Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa lài, qua đó làm giảm năng suất, phẩm chất của bông. Trong thời gian theo dõi đã ghi nhận lại một số sâu bệnh hại chủ yếu như: sâu ăn lá (Palpita vitrealis), sâu đục nụ (Hendecasis sp.), bọ trĩ (Thrips sp.). Bệnh đốm lá, thối tím bông, chết nhánh, chết bụi.
4.2.1 Tình hình sâu hại
Bảng 4.3: Tỉ lệ sâu hại trên cây lài ở các nghiệm thức qua các lần theo dõi (%) Tỉ lệ sâu hại qua các lần theo dõi (%)
Nghiệm
thức 10/04 Lần 1
20/04 Lần 2
30/04 Lần 3
10/05 Lần 4
20/05 Lần 5
30/05 Lần 6
9/06 Lần 7
19/06 Lần 8
29/06 Lần 9
1 1,67 3,33 6,67 10 15 5 10 15 25
2 1,67 3,33 5 8,33 15 3,33 8,33 11,67 21,67
3 3,33 3,33 5 8,33 13,33 3,33 6,67 10 20
4 (ĐC) 1,67 5 6,67 10 18,33 6,67 11,67 16,67 26,67
Qua bảng 4.3 cho thấy sâu hại luôn có mặt trên ruộng lài, tuy nhiên mức độ gây hại ở mỗi thời điểm là khác nhau.
Ở 3 lần theo dõi ngày (10/04, 20/04 và 30/04) thì tỉ lệ sâu hại tương đối thấp, do trước khi thí nghiệm thì cây lài đã được phun thuốc trừ sâu. Ở lần theo dõi thứ 4 và thứ 5
cho thấy tỉ lệ sâu hại tăng lên, cao nhất là lần theo dõi thứ 5 ngày 20/05 (18,33 % ở nghiệm thức đối chứng). Ở thời điểm này quan sát thấy sâu hại nhiều, chủ vườn tiến hành phun thuốc để trừ sâu, do đó ở lần theo dõi thứ 6 (ngày 30/05) tỉ lệ sâu hại giảm xuống thấy rõ, cao nhất là nghiệm thức đối chứng (6,67 %).
Tuy nhiên ở các lần theo dõi sau đó (ngày 9/06, 19/06, 29/06) thì tỉ lệ sâu hại tăng rất nhiều, trong đó cao nhất là lần theo dõi thứ 9 (ở nghiệm thức đối chứng là 26,67 %).
Do ở các thời điểm này mưa nhiều, cây lài cho bông ít, kí chủ gây hại chủ yếu ở thời điểm này là sâu ăn lá, mức độ gây hại rất nhanh.
Kết quả xử lý thống kê ở 3 lần theo dõi ngày 20/05, 19/06 và 29/06 (xem phần phụ lục 2) cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là không có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên các nghiệm thức có xử lý phân bón lá đều cho tỉ lệ sâu hại thấp hơn nghiệm thức đối chứng.
4.2.2 Tình hình bệnh hại
Bảng 4.4: Tỉ lệ bệnh hại trên cây lài ở các nghiệm thức qua các lần theo dõi (%) Tỉ lệ bệnh hại qua các lần theo dõi (%)
Nghiệm
thức 10/04 Lần 1
20/04 Lần 2
30/04 Lần 3
10/05 Lần 4
20/05 Lần 5
30/05 Lần 6
9/06 Lần 7
19/06 Lần 8
29/06 Lần 9
1 0 3,33 5 6,67 11,67 5 8,33 10 18,33
2 1,67 3,33 3,33 5 11,67 3,33 5 10 16,67
3 0 1,67 3,33 5 10 3,33 6,67 8,33 15
4 (ĐC) 1,67 3,33 5 6,67 13,33 6,67 8,33 11,67 21,67
Bảng 4.4 cho thấy ở các lần theo dõi (10/04, 20/04, 30/04) tỉ lệ bệnh còn rất thấp, do trước khi thí nghiệm thì cây lài đã được phun thuốc trừ bệnh, đồng thời trong thời điểm này thời tiết nắng nóng thuận lợi cho cây lài sinh trưởng mạnh, tỉ lệ bệnh thấp. Tuy
nhiên ở 2 lần theo dõi thứ 4 và thứ 5 cho thấy tỉ lệ bệnh tăng lên đáng kể, trong đó lần theo dõi thứ 5 (ngày 20/05) tỉ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng cao nhất (13,33 %), do trong giai đoạn trước đó vài ngày cây lài chịu ảnh hưởng của cơn bão số 2, mưa nhiều và ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Trong thời điểm này quan sát thấy bệnh nhiều chủ vườn đã tiến hành phun thuốc trừ bệnh, do đó ở 2 lần theo dõi tiếp theo tỉ lệ bệnh giảm xuống đáng kể, trong đó ở lần theo dõi thứ 7 (nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ bệnh cao nhất chỉ còn 8,33 %).
Tỉ lệ bệnh tăng lên rất nhiều ở 2 lần theo dõi thứ 8 và thứ 9, trong đó ở lần theo dõi thứ 9 (ngày 29/06) cho tỉ lệ bệnh cao nhất (21,67 % ở nghiệm thức đối chứng), do giai đoạn trước đó cây lài còn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, trong thời điểm này thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển mạnh, giai đoạn này bệnh đốm lá gây hại nhiều nhất.
Kết quả xử lý thống kê qua 3 lần theo dõi ngày 20/05, 19/06 và 29/06 (xem phần phụ lục 3) cho thấy giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên các nghiệm thức có xử lý phân bón lá đều cho tỉ lệ bệnh hại thấp hơn nghiệm thức đối chứng.
* Kết luận về tình hình sâu bệnh hại qua các lần theo dõi.
- Tỉ lệ sâu bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết, trong điều kiện nắng nóng thì khả năng gây hại của sâu bệnh là rất thấp thể hiện ở lần theo dõi thứ nhất (ngày 10/04), nhưng khi thời tiết mưa nhiều và ẩm độ cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh gây hại mạnh, trong lần theo dõi thứ 9 ( ngày 29/06) cho thấy tỉ lệ sâu bệnh rất cao.
- Kết quả xử lý thống kê cho thấy tỉ lệ sâu bệnh giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống, tuy nhiên ở các nghiệm thức có xử lý phân bón lá thì có tỉ lệ sâu bệnh thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cho tỉ lệ sâu bệnh thấp nhất. Điều này cho thấy phân bón lá có tác dụng giúp cây cứng cáp, ít đỗ ngã đó là điều kiện để giúp cây lài hạn chế bị sâu bệnh.