Định hướng dạy học của môn toán lớp 5

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 (Trang 20 - 27)

Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Định hướng dạy học của môn toán lớp 5

Dạy học môn toán lớp 5 nhằm giúp học sinh:

Kinh nghiệm rời rạc, cụ thể (huy động tri thức cũ có liên quan)

Khái quát hóa (hình thành tri thức mới)

Quan sát và phản hồi tích cực (đặc điểm, ý nghĩa của tri thức cũ) Thử nghiệm tích cực

(thay tri thức cũ bằng tri thức mới,áp dụng)

a, Về số và phép tính

- Ôn tập và bổ sung những kiến thức về phân số: Bổ sung về phân số thập phân, hỗn số; các bài toán liên quan đến tỉ lệ .

- Biết khái niệm ban đầu về số thập phân.

- Biết đọc, viết, so sánh các số thập phân.

- Biết viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.

- Biết cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân: Cộng, trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân (cộng, trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần);

phép nhân các số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phân của tích có không quá 3 chữ số; phép chia các số thập phân với số chia có không quá 3 chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân) và thương có không quá 4 chữ số, với phần thập phân có không quá 3 chữ số; biết sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân đối với số thập phân; bước đầu biết sử dụng máy tính bỏ túi.

b, Về tỉ số phần trăm

- Biết được khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.

- Biết đọc, viết tỉ số phần trăm.

- Biết cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số.

- Biết được mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phần phân số thập phân, số thập phân và phân số.

c, Về đại lượng và đo đại lượng

- Biết khái niệm ban đầu về đại lượng đo thời gian: Vận tốc, thời gian chuyển động, quãng đường đi được, đại lượng đo diện tích và đo thể tích.

- Biết các phép tính cộng, trừ các số đo thời gian có đến hai đơn vị đo.

- Biết các phép tính nhân, chia số đo thời gian với một số.

- Biết các đơn vị đo diện tích đêcamét vuông, hectômét vuông, milimét vuông, bảng đơn vị đo diện tích, giới thiệu các đơn vị đo ruộng đất (a và ha),

mối quan hệ giữa mét vuông, a và ha.

- Biết khái niệm ban đầu về thể tích và một số đơn vị đo thể tích:

Xăngtimét khối, mét khối, đềximét khối. Đo được diện tích ruộng đất và đo thể tích.

d, Yếu tố hình học

- Nhận biết được hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ, hình cầu, và một số hình dạng khác của tam giác.

- Biết tính chu vi, diện tích hình thang, diện tích hình tam giác, hình tròn.

- Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

e, Yếu tố thống kê

- Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt

- Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin về số liệu thống kê được.

f, Về bài toán có lời văn

Biết giả và trình bày bài toán có lời văn có đến bốn bước tính, trong đó có: Một số bài toán liên quan đến tỉ lệ, các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm (tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm giá trị một phần của tỉ số phần trăm cho trước, tìm một số biết giá trị phần trăm của số đó).

- Các bài toán về hình học liên quan đến các hình đã học.

g, Phát triển và tư duy, ngôn ngữ và góp phần hình thành nhân cách cho học sinh

- Biết phát biểu nhận xét một số quy tắc, tính chất,…..bằng ngôn ngữ (nói, viết, dưới dạng công thức….) ở dạng khái quát.

- Tiếp tục phát triển năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp hình, phát triển trí tưởng tượng không gian,….

- Rèn luyện và củng cố các đức tính cho học sinh góp phần hình thành nhân cách cho trẻ đó là: tự tin, kiên trì, làm việc có kế hoạch, chăm chỉ, thật

thà, chính xác, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, … 1.1.3.2. Nội dung

Theo chương trình môn toán lớp 5 ở tiểu học thì nội dung chương trình môn toán lớp 5 gồm 175 bài học, thời lượng 5 tiết/tuần, có 35 tuần/năm. Mỗi tiết thường dao động trong khoảng 35-40 phút. Để tăng cường việc luyện tập thực hành vận dụng những kiến thức đã học vào để ứng dụng thực tiễn giúp cho học sinh có thể nắm vững kiến thức hơn thì nội dung của môn toán lớp 5 có nội dung rất gần gũi và thiết thực. Đặc biệt chương trình môn toán lớp 5 rất quan tâm tới việc ôn tập, củng cố, hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương trình toán tiểu học. Hình thức ôn tập chủ yếu thông qua hoạt động luyện tập, thực hành. Nội dung của môn toán lớp 5 được chia ra thành 5 chương cụ thể như sau:

Chương I: Phân số - khái niệm về phân số, tính chất cơ bản của phân số, so sánh hai phân số, phép cộng, trừ, nhân, chia hai phân số. Phân số thập phân, hỗn số, ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng, giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích, đề-ca-mét vuông, hec - tô - mét vuông.

Chương II: Số thập phân: Đọc, viết, so sánh số thập phân; viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. Các phép tính với số thập phân: Phép cộng, trừ, nhân, chia với một số tự nhiên, với 10, 100, 1000,…

(bằng chuyển dấu phảy trong số thập phân), tỉ số phần trăm, máy tính bỏ túi.

Chương III: Hình tam giác, diện tích hình tam giác, hình thang, diện tích hình thang, hình tròn, đường tròn (tính chu vi và diện tích hình tròn), giới thiệu về biểu đồ hình quạt . Hình hộp chữ nhật, hình lập phương (diện tích xung quanh, diện tích toàn phần). Đơn vị đo thể tích Xăng-ti-mét khối, đề-xi- mét khối, mét khối. Thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Giới thiệu hình trụ, hình cầu

Chương IV: Số đo thời gian - toán chuyển động đều, bảng đơn vị đo;

Cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian: Vận tốc, quãng đường, thời gian.

Chương V: Ôn tập: Số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo đại lượng.

Ôn tập về các phép tính với các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Ôn tập về hình học (chu vi, diện tích, thể tích) và ôn tập về giải toán.

1.1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức.

a, Phương pháp dạy học

Để dạy học nội dung môn toán lớp 5 thì giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học sau:

- Phương pháp trực quan

Khái niệm: Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp trực quan: Các phương pháp dạy học trực quan nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức. Chức năng đó của chúng chủ yếu gắn liền với sự khái quát những hiện tượng, sự kiện với phương pháp nhận thức quy nạp. Chúng cũng là phương tiện minh hoạ để khẳng định những kết luận có tính suy diễn và còn là phương tiện tạo nên những tình huống vấn đề và giải quyết vấn đề. Vì vậy phuơng pháp dạy học trực quan góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

- Phương pháp thực hành - luyện tập

Luyện tập và thực hành củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Trong luyện tập, người ta nhấn mạnh tới việc lặp lại với mục đích học thuộc những "đoạn thông tin": đoạn văn, thơ, bài hát, kí hiệu, quy tắc, định lí, công thức, ... đã học và làm cho việc sử dụng kĩ năng được thực hiện một cách tự động, thành thục. Trong thực hành, người ta không chỉ nhấn mạnh vào việc học thuộc mà còn nhằm áp dụng hay sử dụng một cách thông

minh cách tri thức để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Vì thế, trong dạy học, bên cạnh việc cho học sinh luyện tập một số chi tiết cụ thể, giáo viên cũng cần lưu ý cho học sinh thực hành phát triển các kĩ năng.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thực hành – luyện tập: Đây là phương pháp có hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát triển các kĩ năng.

Luyện tập và thực hành có hiệu quả trong việc củng cố trí nhớ, tinh lọc và trau chuốt các kĩ năng đã học, tạo cơ sở cho việc xây dựng kĩ năng nhận thức ở mức độ cao hơn. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong giờ dạy học môn toán và tất cả các môn trong chương trình tiểu học. Tuy nhiên luyện tập có xu hướng làm cho học sinh nhàm chán nếu giáo viên không nêu mục đích một cách rõ ràng và có khuyến khích cao. Dễ tạo tâm lí phụ thuộc vào mẫu, hạn chế sự sáng tạo. Do bản chất của việc nhắc đi nhắc lại nên học sinh khó có thể đạt được sự lanh lợi và tập trung, dễ tạo nên sự học vẹt, đặc biệt là khi chưa xây dựng được sự hiểu biết ban đầu đầy đủ.

- Phương pháp gợi mở - vấn đáp

Khái niệm: Phương pháp gợi mở - vấn đáp trong học toán ở tiểu học là phương pháp trong đó giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời, từ đó tiến tới những kĩ năng và kiến thức cần thiết.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp gợi mở - vấn đáp: Vấn đáp là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của học sinh, dạy học sinh cách tự suy nghĩ đúng đắn. Bằng cách này học sinh hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, thuộc lòng. Gợi mở vấn đáp giúp lôi cuốn học sinh tham gia vào bài học, làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh động, kích thích hứng thú học tập và lòng tự tin của học sinh, rèn luyện cho học sinh năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình và hiểu ý diễn đạt của người khác. Tạo môi trường để học sinh giúp đỡ nhau trong học tập. Học yếu kém có điều kiện học tập các bạn trong nhóm, có

điều kiện tiến bộ trong quá trình hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số hạn chế nhất định, hạn chế lớn nhất của phương pháp vấn đáp là rất khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và vấn đáp cho học sinh the một chủ đề nhất quán. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà học sinh thu nhận được qua trao đổi sẽ thiếu tính hệ thống, tản mạn, thậm chí vụn vặt.

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

Khái niệm: Là phương pháp dạy học trong đó thầy giáo tạo ra những tình thuống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện ra vấn đề, hoạt động tự giác tích cực để giải quyết vấn đề thông qua đó lĩnh hội tri thức, kĩ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề:

- Phương pháp này góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có học sinh sẽ xem xét, đánh giá, thấy được vấn đề cần giải quyết.

- Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng còn có những hạn chế:

- Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, phải có năng lực sư phạm tốt mới suy nghĩ để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề.

Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định.

Vì vậy để dạy học môn toán có hiệu quả thì giáo viên phải biết cách phối hợp các pháp pháp một cách linh hoạt, sử dụng đúng lúc đúng chỗ để đem lại hiệu quả cao.

b, Hình thức tổ chức

Trong dạy học môn toán ở lớp 5, giáo viên có thể sự dụng phối hợp các hình thức khác nhau như sau:

- Hình thức dạy học cả lớp - Hình thức dạy học theo nhóm - Các hình thức dạy học cá nhân

Các hình thức dạy học này cần phải được vận dụng và phối hơp một cách linh hoạt đa dang hóa trong mỗi bài dạy, phù hợp với phương pháp dạy học đã lựa chọn. Giáo viên không nên sử dụng đơn điệu một hình thức dạy học vì như thế sẽ gây cho học sinh cảm giác nhàm chán, trầm lắng không khí lớp học.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 (Trang 20 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)