Chùm bông, số bông và trọng lượng bông là các yếu tố cấu thành quyết định đến năng suất của cây hoa lài. Chùm bông và số bông nhiều, bông cho kích thước lớn và nặng thì dẫn đến năng suất tăng lên rõ rệt.
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số chùm bông trên cành
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lượng chùm bông/cành của các nghiệm thức
Số chùm bông trung bình qua các lần theo dõi ở 3 đợt hoa (chùm/cành)
Đợt hoa 1 Đợt hoa 2 Đợt hoa 3
Nghiệm thức
16/04 23/04 17/05 24/05 16/06 23/06
1 2 3 4 (ĐC)
14,9ab 15,9a 16,6a 13,1b
8,5ab 8,8a 9,6a 7,5b
11,9ab 12,5a 13,1a 10,6b
6,6bc 7,2ab 7,7a 6,1c
10,8bc 11,7ab 12,4a 10,1c
6,1 6,5 7,0 5,7 CV(%)
Prob
5,42 0,0095
6,97 0,0264
6,31 0,0295
7,72 0,0366
6,99 0,0481
9,21 0,1483
* Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng kí tự theo sau không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 4.5 cho thấy số lượng chùm bông giữa các nghiệm thức qua các lần theo dõi có sự thay đổi đáng kể, sự thay đổi này được thể hiện qua các lần theo dõi của 3 đợt hoa:
Trong đợt hoa 1: số lượng chùm bông ở lần theo dõi ngày 16/04 là nhiều nhất, sự khác biệt giữa các nghiệm thức là rất có ý nghĩa về mặt thống kê mức 0,01, nghiệm thức 1 không có sự khác biệt với nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức 1, 2 và 3 không có sự
khác biệt, tuy nhiên nghiệm thức 2 và 3 có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cho số lượng chùm bông nhiều nhất (16,6 chùm). Tuy nhiên ở lần theo dõi thứ 2 (ngày 23/04) cho thấy số lượng chùm bông giữa các nghiệm thức có xu hướng giảm, lúc này sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05, các nghiệm thức 2 và 3 tiếp tục có sự khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cao nhất (9,6 chùm) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (7,5 chùm).
Ở 2 lần theo dõi tiếp theo của đợt hoa thứ 2 (ngày 17/05 và 24/05) cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05, nghiệm thức 1 và đối chứng vẫn không có sự khác biệt, nghiệm thức 2 và 3 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng, trong đó cao nhất vẫn là nghiệm thức 3 và thấp nhất vẫn là nghiệm thức đối chứng.
Trong đợt hoa thứ 3: ở lần theo dõi ngày 16/06 cho thấy giữa các nghiệm thức tiếp tục có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05. Các nghiệm thức 2 và 3 vẫn có sự khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng, trong đó cao nhất vẫn là nghiệm thức 3 (12,4 chùm). Ở lần theo dõi tiếp theo ngày 23/06 cho thấy số lượng chùm bông giữa các nghiệm thức có sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên các nghiệm thức 1, 2 và 3 đều cho số chùm bông nhiều hơn so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 vẫn cho số lượng chùm bông nhiều nhất (7 chùm).
Sở dĩ ở các lần theo dõi (ngày 23/04, 24/05, và 23/06) số lượng chùm bông giảm xuống đáng kể so với các thời điểm trước đó 7 ngày, vì ở các lần theo dõi này cây lài đã chuyển sang một giai đoạn sinh trưởng mới, giai đoạn sinh trưởng sinh thực do đó khả năng ra tược cũng bị ức chế, mà số lượng chùm bông có tương quan kích thích với số tược, do đó trong các thời điểm này khả năng ra chùm bông mới rất ít.
Trong các nguyên tố đa lượng, Lân (P2O5) còn giữ vai trò quan trọng trong việc cố định, dự trữ và chuyển hóa năng lượng, đồng thời tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein, do đó khi cây lài được hấp thu phân bón thì quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra mạnh hơn, cây cho nhiều tược dẫn đến số lượng chùm bông cũng tăng lên rõ rệt
điều này được thể hiện qua kết quả của các lần theo dõi trên, các nghiệm thức có phun phân bón lá đều cho số chùm bông cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cao nhất.
4.3.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến số bông trên chùm.
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phân bón lá đến số bông/chùm của các nghiệm thức Số bông trung bình qua các lần theo dõi ở 3 đợt hoa (bông/chùm)
Đợt hoa 1 Đợt hoa 2 Đợt hoa 3 Nghiệm
thức 16/04 23/04 17/05 24/05 16/06 23/06
1 2 3 4 (ĐC)
7,9b 8,4ab
9,1a 7,4b
7,5b 7,8ab
8,3a 7,0b
5,8ab 6,2a 6,5a 5,2b
4,9bc 5,6ab 6,1a 4,8c
5,6ab 5,8a 6,1a 5,1b
4,7bc 5,3ab 5,8a 4,5c CV(%)
Prob
6,48 0,04
5,37 0,0361
7,01 0,0368
7,1 0,0176
5,24 0,0243
7,1 0,0153
* Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng kí tự theo sau không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Qua bảng 4.6 cho thấy sự khác biệt giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05, tuy nhiên số bông có xu hướng giảm dần qua 3 đợt hoa.
Ở 2 lần theo dõi ngày 16/04 và 23/04 (của đợt hoa 1) cho thấy các nghiệm thức 1, 2 và đối chứng không có sự khác biệt, tuy nhiên nghiệm thức 3 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó nghiệm thức 3 cho số bông cao nhất (9,1 bông ở ngày 16/04 và 8,3 bông ở ngày 23/04), nghiệm thức đối chứng cho số bông thấp nhất (7,4 bông ở ngày 16/04 và 7,0 bông ở ngày 23/04).
Qua các lần theo dõi của đợt hoa 2 (ngày 17/05, 24/05) và đợt hoa thứ 3 (ngày 16/06, 23/06) cho thấy số bông có xu hướng giảm dần ở các nghiệm thức, trong đó thấp nhất là ở lần theo dõi 6 (ngày 23/06) số bông biến động từ 4,5 đến 5,8 bông, trong đó nghiệm thức 3 cao nhất (5,8 bông) và nghiệm thức đối chứng là thấp nhất (4,5 bông). Kết quả xử lý thống kê ở các lần theo dõi này cho thấy, nghiệm thức 1 không có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức 2 và 3 không có sự khác biệt, nhưng đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.
Quá trình sinh trưởng là điều kiện quyết định đến số bông trên chùm, khi cây lài sinh trưởng tốt thì số bông tăng lên đáng kể, điều này cho thấy trong 2 lần theo dõi của đợt hoa 1 (ngày 16/04 và 23/04), ngược lại khi điều kiện thời tiết không thuận lợi cây lài sinh trưởng kém, thì số bông cũng giảm đáng kể (ở lần theo dõi ngày 23/06). Trong thành phần của phân bón lá thì nguyên tố lân (P), Kali (K) còn có tác dụng giúp tăng năng suất bông và tăng tỉ lệ đậu bông nhiều, điều này được thể hiện qua các lần theo dõi của 3 đợt hoa, các nghiệm thức có phun phân đều cho số bông cao hơn so với đối chứng.
4.3.3 Ảnh hưởng của phân bón lá đến trọng lượng 100 bông.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón lá đến trọng lượng của bông của các nghiệm thức TLTB 100 bông của các nghiệm thức qua 3 đợt hoa (g) Nghiệm thức
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
1 2 3 4 (ĐC)
23,0bc 23,5ab 24,0a 22,5c
22,5bc 22,7b 23,8a 21,9c
22,3b 22,6ab
23,7a 21,7b CV(%)
Prob
1,01 0,0011
1,05 0,0004
1,87 0,0078
* Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng kí tự theo sau không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Qua bảng 4.7 cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,01. Mặc dù TL100 bông của các nghiệm thức qua 3 đợt hoa có xu hướng giảm nhưng các nghiệm thức có xử lý phân bón lá đều cho TL100 bông cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 luôn cao nhất. Cụ thể qua từng đợt:
Ở đợt hoa thứ 1: nghiệm thức 1 không có sự khác biệt so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 2, nghiệm thức 2 và 3 không có sự khác biệt, nhưng có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cho TL100 bông cao nhất (24 g) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (22,5 g).
Ở đợt hoa thứ 2: nghiệm thức 1 không có sự khác biệt so với nghiệm thức 2 và nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức 3 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 3 nghiệm thức còn lại, đặc biệt là so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 có TL100 bông cao nhất (23,8 g) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (21,9 g).
Ở đợt hoa thứ 3: nghiệm thức 1, 2 và đối chứng không có sự khác biệt, nghiệm thức 3 không có sự khác biệt so với nghiệm thức 2, nhưng có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức 1 và đối chứng, trong đó nghiệm thức đối chứng cho TL100 bông thấp nhất (21,7 g).
Các kết quả trên cho thấy, giữa các nghiệm thức có xử lý phân bón lá thì TL100 bông tăng lên rõ rệt, trong thành phần của phân bón lá có chứa các nguyên tố như: Boron (B), KaLi (K) có tác dụng kích thích sự phân chia và kéo dãn tế bào, làm cho bông có kích thước to, trọng lượng nặng. Tuy nhiên TL100 bông cao hay thấp điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện thời tiết là yếu tố quan trọng. Sở dĩ trong đợt hoa thứ nhất TL100 bông cao hơn so với 2 đợt hoa sau điều này dễ nhận thấy khi điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa ít, ẩm độ thấp (đợt hoa 1) thì cây lài sinh trưởng tốt và cho bông nặng hơn so với trong điều kiện thời tiết mưa nhiều và ẩm độ cao (đợt hoa 3).
4.3.4 Năng suất thực thu ở các nghiệm thức qua 3 đợt hoa
Năng suất là mối quan tâm lớn của các nhà vườn nói chung và người dân trồng lài nói riêng. Tuy nhiên năng suất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giống, kĩ thuật chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh, mà đặc biệt là phân bón, trong đó phân bón lá là một trong những yếu tố quan trọng.
Bảng 4.8: Năng suất thực thu ở các nghiệm thức qua 3 đợt hoa
NSTB của các nghiệm thức qua 3 đợt hoa (kg/ô nghiệm thức)
Nghiệm thức
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
1 2 3 4 (ĐC)
6,23b 6,52ab
7,16a 5,19c
3,46ab 3,89a 4,12a 2,98b
2,64b 3,00b 3,58a 2,12c CV(%)
Prob
4,77 0,0011
7,34 0,0081
4,68 0,0001
* Ghi chú: Những giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng kí tự theo sau không có khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Qua bảng 4.8 cho thấy giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,01. Cụ thể qua từng đợt hoa:
Ở đợt hoa 1: nghiệm thức 2 không có sự khác biệt với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3, các nghiệm thức có xử lý phân bón lá có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cho năng suất cao nhất (7,16 kg), nghiệm thức đối chứng cho năng suất thấp nhất (5,19 kg).
Ở đợt hoa 2: các nghiệm thức 1, 2 và 3 không có sự khác biệt, nghiệm thức 1 và đối chứng không có sự khác biệt, nghiệm thức 2 và 3 có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng, trong đó nghiệm thức 3 cho năng suất cao nhất (4,12 kg) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (2,98 kg).
Ở đợt hoa thứ 3: giữa 2 nghiệm thức 1 và 2 không có sự khác biệt, nhưng có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức 3 có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với 3 nghiệm thức còn lại và tiếp tục cho năng suất cao nhất (3,58 kg), thấp nhất vẫn là nghiệm thức đối chứng (2,12 kg).
Kết hợp các kết quả trên với các kết quả ở bảng 4.6, 4.7 và 4.8 cho thấy có sự tương quan rất chặc giữa năng suất với các yếu tố cấu thành năng suất, khi cây lài sinh trưởng mạnh cho số lượng chùm bông và số bông nhiều, bông có trọng lượng nặng thì dẫn đến năng suất cao điều này được thể hiện rõ qua 3 đợt hoa. Xét tại giai đoạn cây lài sinh trưởng chậm và cho năng suất thấp nhất (ở đợt hoa 3) thì các nghiệm thức có xử lý phân bón lá vẫn cho năng suất cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, điều này cho thấy hiệu lực của phân bón lá có tác dụng đáng kể đến quá trình tăng năng suất cây lài.