CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La
Bằng phương pháp gạn rửa sa lắng, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò được trình bày ở bảng 3.7
Bảng 3.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bò tại huyện Mường La
Địa phương (xã)
Số trâu,bò
kiểm tra (con)
Số trâu,
bò nhiễm
(con)
Tỷ lệ nhiễm
trung bình
(%)
Cường độ nhiễm trung bình (trứng/g phân)
Nhẹ Trung bình Nặng
n % n % N %
Mường Bú 60 32 53,33 14 43,75 11 34,38 7 21,87 Mường Chùm 60 28 46,67 15 53,57 10 35,71 3 10,72
Tạ Bú 60 30 50,00 17 56,67 8 26,67 5 16,66
TT. Ít Ong 60 31 51,67 21 67,74 6 19,36 4 12,90 Nặm Păm 60 39 66,67 15 38,46 14 35,90 10 25,64 Tính chung 300 160 53,33 82 51,25 49 30,63 29 18,12
Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò ở các xã của huyện Mường La
Hình 3.2: Biểu đồ cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò ở huyện Mường La Kết quả bảng 3.7, biểu đồ hình 3.1 và 3.2 cho thấy, trong tổng 300 mẫu phân kiểm tra có 160 mẫu xét nghiệm dương tính với sán lá gan, tỷ lệ nhiễm chung là 53,33 %. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trâu, bò ở các xã biến động từ 46,67% đến 66,67%. Nơi có tỷ lệ nhiễm sán lá gan cao nhất là xã Nặm Păm
0 10 20 30 40 50 60 70
Mường Bú Mường Chùm
Tạ Bú TT. Ít Ong Nặm Păm 53.33
46.67 50 51.67
66.67
Nhẹ 51,25%
Trung Bình 30,63%
Nặng 18,12%
Nhẹ Trung Bình Nặng
(66,67%), sau đó đến Mường Bú (53,33%), Thị trấn Ít Ong (51,67%) và Tạ Bú (50%). Nơi có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là xã Mường Chùm (46,67%).
Có sự chênh lệch này là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố địa hình đóng vai trò quan trọng. Mường Chùm là xã có nhiều núi cao, đồi trọc, ít sông suối, khe rạch, nhiều ruộng cạn nên môi trường cho ốc nước ngọt phát triển bị hạn chế. Mường Bú, Thị trấn Ít Ong, Tạ Bú là các xã có địa hình thấp hơn, có sông chảy qua và nhiều khe suối đổ ra, có nhiều chân ruộng trũng, có nước quanh năm, là điều kiện tốt cho ốc nước ngọt phát triển. Về mùa mưa nước sông thường dâng lên các bãi soi, các thửa ruộng ven sông suối, là khu vực thường chăn thả trâu, bò Vì vậy, tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở 3 xã này là 53,33%; 51,67% và 50 %. Nặm Păm là xã có dòng suối chảy dọc theo chiều dài địa hình, con người và trâu, bò sinh hoạt hầu hết hai bên sườn suối vậy nên tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu tới hơn 66%.
Về cường độ nhiễm, ở bảng 3.7, biểu đồ hình 3.1 và 3.2 cho thấy, tất cả các xã số trâu, bò có cường độ nhiễm ở mức độ nhẹ là chủ yếu. Cụ thể ở cường độ nhẹ là 51,25 %; cường độ trung bình là 30,63%; cường độ nặng là 18,12 %.
So sánh giữa các xã về cường độ nhiễm chúng tôi thấy:
Trâu, bò nuôi tại Thị trấn Ít Ong nhiễm nhẹ là nhiều nhất (67,74%).
Trâu, bò nuôi tại xã Mường Chùm nhiễm cường độ trung bình nhiều nhất (35,90%).
Trâu, bò nuôi tại xã Nặm Păm có tỉ lệ nhiễm nặng cao nhất (25,64 %), trong khi trâu nuôi tại xã Mường Chùm có 10,72 % nhiễm nặng.
Trong quá trình thu thập mẫu chúng tôi thấy, Nặm Păm là xã có nhiều suối và những cánh đồng ẩm thấp, đàn trâu, bò chủ yếu được chăn thả dọc theo các khe suối và trên các cánh đồng. Đây chính là nơi có ốc nước ngọt - ký chủ trung gian tồn tại và phát triển. Khi chăn thả trâu, bò ở những nơi ẩm ướt đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán lá gan do ăn phải ấu trùng có sức gây
bệnh. Đồng thời, chăn thả thường xuyên ở những chỗ trũng, tình trạng vệ sinh kém, trâu, bò thải phân trực tiếp ra ngoài môi trường làm phát tán mầm bệnh… Đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trâu, bò bị nhiễm sán lá gan với tỷ lệ nhiễm cao và cường độ nhiễm sán lá gan nặng. Trâu, bò ở xã Mường Bú cũng nhiễm sán lá gan ở cường độ trung bình và rất nặng cao là do xã có địa hình tương đối thấp, đàn trâu, bò được chăn thả ở những nơi ẩm thấp. Ngoài ra, do diện tích chăn thả hẹp nên người chăn nuôi phải cho trâu, bò ăn thêm tại chuồng bằng cỏ được cắt ở các bờ ruộng lúa, trên các cánh đồng trũng. Những nguyên nhân trên làm cho đàn trâu, bò ở xã Nặm Păm và Mường Bú bị nhiễm sán lá gan với tỷ lệ nhiễm cao và cường độ nhiễm nặng.
Như vậy, địa hình là yếu tố quan trọng liên quan chặt chẽ tới tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan Fasciola ở trâu, bò.
CHƯƠNG 4