Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.5. Kết quả điều tra
1.2.5.1. Nhận thức của giáo viên lớp 5 về hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh.
a. Vai trò
Ý kiến về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của 20 giáo viên được tôi tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm Ý
kiến Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng Kết
quả
Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng %
13 65 4 20 3 15 0 0
Nhận xét: Bảng số liệu 2.2 cho thấy gần 90% GV được hỏi cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh tiểu học là quan trọng và rất quan trọng. Còn lại cho là bình thường và không có giáo viên nào cho rằng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán là không quan trọng.
Điều đó chứng tỏ giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán ở tiểu học và trong cuộc sống.
b. Các hình thức của hoạt động trải nghiệm trong dạy môn toán
Bảng 2.3: Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp trong dạy học môn toán ở tiểu học
Các hình thức Kết quả
Số lượng %
Câu lạc bộ 20 100
Trò chơi 20 100
Hội thi, cuộc thi 16 80
Sân khấu tương tác 7 35
Tham quan, dã ngoại 10 50
Giao lưu 5 25
Hoạt động chiến dịch 1 5
Hoạt động nhân đạo 2 10
Tổ chức sự kiện 8 40
Nhận xét: Tất cả các giáo viên được hỏi đều cho rằng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp trong dạy học toán ở tiểu học là câu lạc bộ;
trò chơi; hội thi, cuộc thi.
1.2.5.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 5.
a. Mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 5.
Bảng 2.4: Thống kê ý kiến về mức độ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 5
Ý kiến Rất thường
xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Kết
quả
Số lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
0 0 4 20 9 45 7 35
Nhận xét: Bảng 2.4 cho thấy có tới 35 % giáo viên chưa sử dụng lần nào, thỉnh thoảng là 45% và thường xuyên là 20 %. Từ đó, cho thấy việc tổ chức hoạt động trải nhiệm trong dạy học môn toán còn hạn chế.
b. Thời điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 5.
Bảng 2.5: Thời điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm Ý
kiến Cuối học kì I Cuối năm học Giữa học kì Hằng tháng Kết
quả
Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng %
3 15 12 60 3 15 2 10
Nhận xét: Bảng 2.5 cho thấy hầu hết các giáo viên thì đều tổ chức vào cuối năm học, ít tổ chức vào giữa các kì học và hàng tháng.
c. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 5 được sử dụng nhiều nhất.
Bảng 2.6: Các hình thức được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động trải nghiệm môn Toán lớp 5 Hình
thức Câu lạc bộ Trò chơi Tổ chức sự kiện
Kết quả
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
7 35 8 40 5 25
Nhận xét: Bảng 2.6 cho thấy các hình thức được sử dụng nhiều nhất là câu lạc bộ, trò chơi, tổ chức sự kiện vì nó phù hợp với nhận thức cũng như nội dung môn toán ở lớp 5.
d. Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán ở lớp 5.
* Thuận lợi:
- Giáo viên luôn được nhà trường tạo mọi điều kiện cơ sở vật chất trọng khi tổ chức hoạt động trải nghiệm
- Cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, đáp ứng được việc tổ chức hoạt động - Giáo viên nhiệt tình, tích cực tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao kĩ năng chuyên môn về tổ chức hoạt động trải nghiệm
- Nội dung hoạt động trải nghiệm có tính khả thi phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
- Kiến thức, kĩ năng thiết thực phù hợp trình độ và điều kiện học tập của học sinh, học sinh dễ tiếp thu bài học.
* Khó khăn:
- Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên còn gặp ít nhiều khó khăn, học sinh chưa quen với phương pháp học tập mới, vẫn phụ thuộc vào giáo viên.
- Một số giáo viên vẫn chưa nắm chắc được qui trình tổ chức hoạt động trải nghiệm
- Giáo viên vẫn chưa quan tâm sát sao đến học sinh, học sinh hay mất trật tự trong giờ
- Đồ dùng học tập của học sinh còn chưa đầy đủ
- Học sinh tiếp thu bài chưa nhanh, hiệu quả học tập còn chưa cao
Kết quả tìm hiểu cho thấy đa số giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5. Tuy nhiên, trên thực tế các giáo viên còn ít sử dụng phương pháp này và cảm thấy khó khăn khi xây dựng một bài học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn
toán ở lớp 5, hoạt động trải nghiệm, định hướng dạy học của toán lớp 5, cơ sở thực tiễn của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5
Qua quan sát tôi thấy thực trạng việc vận dụng quy trình vào tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 5 chưa được thực hiện thường xuyên. Giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp học tập trải nghiệm trong dạy toán, chưa có hiểu biết về quy trình trải nghiệm cụ thể, thống nhất . Các giáo viên chưa có sự đầu tư vào việc thiết kế giáo án chưa quan tâm sát sao đến các em. Học sinh còn chưa được làm quen nhiều với hình thức học tập này nên còn thụ động. Vì vậy, việc vận dụng quy trình vào tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán lớp 5 là điều rất cần thiết. Điều này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở chương 2.