Câu lạc bộ toán học

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 (Trang 39 - 45)

Chương 2. Vận dụng quy tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5

2.3. Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 bằng việc sử dụng một số hình thức

2.3.1. Câu lạc bộ toán học

- Nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các em học sinh có lòng yêu thích toán học, có năng lực học toán tốt.

- Tạo sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, có khả năng tư duy cao để tìm tòi những cách giải khác của một bài toán.

- Huy động các giáo viên đang giảng dạy Toán trong trường cùng nhau hoạt động.

- Xây dựng sự đoàn kết giữa các giáo viên trong tổ, sự đoàn kết giữa học sinh với giáo viên và học sinh với nhau để cùng tiến bộ trong học tập

2.3.1.2. Ví dụ

Ví dụ: Sử dụng hình thức câu lạc bộ để dạy: Ôn luyện các kiến thức về số tự nhiên và các phép tính cho học sinh lớp 5.

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm này, giáo viên tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động trải nghiệm + Mục tiêu: Học sinh nắm được những kiến thức về số và và các phép tính về số tự nhiên, những câu chuyện toán học hay, gương mặt toán học tốt, những bài toán hay, những cách giải hay.

Bước 2: Lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm Sử dụng hình thức câu lạc bộ

Bước 3: Chuẩn bị và lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm + Đặt tên cho câu lạc bộ: “Em yêu toán”

+ Giáo viên đưa ra chủ đề của buổi thảo luận của câu lạc bộ: “Các kiến thức về số tự nhiên và các phép tính”

+ Kế hoạch tổ chức câu lạc bộ

+ Chuẩn bị: giấy Ao, bút màu, thước kẻ, bút chì…..

+ Học sinh: Sách giáo khoa, bút, thước,….

+ Phương pháp tổ chức: Thảo luận nhóm và thuyết trình bằng giấy Ao + Đối tượng tham gia: Tất cả các học sinh trong lớp học

+ Sản phẩm: là một trang tin được trình bày trên giấy Ao bao gồm các phần:

- Tên chủ đề thảo luận - Câu chuyện toán học

- Các bài toán hay và cách giải hay - Câu hỏi đố vui về toán học

- Gương mặt toán học

+ Học sinh lập kế hoạch xây dựng nội dung của buổi thảo luận bằng cách giáo viên phô tô phiếu và phát cho học sinh có nội dung sau:

- Vấn đề thảo luận gồm những nội dung gì?

- Hãy nêu những kiến thức có liên quan đến số tự nhiên?

- Tìm những câu chuyện toán học có liên quan đến số tự nhiên và phép tính trong số tự nhiên?

- Đưa ra những tấm gương học toán tốt?

- Tìm những câu đố vui về toán học?

+ Giáo viên phát cho học sinh phiếu đã chuẩn bị

+ Học sinh hoạt động nhóm trả lời những câu hỏi trong phiếu học tập + Học sinh sẽ đưa ra những kiến thức có liên quan đến vấn đề để giải quyết vấn đề

Bước 4: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm

Sau khi đã xác định được mục tiêu và những kiến thức có liên quan giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh trải nghiệm.

+ Giáo viên chia lớp ra thành các nhóm: Mỗi nhóm sẽ cử ra một nhóm trưởng, một thư kí.

+ Nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm + Nhóm trưởng điều hành nhóm và quản lí thành viên trong nhóm làm việc và hoàn thành nhiệm vụ.

+ Các nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận trên giấy Ao bao gồm đầy đủ các mục như đã nêu ở phần chuẩn bị

+ Sau khi hết thời gian hoạt động các nhóm trình bày sản phẩm của mình bằng cách đó là cử một đại diện lên thuyết trình.

+ Các nhóm làm việc

+ Giáo viên quan sát, hỗ trợ các nhóm cần sự hỗ trợ.

Bước 5: Đánh giá kết quả trải nghiệm

Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ khi hết thời gian giáo viên yêu cầu các nhóm lên trình bày về kết quả:

+ Các nhóm đem sản phẩm của nhóm mình treo ở quanh lớp học

+ Các nhóm sẽ di chuyển và đi tới các nhóm khác để xem sản phẩm của các nhóm

+ Mỗi nhóm sẽ cử đại diện một bạn thuyết trình cho các bạn nghe về sản phẩm của nhóm mình:

Ví dụ: Kết quả

CÂU LẠC BỘ: EM YÊU TOÁN

Chủ đề: Số và các phép tính trong số tự nhiên

Gương mặt toán học Các kiến thức toán học

Các bài toán hay và cách giải

Câu chuyện toán học

Các câu hỏi đố vui về toán học

Tên chủ đề: Số và các phép tính trong số tự nhiên

+ Câu chuyện toán học: Câu chuyện về nhà toán học Gauss

Nghe nói: Ngay từ nhỏ, nhà toán học thiên tài Gauss đã bộc lộ tài năng toán học phi thường của mình. Khi ông lên 10 tuổi, trong một buổi học thầy giáo ra đề: 1+2+3+...+100 bằng bao nhiêu, xem ai trả lời nhanh được. Thầy vừa dứt lời thì ông đã giơ tay lên phát biểu: Tổng của 100 số này là 5050.

Cả lớp kinh ngạc và tỏ ý nghi ngờ ông. Riêng thầy giáo là người hiểu rõ rằng đáp án hoàn toàn chính xác, nhưng chỉ chưa hiểu làm sao mà ông tính nhanh được như vậy.

Ông đã giải thích với mọi người rằng, ông phát hiện từ số 1 đến số 100 có 100 số, trong đó có 50 cặp số đều có tổng là 101 ( các cặp số này theo thứ tự đầu cuối, ví dụ 1+100=101, 2+99=101, ...). Như vậy đáp án của bài toán sẽ là 101x50 = 5050.

Ngay từ nhỏ, Gauss đã là người rất chịu khó quan sát và suy nghĩ. Nghe nói có lần ông đứng xem người cha tính toán sổ sách, sau khi cha tính xong, ông rất nghiêm nghị nói với cha rằng: "Cha ơi, cha tính sai rồi, tổng số phải là...". Người cha kinh ngạc quyết định tính lại và thấy kết quả mà người con nói là đúng. Con ông đâu có học toán, vì lúc ấy nó mới tròn 3 tuổi, chẳng qua là từ nhỏ cậu đã thích tính toán và các con số nên đã tự học qua người lớn.

+ Các kiến thức và các bài toán về số tự nhiên:

- Kiến thức cần nhớ:

- Số tự nhiên nhỏ nhất là 0

- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị

- Trong một biểu thức nếu chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện từ trái qua phải. Nếu có có dấu ngoặc thì ta thực hiện trong ngoặc trước rồi đến nhân chia trước, cộng, trừ sau.

- Các số có tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9 là các số lẻ

- Các số có tận cùng là 2, 4, 6, 8 là các số chẵn - Bài tập:

- Bài 1: Tìm một số tự nhiên có hai chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 9 vào bên trái số đó ta được một số lớn gấp 13 lần số đã cho.

Giải:

Gọi số phải tìm là ̅̅̅ (với a khác 0; a,b nhỏ hơn 10). Viết thêm chữ số 9 vào bên trái ta được số ̅̅̅̅̅. Theo bài ra ta có:

̅̅̅̅̅ = ̅̅̅ × 13 900 + ̅̅̅ = ̅̅̅̅ × 13 900 = ̅̅̅ × 13 – ̅̅̅

900 = ̅̅̅ × (13 – 1) 900 = ̅̅̅ × 12 ̅̅̅ = 900: 12 ̅̅̅ = 75

Bài 2: Cho 3 chữ số 0, 3, 7. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số sao cho mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho. Tính tổng các số vừa lập

Giải:

Ta lập được 4 số là:

307; 703 370; 730 Tổng

(3 + 7) × 100 × 2 + (3 + 7) × 10 + (3 + 7) × 1 = 10 × 100 × 2 + 10 × 10 + 10 × 1

= 20 × 100 + 100 + 10 = 2110.

+ Câu hỏi đố vui về toán học:

Câu 1: Tìm số còn thiếu trong các hình dưới đây:

Đáp án: 2

Câu 2: Tìm số tự nhiên khi nhân với 3 và trừ đi 2 thì bằng số đảo ngược của chính nó?

Đáp số: 28

+ Gương mặt toán học: Kể về những tấm gương học toán tốt trong lớp Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung và lựa chọn những bài tốt.

Bước 5: Đánh giá kết quả của hoạt động trải nghiệm

Qua hoạt động trải nghiệm trên học sinh đã biết và nắm được các kiến thức về số và các phép tính về số tự nhiên. Học sinh đã rèn luyện được các kĩ năng thảo luận nhóm, thuyết trình, lắng nghe và phản hồi tích cực.

Những kiến thức toán lớp 5 được sử dụng: các phép tính về số tự nhiên, các kiến thức cơ bản về số tự nhiên, những bài tập có sử dụng các phép tính trong số tự nhiên, cách viết số

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)