Thực trạng lao động và việc làm của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn xã Đồng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 38 - 44)

3.2. Thực trạng lao động và việc làm của lao động nông thôn tại địa bàn xã Đồng Trạch

3.2.3. Thực trạng lao động và việc làm của các hộ điều tra

3.2.3.1. Đặc điểm chung về nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra Bảng 3.6: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra

Thôn 1A (n=132)

Thôn 1B (n=125)

Thôn 3 (n=140)

Chung cho 3 Vùng Chỉ tiêu

SL (Ng)

CC (%)

SL (Ng)

CC (%)

SL (Ng)

CC (%)

SL (Ng)

CC (%)

Tổng nhân khẩu 452 100 430 100 465 100 1347 100

1. Phân theo giới tính

- Nam 220 48,67 225 52,33 241 51,83 686 50,93

- Nữ 232 51,33 205 47,67 224 48,17 661 49,07

2. Phân theo độ tuổi lao động Số người dưới độ

tuổi lao động 68 15,04 58 13,49 76 16,34 202 15,00 Số người trong độ

tuổi lao động 332 73,45 326 75,81 332 71,40 990 73,50 Số người trên độ

tuổi lao động 52 11,51 46 10,7 57 12,26 155 11,50 3. Số nhân khẩu

BQ/hộ (người) 3,42 3,44 3,32 3,39

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ, 2018)

* Nhận xét:

Qua số liệu điều tra 397 hộ cho thấy tổng số nhân khẩu là 1347 khẩu. Số người dưới độ tuổi lao động của cả 3 thôn là 202 người chiếm 15,00%, số người trong độ tuổi lao động chiếm số lượng khá lớn với 990 người chiếm 73,50%, số người trên độ tuổi lao động là 155 người chiếm 11,50%.

Số người dưới độ tuổi lao động của thôn 3 là người chiếm 16,34% có tỷ lệ lớn nhất so với hai thôn còn lại. Đối với trong độ tuổi lao động thôn 1A có số lượng lớn là 332 người chiếm 73,45%, đối với trên độ tuổi lao động thôn 1B có số lượng nhỏ nhất là 46 người chiếm 10,7%.

Trong tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động của 3 thôn là 990 người chiếm

73,50 % so với tổng số nhân khẩu điều tra.

Hình 3.1: Cơ cấu nhân khẩu theo độ tuổi lao động của các hộ điều tra 3.2.3.2. Cơ cấu lao động của các hộ điều tra

Để thấy được cơ cấu lao động của nhóm hộ điều tra và đưa ra được những giải pháp hiệu quả nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ta đi xem xét bảng

Bảng 3.7: Cơ cấu lao động của nhóm hộ điều tra phân theo tiêu chí

Thôn 1A Thôn 1B Thôn 3 BQC (LĐ) Chỉ tiêu

(LĐ)

CC

(%) (LĐ)

CC

(%) (LĐ) CC

(%) (LĐ) Tổng số lao động 305 100 325 100 331 100 320,33 1. Theo ngành nghề

1.1. Lao động nông nghiệp 270 88,52 285 87,69 296 89,43 283,67

Trồng trọt 185 68,52 168 58,95 190 64,19 181

Chăn nuôi 85 31,48 117 41,05 106 35,81 102,67

1.2. Lao động phi nông nghiệp 35 11,48 40 12,31 35 10,57 36,67 2. Theo giới tính

LĐ Nam 154 50,49 164 50,46 166 50,15 161,33

LĐ Nữ 151 49,51 161 49,54 165 49,85 159

3. Theo độ tuổi

15 – 25 95 31,15 78 24 100 30,21 91

26 – 45 110 36,07 132 40,62 133 40,18 125

46 – 65 100 32,79 115 35,38 98 29,61 104,33

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ, 2018)

Thôn 1A Thôn 1B Thôn 3

Nhận xét:

Cơ cấu lao động các nhóm hộ điều tra phân theo ngành nghề như sau: Qua bảng cho thấy lao động của nhóm hộ điều tra chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, thôn 3 lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 89,43%, thôn 1A chiếm 88,51%, thôn 1B chiếm 87,69%.

Do đặc thù là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do đó nguồn lao động của địa phương chủ yếu tập chung vào lĩnh vực nông nghiệp, 88,55% lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó 63,81% lao động tập chung chủ yếu vào hoạt động trồng trọt, 36,19% lao động tham gia vào hoạt động chăn nuôi, đây là hoạt động tạo ra thu nhập chính cho người dân tại địa phương. Số lượng lao động tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp của địa phương chỉ chiếm 11.45% lao động tham gia

Về cơ cấu lao động phân theo giới tính của nhóm hộ điều tra thì số lao động Nam chiếm ưu thế hơn so với lao động Nữ, qua đây cho thấy vai trò của Nam giới quan trọng trong gia đình.

Về độ tuổi lao động qua bảng cho thấy nhóm tuổi từ 26 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao, đây là lực lượng lao động chủ yếu của hộ và là nguồn lao động chính để sản xuất. Tiếp sau là nhóm tuổi từ 46 - 65 tuổi số lao động già vẫn chiếm tỉ lệ khá cao trong kinh tế hộ.

Ta thấy cơ cấu lao động của nhóm hộ điều tra so với mặt bằng chung của cả nước cũng tương đối hợp lý. Điều đáng chú ý ở đây là cơ cấu lao động theo nhóm tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 26 - 45 chiếm tỷ lệ lớn. Nếu ta biết tận dụng và có chính sách hợp lý thì đây là lực lượng chủ chốt và sẽ tạo ra sức bật cho đà phát triển còn ngược lại nếu ta không biết sử dụng lực lượng lao động hợp lý thì nó sẽ là gánh nặng cho xã hội và cho sự phát triển của đất nước.

24%

40.62

% 35.38

%

15 - 25 tuổi 26 - 45 tuổi 46 - 65 tuổi

30.21%

40.18%

29.61%

15 - 25 tuổi 26 - 45 tuổi 46 - 65 tuổi

Hình 3.2: Cơ cấu lao động của nhóm hộ điều tra phân theo độ tuổi 3.2.3.3. Chất lượng lao động của các hộ điều tra

Chất lượng lao động bao gồm trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Có thể qua điều tra 397 hộ cho thấy chất lượng lao động được thể hiện qua bảng 3.8 như sau:

31.15

% 36.07

% 32.79

%

15 - 25 tuổi 26 - 45 tuổi 46 - 65 tuổi

Thôn 1A Thôn 1B Thôn 3

Bảng 3.8: Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của lao động chính trong vùng điều tra

Thôn 1A (n=132)

Thôn 1B (n=125)

Thôn 3 (n=140)

Chung cho 3 vùng Chỉ tiêu

SL (Ng)

CC (%)

SL (Ng)

CC (%)

SL (Ng)

CC (%)

SL (Ng)

CC (%) Tổng số lao động chính 305 100 325 100 331 100 961 100 1.Trình độ văn hóa

Chưa học hết tiểu học 64 20,98 79 24,31 113 34,14 256 26,64 Tốt nghiệp tiểu học 95 31,15 105 32,31 76 22,96 276 28,72

Tốt nghiệp THCS 82 26,89 96 29,54 58 17,52 236 24.56

Tốt nghiệp THPT 64 20,98 45 13,84 84 25,38 193 20,08

2.Trình độ chuyên môn- kĩ thuật

- Chưa qua đào tạo chuyên môn 292 95,73 311 95,69 322 97,28 925 96,25 - Trung cấp truyên nghiệp 6 1,97 3 0,92 4 1,21 13 1,35

- Cao đẳng 6 1,97 6 1,85 2 0,60 14 1,46

- Đại học 1 0,33 5 1,54 3 0,91 9 0,94

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra nông hộ, 2018)

* Nhận xét bảng:

Qua bảng 3.8 cho thấy trong 961 lao động chính điều tra thì có đến 256 lao động chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 26,64%, 276 lao động tốt nghiệp tiểu học và chiếm 28,72%, số lượng lao động tốt nghiệp THCS là 236 lao động và chiếm 24.56%, số tốt nghiệp THPT là 193 lao động chiếm 20,08%. Như vậy cho thấy trình độ học vấn của lao động còn thấp cho thấy khả năng tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất còn rất hạn chế sản xuất chủ yếu làm theo kinh nghiệm và phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Số lượng lao động chưa qua đào tạo chuyên môn là 925 người chiếm 96,25%

trong tổng số 961 lao động. Trung cấp chuyên nghiệp có 13 lao động chiếm 1,35%, cao đẳng có 14 lao động chiếm 1,46%, đại học chỉ có 9 lao động chiếm 0,94 %.

Như vậy trên đây cho thấy trình độ chuyên môn của lao động còn thấp cần có những biện pháp hợp lý trong thời gian tới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của lao động.

3.2.3.4. Tỷ suất sử dụng công, thời gian lao động của các hộ điều tra

Bảng 3.9: Tỷ suất sử dụng công, thời gian lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017

Tổng lao động Người 961

Tổng số ngày công lý thuyết Ngày/tháng 26.908

Tổng số ngày công thực tế Ngày/tháng 17.298

Số ngày thiếu việc làm Ngày/tháng 9.610

Tỷ suất sử dụng thời gian lao động % 64,29

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra nông hộ, 2018) Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ cao. Phương hướng sản xuất của hộ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm và lao động của hộ. Do là lao động nông nghiệp nên số ngày công trên thực tế là 28ngày/người/tháng. Nhưng qua điều tra tổng hợp thì lao động nông thôn chỉ làm trung bình là 18ngày/người/tháng. Qua bảng 3.8 cho ta thấy số ngày công sử dụng thực tế chiếm 64,29% và số ngày công dư thừa chiếm 35,71%. Các hộ có tỷ suất sử dụng thời gian lao động rất thấp, điều đó cho thấy việc đào tạo nghề và phát triển thêm các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nên thời gian tới chính quyền địa phương cần có những biện pháp như chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề phụ. Giảm bớt số công dư thừa trong các hộ, từ đó giúp người dân tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống.

3.2.3.5. Thu nhập lao động các hộ điều tra

Bảng 3.10: Mức thu nhập của lao động của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Thôn 1A Thôn 1B Thôn 3

Thu nhập bình quân/hộ/năm

Tr.đ

85,77 66,50 52,24

Thu nhập cao nhất của hộ điều tra

Tr.đ

208,69 196,73 172,21

Thu nhập thấp nhất của hộ điều tra

Tr.đ

30,20 25,25 25,30

Thu nhập bình quân/lao động/năm

Tr.đ

40,40 35,71 33,21

Thu nhập bình quân/ngày lao động

1000đ

240 230 220

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra nông hộ, 2018)

Qua bảng 3.10 ta thấy:

Mức thu nhập bình quân trên hộ và thu nhập bình quân trên lao động trong năm là khá cao. Mức thu nhập bình quân trên hộ của thôn Thôn 1A là 85,77 triệu đồng và thu nhập bình quân trên lao động trên năm là 40,40 triệu đồng. Mức thu nhập bình quân trên hộ của thôn 1B là 66,50 triệu đồng và thu nhập bình quân trên lao động trên năm là 35,71 triệu đồng. Mức thu nhập bình quân trên hộ của thôn 3 là 52,24 triệu đồng và thu nhập bình quân trên lao động trên năm là 33,21 triệu đồng.

- Mức chênh lệch giữa hộ có thu nhập cao nhất và hộ có thu nhập thấp nhất cũng như sự chênh lệch giữa lao động có thu nhập cao nhất và lao động có thu nhập thấp nhất là khá lớn.

+ Thôn 3 mức chênh lệch giữa hộ có thu nhập cao nhất và hộ có thu nhập thấp nhất gần 7 lần, sự chênh lệch giữa lao động có thu nhập cao nhất và lao động có thu nhập thấp nhất là 20 lần. Đây là thôn có mức chênh lệch thấp hơn so với hai thôn còn lai.

+ Thôn 1B mức chênh lệch giữa hộ có thu nhập cao nhất và hộ có thu nhập thấp nhất gần 8 lần, sự chênh lệch giữa lao động có thu nhập cao nhất và lao động có thu nhập thấp nhất là 11 lần.

+ Thôn 1A mức chênh lệch giữa hộ có thu nhập cao nhất và hộ có thu nhập thấp nhất gần 7 lần, sự chênh lệch giữa lao động có thu nhập cao nhất và lao động có thu nhập thấp nhất là 21 lần.

Điều này cho thấy mức chệnh lệch thu nhập của các loại hình lao động hay các nhóm hộ tại địa bàn xã là khá cao, phân hóa sự giàu nghèo còn ở mức cao.

Qua đó việc phát triển các ngành nghề tạo việc làm ở đây rất quan trọng nhằm tạo thu nhập nâng cao thu nhập mở ra cơ hội tìm việc làm cho mọi người.

- Thực trạng thu nhập của các hộ phân theo các lĩnh vực hoạt động Bảng 3.11: Thu nhập của các hộ điều tra năm 2018

Thôn 1A Thôn 1B Thôn 3

Thôn

Chỉ tiêu

GT (trđ)

Tỷ lệ (%)

GT (trđ)

Tỷ lệ (%)

GT (trđ)

Tỷ lệ (%) I. Tổng thu

nhập BQ/hộ 85,77 100,0 66,50 100,0 52,24 100,0

1.Trồng trọt 33,14 38,64 20,84 31,34 14,03 26,86

2. Chăn nuôi 36,39 42,43 25,30 38,05 20,52 39,28

3. Nguồn thu

Khác 16,24 18,93 20,36 30,62 17,69 33,86

II. Thu nhập

BQ/người/năm 12,09 14,36 16,78

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra nông hộ, 2018)

Nhận xét :

Qua bảng trên cho thấy thu nhập bình quân chính của 3 thôn là từ trồng trọt và chăn nuôi:

Thôn 1A trồng trọt bình quân trên hộ là 33,14 triệu đồng chiếm 38,64%, chăn nuôi 36,39 triệu đồng chiếm 42,43%

Thôn 1B trồng trọt bình quân trên hộ là 20,84 triệu đồng chiếm 31,34%, chăn nuôi 20,30 chiếm 38,05%

Thôn 3 trồng trọt bình quân trên hộ là 14,03 triệu đồng chiếm 26,86%, chăn nuôi 20,52 triệu đồng chiếm 39,28%

Hơn nữa, nguồn thu nhập khác của các các hộ chiếm tỉ trọng khá cao đặc biệt thôn 3 với thu nhập bình quân là 17,69 triệu đồng chiếm 33,86%.

Thu nhập từ các ngành nghề trồng trọt chăn nuôi tương đối cao nhưng bên cạnh đó chưa có áp dụng các biện pháp kĩ thuật, máy móc vào sản xuất, chưa thực hiện các biện pháp thâm canh, xem canh, gối vụ…tăng sản lượng/năm, chăn nuôi mỗi hộ nuôi trung bình mỗi năm 10 đến 15 con.

Tóm lại các thôn có những đặc điểm và thế mạnh riêng của thôn nhưng họ vẫn chưa biết tận dụng để phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy vấn0 đề đặt ra là trong thời gian tới xã có những hoạch định chính sách hợp lý phát huy được thế mạnh riêng của từng thôn tạo sự phát triển đồng đều giữa các thôn đóng góp chung vào cơ cấu kinh tế của xã trong thời gian tới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra của địa phương

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn xã Đồng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)