Quá trình sinh trưởng của cây lài chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, sâu bệnh, biện pháp canh tác, ngoài ra phân bón cũng là yếu tố quan trọng. Việc bổ sung dinh dưỡng cho cây lài là điều cần thiết nhằm giúp cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.
Để biết được ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự sinh trưởng của cây lài, chúng tôi tiến hành đánh giá 2 chỉ tiêu sinh trưởng là số tược và chiều dài tược qua các giai đoạn sinh trưởng của 3 đợt hoa.
4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến số tược
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân bón lá đến số tược/cành của các nghiệm thức Số tược trung bình qua các lần theo dõi (tược/cành) Nghiệm
thức 10/04 Lần 1
20/04 Lần 2
30/04 Lần 3
10/05 Lần 4
20/05 Lần 5
30/05 Lần 6
9/06 Lần 7
19/06 Lần 8
29/06 Lần 9 1
2 3 4 (ĐC)
8,2ab 8,7a 9,3a 7,4b
7,4ab 7,9a 8,5a 6,7b
5,5 5,7 6,2 5,2
6,7b 7,1ab
7,8a 6,3b
6,4b 6,7ab
7,4a 5,9b
5,1 5,4 5,6 4,7
6,8ab 7,1ab 7,8a 6,1b
5,9bc 6,2ab 6,7a 5,3c
4,8 5,1 5,5 4,5 CV(%)
Prob
7,08 0,0379
7,38 0,0401
12,25 0,4477
6,47 0,0316
7,39 0,0387
8,34 0,1473
7,56 0.0412
6,84 0,0269
15,34 0,4334
` * Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng kí tự theo sau không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 4.1 cho thấy ở 2 lần theo dõi đầu tiên (ngày 10/04 và 20/04) giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05, nghiệm thức 1 và đối chứng không có sự khác biệt, nghiệm thức 2 và 3 đều có sự khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cho số tược cao nhất (9,3 tược ở ngày 10/04 và 8,5 tược ở ngày 20/04), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (7,4 tược ở ngày 10/04 và 6,7 tược ở ngày 20/04). Nhưng ở lần theo dõi thứ 3 (ngày 30/04) lúc này sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê, số tược biến động rất thấp (cao nhất ở nghiệm thức 3 là 6,2 tược và nghiệm thức đối chứng thấp nhất là 5,2 tược). Sỡ dĩ ở lần theo dõi thứ 3 số tược biến động giữa các nghiệm thức giảm xuống đáng kể so với 2 lần theo dõi trước đó là do cây lài đang trong thời kì sinh trưởng sinh thực, khả năng ra tược bị ức chế.
Ở lần theo dõi thứ 4 và thứ 5 (ngày 10/05 và 20/05) đây là giai đoạn cây lài bước sang đợt sinh trưởng sinh dưỡng mới (đợt hoa thứ 2), khả năng ra tược là nhiều hơn so với thời điểm trước đó 10 ngày (ngày 30/04). Sự khác biệt giữa các nghiệm thức lúc này là có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05, các nghiệm thức 1, 2 và đối chứng không có sự khác biệt, chỉ có nghiệm thức 3 có sự khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cho số tược cao nhất và đối chứng cho số tược thấp nhất. Tuy nhiên ở lần theo dõi thứ 6 (ngày 30/05) cho thấy khả năng ra tược giảm xuống đáng kể so với 2 lần theo dõi trước đó, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên các nghiệm thức có xử lý phân bón lá đều cho số tược cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cao nhất (5,6 tược).
Sau khi dứt đợt hoa thứ 2, thì cây lài bắt đầu chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng mới (đợt hoa thứ 3), khả năng ra tược tăng lên đáng kể so với thời điểm trước đó 10 ngày, điều này thể hiện rõ ở lần theo dõi thứ 7 và 8, sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở 2 lần theo dõi này là có ý nghĩa về mặt thống kê, nghiệm thức 1 và đối chứng không có sự khác biệt, nghiệm thức 2 và 3 có sự khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng, trong đó cao nhất là nghiệm thức 3 (7,8 tược ở ngày 9/06 và 6,7 tược ở ngày 19/06), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (6,1 tược ở ngày 9/06 và 5,3 tược ở ngày
19/06). Tương tự với 2 lần theo thứ 3 và thứ 6, ở lần theo dõi thứ 9 (ngày 29/06) thời điểm này cây lài đã chuyển sang thời kỳ sinh trưởng sinh thực, mặc khác giai đoạn này mưa nhiều, cây lài sinh trưởng rất kém. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó nghiệm thức đối chứng cho số tược thấp nhất (4,5 tược), cao nhất vẫn là nghiệm thức 3 (5,5 tược).
Quá trình sinh trưởng của cây lài có sự tương quan ức chế giữa các bộ phận sinh trưởng, trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực, sự sinh trưởng bông đã làm ức chế khả năng ra tược, ngoài ra điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lài, trong thời điểm mưa nhiều và ẩm độ cao, khả năng quang hợp kém do đó cây lài sinh trưởng chậm, và kả năng ra tược bị ảnh hưởng đáng kể điều này thể hiện rõ ở 2 lần theo dõi (30/05 và 29/06).
Nguyên tố Kali (K), Lân (P) có vai trò quan trọng trong việc tạo thành các hợp chất và năng lượng trong các quá trình hô hấp và quang hợp, tăng cường quá trình trao đổi chất, do đó việc nảy chồi và hình thành tược diễn ra mạnh hơn, qua các lần theo dõi cho thấy phân bón lá có tác dụng tăng cường khả năng ra tược của cây lài.
4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài tược
Qua bảng 4.2 cho thấy, ở các lần đo 1 (ngày 10/04), lần đo 4 (ngày 10/05) và lần đo 7 (ngày 9/06) chiều dài tược trung bình giữa các nghiệm thức cao hơn so với các lần đo còn lại, do ở các thời điểm này cây lài đang trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, mức độ ra tược rất mạnh. Kết quả xử lý thống kê cho thấy chiều dài tược trung bình giữa các nghiệm thức ở 3 lần đo này có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05. Trong lần đo 1 chỉ có nghiệm thức 3 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cho chiều dài tược cao nhất (7,4 cm), thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (6,1 cm). Trong 2 lần đo (ngày 10/05) và (ngày 9/06) cho thấy nghiệm thức 2 và 3 có sự khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 vẫn cho chiều dài tược trung bình cao nhất (6,9 cm ở lần đo 4 và 6,6 cm ở lần đo 7), nghiệm thức đối chứng vẫn cho chiều dài tược trung bình thấp nhất (5,6 cm ở lần đo 4 và 5,4 cm ở lần đo 7).
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến chiều dài tược/cành của các nghiệm thức Chiều dài tược trung bình qua các lần đo (cm)
Nghiệm
thức 10/04 Lần 1
20/04 Lần 2
30/04 Lần 3
10/05 Lần 4
20/05 Lần 5
30/05 Lần 6
9/06 Lần 7
19/06 Lần 8
29/06 Lần 9 1
2 3 4 (ĐC)
6,7ab 6,8ab 7,4a 6,1b
5,6 5,7 6,1 5,4
5,1 5,3 5,6 5,0
6,2ab 6,5a 6,9a 5,6b
5,6 5,6 5,9 5,2
4,5 4,7 5,0 4,4
5,8bc 6,2ab 6,6a 5,4c
4,8 5,2 5,4 4,4
4,4 4,6 4,8 4,1 CV(%)
Prob
5,74 0,0378
7,99 0,4327
11,48 0,5986
6,42 0,0314
10,83 0,6289
11,21 0,4996
5,86 0.0351
8,91 0,1335
10,83 0,4316
* Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng kí tự theo sau không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Ở các lần đo còn lại (ngày 20/04, 30/04, 20/05, 30/05, 19/06 và 29/06) cho thấy chiều dài tược trung bình giữa các nghiệm thức rất thấp, đây chính là các thời điểm cây lài trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực, do đó mức độ ra tược rất chậm. Ở các lần đo này cho thấy chiều dài tược trung bình giữa các nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên các nghiệm thức có phun phân thì có chiều dài tược trung bình cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cho chiều dài tược trung bình cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng. Xét tại thời điểm các nghiệm thức cho chiều dài tược trung bình thấp nhất (ngày 29/06) thì nghiệm thức 3 cao nhất (4,8 cm) và nghiệm thức đối chứng là thấp nhất (4,1 cm).
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi thì quá trình quang hợp, đồng hóa diễn ra nhanh hơn, cây có khả năng tích lũy vật chất và chuyển hóa năng lượng đầy đủ, chính các điều kiện này giúp cây lài sinh trưởng tốt và khả năng ra tược mạnh hơn (trong lần đo 1 ngày
10/04), ngược lại khi thời tiết không thuận lợi thì quá trình sinh trưởng của cây lài sẽ chậm dần (thấp nhất ở lần đo 9 ngày 29/06).
Chiều dài tược trung bình giữa các nghiệm thức qua các lần đo hầu như không có sự chênh lệch nhau nhiều, tuy nhiên ở các nghiệm thức có phun phân đều cho chiều dài tược trung bình cao hơn so với nghiệm thức đối chứng.