Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lao động - việc làm của người lao động nông thôn, các hộ tại xã Đồng Trạch - huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình.
2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian
Đề tài thực hiện trên địa bàn xã Đồng Trạch - huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình Phạm vi về thời gian
Đề tài nghiên cứu thực trạng lao động và việc làm cũng như thu nhập của lao động nông thôn trên địa bàn xã Đồng Trạch - huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình trong thời gian từ năm 2015 – 2017
- Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm 2015 – 2017.
- Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra vào năm 2018.
Phạm vi về nội dung
Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề lao động việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đồng Trạch
- Phân tích thực trạng về việc làm, thu nhập của lao động nông thôn tại địa bàn xã Đồng Trạch.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất của lao động nông thôn tại địa phương.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
- Xác định cơ cấu sản xuất giữa các nghành - Phân bổ sử dụng lao động ở nông thôn và hộ - Nâng cao trình độ lao động
- Mở rộng các nghành nghề sản xuất, thương mại dịch vụ trong nông thôn - Thực hiện các chính sách Đảng và nhà nước đề ra
- Công tác đào tạo nghề gắn với việc làm
- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển kinh tế tạo việc làm cho lao động xã hội
- Phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động - Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động
- Một số giải pháp khác
2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Các tài liệu sẵn có được thu thập từ các báo chí và bản tin chuyên đề, các sách xuất bản nghiên cứu về lao động và việc làm liên quan đến đề tài. Những số liệu chung thu thập ở các phòng thống kê xã và các báo cáo về chương trình phát triển kinh tế xã.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: số liệu thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi lao động hộ gia đình, kết hợp phỏng vấn người dân trong cộng đồng, quan sát thực tế tại địa phương tìm hiểu tình hình các hộ trong xã như: Phong tục tập quán, mức thu nhập, tập quán sản xuất, những khó khăn mà người dân gặp phải.
2.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
- Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích thống kê mô tả để phân tích thực trạng lao động việc làm trên địa bàn xã.
- Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng chương trình Microsft Office Excel.
2.3.3. Phương pháp xác định số đơn vị mẫu điều tra
Chọn điểm điều tra: Điểm nghiên cứu điều tra được chọn dựa trên nguyên tắc là đại diện cho khu vực nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đặc điểm của vùng. Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế và phạm vi của đề tài, các thôn trong xã có tính đồng nhất cao về mặt kinh tế - xã hội nhưng tình hình tập trung dân cư ở các thôn là khác nhau nên 3 thôn đại diện được chọn để điều tra với tổng số hộ 397 chiếm 27,38 số hộ trong xã.
Để thuận lợi cho việc điều tra đồng thời vẫn đảm bảo độ tin cậy em đã tiến hành điều tra lựa chọn 3 thôn trong xă.
+ Thôn 1A: thôn ở khu vực nŕy khá bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, phần lớn diện tích trồng lúa vŕ hoa mŕu của xă tập trung chủ yếu ở khu vực nŕy,quốc lộ 1A chạy qua thuận lợi cho việc đi lại trao đổi hàng hóa, hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp, buôn bán kết hợp dịch vụ nông nghiệp nhỏ.
+ Thôn 1B: thôn này có địa hình bằng phẳng, đi lại rất khó khăn hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, số dân cư tập trung, trung bình.
+ Thôn 3: là thôn gần trung tâm xã, hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Số dân cư tập trung ở thôn này đông.
2.3.4. Phương pháp phân tích và so sánh
Dùng phương pháp này để phân tích và xử lý số liệu để thấy rõ được sự biến động của các vấn đề nghiên cứu qua từng thời kỳ, thấy được sự tác động của từng nhân tố đến việc làm của người lao động trong xã. Từ đó, có những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn một cách phù hợp.
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Cơ cấu lao động theo ngành nghề, trình độ văn hóa Phân theo ngành nghề:
- Cơ cấu lao động thiếu việc làm = Số lao động thiếu việc phân theo ngành/Tổng số lao động trong ngành
Phân theo trình độ văn hóa:
+ Cơ cấu lao động thiếu việc làm phân theo trình độ văn hóa được chia: Trình độ văn hóa cấp I, cấp II, cấp III, chuyên môn.
Cơ cấu lao động thiếu việc làm = Số lao động thiếu việc làm có trình độ văn hóa (cấp I, cấp II, cấp III, chuyên môn) /Tổng số lao động có trình độ văn hóa (cấp I, cấp II, cấp III, chuyên môn)
- Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động
Số ngày lao động bình quân/lao động/năm = Tổng ngày lao động thực tế 1 năm/Tổng số công lao động lý thuyết.
- Thu nhập của lao động nông thôn
+ Thu nhập bình quân/hộ/năm = Tổng thu 1 năm của các hộ/Tổng số hộ + Thu nhập bình quân/lao động/năm = Tổng thu 1 năm/Tổng số lao động
+ Thu nhập bình quân/lao động/ngày = Tổng thu/Tổng số ngày lao động thực tế 1 năm
+ Thu nhập bình quân/khẩu/năm = Tổng thu 1 năm/Tổng số khẩu
+ Thu nhập bình quân/khẩu/tháng = Tổng thu 1 năm/Tổng số khẩu/12 tháng
Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN