chưa tốt, do chưa có hố xí hợp vệ sinh, nuôi lợn thả rông là nguyên nhân làm cho lợn ở các địa phương mắc bệnh gạo.