Tình hình về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn xã Đồng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 22 - 27)

Chương I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tình hình về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam

Nhìn lại chặng đường đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn thời gian qua có thể khẳng định rằng phát triển nông nghiệp nông thôn đã đạt được những thành tựu và tiến bộ vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhờ đó tạo ra những chuyển biến căn bản trong giải quyết vấn đề an ninh lương thực trong toàn xã hội, không những thế mà nước ta còn có một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đứng vào hàng những nước hàng đầu thế giới, điển hình là gạo, cà phê,…

Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở thập niên đầu của thế kỷ XXI đặt ra cho nông nghiệp nông thôn nước ta những yêu cầu hết sức to lớn, trong đó

yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề nan giải cần có biện pháp tháo gỡ hiệu quả và kịp thời.

Dân số trung bình năm 2017 của cả nước ước tính 93,7 triệu người, bao gồm dân số thành thị 32,9 triệu người, chiếm 35,1%; dân số nông thôn 60,8 triệu người, chiếm 64,9%; dân số nam 46,2 triệu người, chiếm 49,3%; dân số nữ 47,5 triệu người, chiếm 50,7%.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/7/2017 ước tính là 54,5 triệu người, tăng 162,2 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2016. Lực lượng lao động trong độ tuổi tại thời điểm trên ước tính 47,9 triệu người, tăng 405,3 nghìn người so với cùng thời điểm năm trước.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong 6 tháng đầu năm nay ước tính 53,4 triệu người, bao gồm 21,6 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 40,4% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 13,6 triệu người, chiếm 25,6%; khu vực dịch vụ 18,2 triệu người, chiếm 34,0%.

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2017 là 2,28%, trong đó khu vực thành thị là 3,22%; khu vực nông thôn là 1,81%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 6 tháng đầu năm là 7,48%, trong đó khu vực thành thị là 11,98%; khu vực nông thôn là 5,79%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm là 1,72%, trong đó khu vực thành thị là 0,85%; khu vực nông thôn là 2,15%. Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng đầu năm là 57,1%, trong đó khu vực thành thị là 48,8%; khu vực nông thôn là 64,3% [6].

Chất lượng thấp của nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn thể hiện qua tỷ lệ không biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59% và tốt nghiệp trung học phổ thông là 11,18% . Nếu đánh giá trình độ văn hóa bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hóa trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức nào đó, và nếu tốt nghiệp trung học phổ thông, mức tăng này là 11%. Ngoài ra trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm. Dự báo năm 2020 dân số nước ta sẽ khoảng 100 triệu người đã đặt ra cho nước ta nhiều vấn đề an ninh, lương thực, việc làm và đời sống xã hội,...

Nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết , thu nhập bình quân tháng từ công việc chính của lao động tăng rất chậm, chỉ tăng 0,5%/năm, đạt 4,36 triệu/người/tháng trong giai đoạn 2013-2017.

Thu nhập của lao động nông thôn thấp hơn thành thị cũng là một thực tế khách quan trong quá trình đẩy nhanh CNH và HĐH ở nước ta hiện nay. Thu nhập bình quân

tháng từ công việc chính của lao động nông thôn thấp hơn của thành thị, tuy nhiên khoảng cách cũng đã cải thiện đáng kể (từ 66% năm 2013 lên 73.2% năm 2017) do thu nhập thành thị giảm trong khi thu nhập của nông thôn lại tăng.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 ước tính tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 5,15%; quý II đã khởi sắc hơn quý I với tốc độ tăng 6,17%), trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,65%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,81%, đóng góp 2,0 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,85%, đóng góp 2,59 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất với 5,08% so với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 0,15 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành lâm nghiệp tăng 4,31%, thấp hơn mức tăng 5,75% của 6 tháng năm 2016, đóng góp 0,03 điểm phần trăm; ngành nông nghiệp tăng khá ở mức 2,01% so với mức giảm 0,78% của cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 5,33%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,66% và 7,01% của cùng kỳ năm 2015 và năm 2016, chủ yếu do ngành khai khoáng giảm 8,2%, làm giảm 0,61 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, là mức giảm sâu nhất so với cùng kỳ các năm từ 2011 trở về đây[1]. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng 10,52%, tương đương mức tăng 10,50%

của cùng kỳ năm trước, đóng góp 1,79 điểm phần trăm. Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm tăng trưởng khá với tốc độ 8,50%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 7,10% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có mức đóng góp cao nhất vào mức tăng chung (0,65 điểm phần trăm); dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,90%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,66%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 3,86% (mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây[2]), đóng góp 0,21 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,06%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,76%; khu vực dịch vụ chiếm 41,84%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,34%.

Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,04% so với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 8,48 điểm phần trăm; tích lũy tài sản tăng 9,50%, đóng góp 4,26 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng nhập siêu làm giảm 7,01 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung [6].

1.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam

Đảng và nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Điều đó được thể hiện ở nhiều chính sách như chính sách đất đai, chính sách tín

dụng nông thôn, chính sách phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn…

Chính sách đất đai. Người nông dân gắn với đất đai. Không có điều đó thì nông nghiệp không thể phát triển. Kể từ khoán 100, khoán 10 cho đến luật đất đai năm 2003, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện được điều đó. Đất đai trở thành nguồn sinh lợi chủ yếu của nông dân. Họ có quyền tự chủ cao hơn với đất đai. Điều đó làm cho nguồn vốn, kỹ thuật và lực lượng lao động ở nông thôn được giải phóng. Việc làm trong nông thôn được tạo ra nhiều hơn, thu nhập của nông dân được nâng cao. Hiện nay, để nông nghiệp phát triển cao hơn cần dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện phát triển mạnh kinh tế trang trại. Trên phạm vi cả nước, xu hướng này đang được khuyến khích phát triển mạnh mẽ.

Chính sách tín dụng nông thôn. Vốn là yêu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất nói chung và nông nghiệp nông thôn nói riêng. Đặc biệt nông dân nước ta còn nghèo nên yêu cầu về vốn càng gay gắt. Từ thực tế đó, nhà nước đã chỉ đạo hình thành mạng lưới tín dụng cho nông dân rộng khắp trên cả nước nhằm cung cấp vốn kịp thời cho nông dân. Hiện nay, một cơ sở kinh doanh được vay tối đa 500 triệu đồng, hộ gia đình được vay tới 20 triệu đồng với lãi suất ưu đãi. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh và tạo việc làm [2].

Ngoài ra còn có nhiều hình thức huy động vốn giúp người nghèo, đặc biệt là chương trình Nối vòng tay lớn hàng năm huy động được hàng chục tỷ đồng. Việc cung cấp vốn kịp thời cho nông dân đã góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo

Phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và nông thôn

Thực chất của chính sách này là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hôn và trang trại, phát triển các ngành phi nông nghiệp trong nông thôn.

Cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, những năm qua kinh tế hộ và trang trại ngày càng phát triển, nhiều loại cây trồng và con gia súc mới được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khoa học công nghệ được áp dụng làm cho năng suất cây trồng và vật nuôi ngày càng cao. Trong khi đó các ngành phi nông nghiệp cũng phát triển mạnh đã giải quyết quan trọng vấn đề việc làm và thu nhập của nông dân.

Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trong những năm qua nước ta đã đưa hàng chục vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Chương trình này có ý nghĩa to lớn trong giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Giải quyết được nhu cầu việc làm cho lao động, ngoài ra hàng năm người lao động ở nước ngoài còn gửi một lượng ngoại tệ khá lớn về nước. Điều đó góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm mới trong nước. Về lâu dài hơn,

chương trình cũng tạo ra một đội ngũ công nhân lành nghề do học được kỹ thuật và kinh nghiệm từ các nước mà họ đến làm việc.

Chương trình quốc gia giải quyết việc làm

Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể.

Nghị quyết 120 / HĐBT ngày 11 - 4 -1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới.

Nguồn vốn 120 được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.

Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Theo chi thị 327/CT-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 15/9/1992. Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên, vốn viện trợ, vốn vay hợp tác nước ngoài. Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển nông lâm kết hợp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, phát triển kinh tế bền vững.

Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới [6].

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn xã Đồng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)