3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý
Đồng Trạch là một xã đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ, trải dài dọc theo Quốc lộ 1A với tổng chiều dài 3,768km, có vị trí tương đối thuận lợi cách trung tâm huyện Bố Trạch 2km về phía Đông Nam, có đường quốc lộ 1A chạy qua nối các xã của huyện Bố Trạch do đó có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội với các xã trong và ngoài huyện.
Phía Bắc giáp với xã Hải Trạch.
Phía Tây giáp với xã Phú Trạch, Hoàn Trạch.
Phía Đông giáp xã Đức Trạch.
Phía Nam giáp với xã Trung Trạch và thị trấn Hoàn Lão.
Xã Đồng Trạch có diện tích 621,26 ha, với dân số khoảng 6580 người, mật độ dân số đạt 1059.13 người/km².
Xã Đồng Trạch được chia thành 10 thôn: Thôn 1A, thôn 1B, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7A, thôn 7B, thôn 8
- Địa hình, địa mạo
Xã Đồng Trạch thuộc vùng đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 644,59 ha, hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông - Tây, có địa hình tự nhiên bằng phẳng, độ dốc nền thấp. Cao độ tự nhiên trung bình 20,45m;
cao nhất 36,15m. Khu dân cư có cao ðộ trung bình trên 3 - 4m so với mực nước biển.
Nhìn chung địa hình chia thành 03 vùng rõ rệt: Vùng đồi cát cao, khu dân cư có độ cao trung bình, khu đồng ruộng và ao hồ thấp.
- Khí hậu, thời tiết
• Nhiệt độ
Xã Đồng Trạch cũng giống như các địa phương khác trong tỉnh Quảng Bình, đều chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 24,5-26,50C; nhiệt độ thấp nhất vào tháng 11,12 và tháng giêng nhiệt độ từ 13-150C (có khi nhiệt độ xuống 7-80C). Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5,6,7,8 nhiệt độ cực đại khoảng 38-400C. Biên bộ nhiệt ngày và đêm thay đổi theo mùa; Mùa nắng chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm 5-60C, mùa mưa chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khoảng 8oC. Biên độ nhiệt giữa mùa mưa và mùa nắng khá cao khoảng 10-150C. Tổng tích ôn trong năm: 8600-90000C.
• Lượng mưa
Bình quân lượng mưa hằng năm khoảng 2.150mm - 2.300mm, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9-11 (Tháng 8-10 âm lịch). Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, lượng mưa khoảng hơn 70% lượng mưa cả năm (khoảng 1.500mm –
1.600mm); Từ tháng 2 đến tháng 8 lượng mưa thấp (Khoảng 600-700mm). Trong các tháng mưa nhiều thường do ảnh hưởng của gió bão, áp thấp và gió mùa Đông - Bắc (khoảng 4-5 cơn bão trong năm), chúng thường gây nên lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp của nhân dân (giao thông qua Quốc lộ 1A).
• Gió
Vào các tháng nắng nóng kèm theo ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (thổi từ Lào qua dãy Trường Sơn sang) thổi mạnh vào các tháng 5,6,7 gây khô hạn ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi; gió mùa Đông - Bắc thổi từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, không khí lạnh và mưa nhiều.
• Độ ẩm
Độ ẩm không khí thấp nhất từ tháng 5 đến tháng 8 (70-75%), độ ẩm không khí cao nhất từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (khoảng 82-88%).
Tóm lại, với những quy luật của khí hậu và thời tiết như trên, địa phương phải bố trí lịch thời vụ một cách thích hợp để đảm bảo sản xuất mang lại hiệu quả, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Xã Đồng Trạch có diện tích đất cát tương đối lớn và đất phù sa hàm lượng dinh dưỡng không cao, thành phần cơ giới nhẹ và trung bình, thuận lợi cho phát triển cây màu ngắn ngày như: Lúa, khoai, rau màu các loại. Tài nguyên đất đai của xã Đồng Trạch được phân bố tập trung thành ba nhóm chính như sau:
- Đất phù sa, đất thịt: Có tầng canh tác dày khoảng 30 - 40cm, tập trung ở các cánh đồng thấp trũng. Lớp mặt do tác động canh tác của con người nên mịn hơn.
- Đất đồi cát: Nhóm đất này được hình thành do sự bồi đắp kiến tạo địa tầng từ lâu đời, thành phần cơ giới hoàn toàn là cát, càng xuống dưới cát càng ẩm và giữ nước.
Đây chính là nguồn dự trữ khối lượng nước điều tiết cho sinh hoạt, sản xuất và canh tác. Tuy nhiên, trên mặt chỉ trồng được các loại cây chắn cát không trồng được các loại cây có kinh tế cao.
Đánh giá: Tài nguyên đất đai cơ bản thuận lợi cho việc canh tác, sản xuất nông nghiệp. Do vậy, nếu phát huy tốt công tác thủy lợi nội đồng trên địa bàn toàn xã thì hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sẽ cao hơn.
Tình hình SX nông nghiệp: Khoảng 95% số hộ nông dân có đất canh tác, hộ có nhiều nhất là có 3 loại đất canh tác trồng lúa, màu và nuôi trồng thủy hải sản.
Tuy nhiên, nhờ có sông Lý Hòa chạy dọc theo ranh giới của xã, đây là con sông thoát nước vào mùa lũ ra biển, đồng thời có dãi đất cát chạy dọc theo hướng Bắc - Nam, nhờ đó tạo điều kiện cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân được trong lành.
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất của xã Đồng Trạch qua 3 năm
2015 2016 2017 So sánh
Năm
Chỉ tiêu
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%)
2016 /2015
(%)
2017 /2016 (%)
Tốc độ phát triển bình quân Tổng diện
tích đất tự Nhiên
621,26 100 621,26 100 621,26 100 100 100 100 - Đất sản
xuất NN 265,75 42,77 262,75 42,29 259,75 41,81 98,87 98,85 98.86
- Đất LN 25,98 4,18 25,98 4,18 25,98 4,18 100 100 100
- Đất nuôi
trồng TS 137,12 22,07 140,12 22,55 143,12 23,03 102,18 102,14 102,16 - Đất phi
nông nghiệp
181,67 29,24 182,07 29,31 183,07 29,47 100,22 100,54 100,38 - Đất chưa
sử dụng 11,34 1,83 10,34 1,66 9,34 1,50 91,18 90,32 90,75
(Nguồn: UBND xã Đồng Trạch)
Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Toàn xã hiện có 101,69 ha đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng và 39,35 ha đất sông suối, đây là những nguồn nước mặt để tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái.
Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của xã ở độ sâu trung bình từ 10 đến 25m là nguồn nước sạch cung cấp cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân trong toàn xã, chủ yếu là khai thác từ các giếng khoan.
* Thuận lợi
Đồng Trạch có địa hình, đất đai, khí hậu đa dạng, phong phú, có thể trồng được nhiều loại hoa màu với năng suất cao và ổn định.
Đặc biệt trong xã có nguồn nhân lực dồi dào.
* Khó khăn
- Ruộng đất của xã đang ở trong tình trạng manh mún, thiếu nước đã gây cản trở cho nền sản xuất
- Hệ thống giao thông còn rất thấp nên việc đi lại còn gặp phải rất nhiều khó khăn.
- Đất hoang hóa vẫn còn nhưng chưa có kế hoạch đầu tư và khai thác.
- Đất đai kém màu mỡ, hiện tượng xói mòn, rửa trôi xảy ra phổ biến.
- Nước phục vụ cho sản xuất còn thiếu, nhất là vào mùa khô.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế
Đồng Trạch là một xã của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong những năm gần đây xã Đồng Trạch đang trên đà phát triển. Đồng Trạch có đường Quốc lộ 1A chạy qua thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa và sản phẩm nông nghiệp cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, định hình vùng sản xuất hàng hóa. Kinh tế xã phát triển chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp. Bảng 3.2 thể hiện rõ hơn về tình hình kinh tế của xã.
Bảng 3.2: Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế xã Đồng Trạch giai đoạn 2015 -2017 (tính theo giá thực tế)
2015 2016 2017 So sánh
Tốc độ Năm
Chỉ tiêu
SL (Tỷ đồng)
CC (%)
SL (Tỷ đồng)
CC (%)
SL (Tỷ đồng)
CC (%)
2016/
2015 (%)
2017/
2016 (%)
phát triển bình quân Giá trị các
ngành kinh tế 210,00 100 240,5 100 254,42 100 114,52 105,79 110,125 + Nông - lâm -
thủy sản 58,80 28 64,93 27 67,42 26,5 110,43 103,83 107,13 + Công nghiệp
- xây dựng 67,20 32 79,37 33 83,96 33 118,11 105,78 111,945 + Dịch vụ 84,00 40 96,20 40 103,04 40,5 114,52 107,11 110,815
(Nguồn: UBND xã Đồng Trạch) Qua bảng 3.2 ta thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn xã đều biến động qua các năm, trong đó giá trị ngành Nông - lâm - thủy sản năm 2015 là 58,80 tỷ đồng đến năm 2017 đã tăng lên 67,42 tỷ đồng và ngành Công nghiệp - xây dựng năm 2015 là 67,20 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 83,96 tỷ đồng, với ngành Dịch vụ với giá trị năm 2015 là 84,00 tỷ đồng năm 2017 tăng lên 103,04 tỷ đồng, giá trị ngành Dịch vụ tăng mạnh nhất
với năm 2015 là 84,00 đến năm 2017 đã tăng lên 103,04 tỷ đồng . Trên đây đã thể hiện sự tăng về giá trị của cả ba ngành kinh tế trên địa bàn xã qua đó thể hiện các ngành kinh tế xã có sự tăng về giá trị cả ba ngành là chủ yếu.
3.1.2.2. Đặc điểm dân số và ngành nghề tạo thu nhập
Tính đến hết năm 2017 toàn xã có tổng số 1450 hộ với 6580 khẩu phân bố ở 10 thôn. Tình hình biến động dân số của xã giai đoạn 2015 – 2017 thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3: Dân số và lao động của xã Đồng Trạch giai đoạn 2015 – 2017 Năm
2015 2016 2017
Chỉ tiêu Đơn vị
SL CC SL CC SL CC
1. Tổng nhân khẩu Khẩu 6500 100 6550 100 6580 100 Trong đó: Khẩu nông
nghiệp Khẩu 3500 53,85 3530 53,89 3550 53,95
Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 3000 46,20 3020 46,20 3030 46,05 2. Tổng số hộ Hộ 1400 100 1420 100 1450 100 Trong đó: Hộ nông
nghiệp Hộ 750 53,57 760 53,52 775 53,45
Hộ phi nông nghiệp Hộ 650 46,43 660 46,48 675 46,55
3. Tỷ lệ gia tăng dân số % 0,95 0,76 0,45
(Nguồn: UBND xã Đồng Trạch)
Qua bảng 3.3 ta thấy:
Dân số xã Đồng Trạch chủ yếu làm nông nghiệp. Năm 2015, dân số làm nông nghiệp chiếm tới 53,85%. Qua 3 năm tỷ lệ này có bước chuyển biến không nhiều qua các năm. Năm 2016 dân số làm nông nghiệp chiếm 53,89% và năm 2017 là 53,95%.
Đa số người dân chỉ chú tâm làm nông nghiệp nhưng do trình độ dân trí còn thấp, sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết chưa mang lại hiệu quả cao, trình độ phân công lao động thấp nên sức ép về việc làm là rất lớn.
Năm 2015 xã có 3000 khẩu lao động phi nông nghiệp chiếm 46,20% có tỷ lệ giảm dần qua các năm, 2016 là 46,20% năm 2017 khẩu lao động phi nông nghiệp xã giảm 3030 người chiếm 46,05%. Qua đây cho thấy cơ cấu các hộ sản xuất phi nông nghiệp của xã đang chậm phát triển, qua đó cho thấy tình trang thiếu việc làm và chưa giải quyết được lao động thời gian nhàn rỗi qua các mùa vụ.
Với cơ cấu lao động như trên, nền kinh tế của xã vẫn phải dựa chủ yếu vào nông nghiệp, và để ổn định vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn bên cạnh đó cần có sự định hướng quy hoạch cho phát triển các ngành kinh tế khác phát huy thế mạnh tài
nguyên của xã .
Để giải quyết vấn đề này cần có chính sách hợp lý: Nâng cao dân trí, mở thêm ngành nghề, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhằm giải phóng sức lao động dư thừa phục vụ cho ngành khác.
Từ đó, giúp nền kinh tế của xã phát triển một cách toàn diện, cân đối trong cơ cấu trong trời gian tới