Chương 1 Cơ sở lí luận và ơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 2
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.3 Định hướng dạy học môn toán lớp 2
Dạy học toán 2 nhằm giúp HS:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực: biết đọc, viết các số trong phạm vi 1000; biết so sánh, phân tích cấu tạo số số có 3 chữ số; phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000; biết khái niệm ban đầu về phép nhân, phép chia; biết lập và thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia (bảng nhân, chia 2, 3, 4, 5); nhận biết được tên gọi, mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, phép cộng và phép nhân; các phần bằng nhau của đơn vị dạng ; các đơn vị đo độ dài đề-xi-mét (dm), mét (m), ki-lô-mét (km), mi-li-mét (mm); giờ và phút; ngày và tháng; ki-lô-gam (kg);
lít (l); nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tam giác, đường tròn, đường gấp khúc; biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình hình tam giác, hình tứ giác; biết giải một số bài toán có lời văn giải bằng một phép tính cộng,
trừ, nhân hoặc chia.
- Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành về: cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng trừ không nhớ trong phạm vi 1000; nhân, chia trong bảng; giải một số phương trình đơn giản dưới dạng “Tìm x”; tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính; biết đo và ước lượng độ dài, khối lượng, dung tích; biết thực hành vẽ hình theo mẫu trên giấy ô vuông, xếp, ghép hình đơn giản; biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác; biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn, chia đều bằng một phép tính; bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phát triển trí tưởng tượng không gian.
- Phát hiện, tìm tòi, tự chiếm lĩnh tri thức theo mức độ nhận thức của HS lớp 2, hình thành ở các em sự tự tin, năng động, sáng tạo, chủ động, làm việc tích cực, yêu thích học môn toán và biết cách ứng dụng toán học vào đời sống.
1.1.3.2 Nội dung
Chương trình môn toán lớp 2 là một bộ phận của chương trình môn toán ở tiểu học và là sự tiếp tục của chương trình toán 1. Chương trình toán 2 là sự kế thừa và phát triển những thành tựu dạy toán của nước ta, bên cạnh đó không ngừng đổi mới cấu trúc nội dung nhằm phù hợp với hoàn cảnh và các giai đoạn phát triển của đất nước ta.
Thời lượng tối thiểu để dạy toán lớp 2 là 5 tiết 1 tuần. Cả năm có 35 tuần lễ, tổng cộng một năm ít nhất 175 tiết, mỗi tiết từ 35 đến 40 phút.
Nội dung chủ yếu của môn toán lớp 2:
a. Số học
- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
+ Giới thiệu tên gọi và các thành phần của phép cộng, phép trừ.
+ Giới thiệu bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 20.
+ Phép cộng và phép trừ không nhớ hoặc có nhớ 1 lần phong phạm vi 100.
+ Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ.
+ Giải bài tập dạng: “Tìm x, biết a + x = b, x - a = b, a - x = b (với a, b là các số có đến 2 chữ số)”.
- Các số đến 1000. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000
+ Đọc, viết, so sánh, phân tích cấu tạo thập phân của số có 3 chữ số.
+ Phép cộng các số có đến 3 chữ số không nhớ, tổng không quá 1000.
+ Phép trừ các số có đến 3 chữ số không nhớ.
+ Tính giá trị biểu thức số có đến 2 dấu phép tính.
- Phép nhân và phép chia
+ Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép nhân: hình thành phép nhân từ phép cộng các số hạng bằng nhau. Giới thiệu các thành phần của phép nhân:
thừa số và tích.
+ Giới thiệu khái niệm ban đầu về phép chia: hình thành phép chia từ phép nhân tưng ứng. Giới thiệu các thành phần của phép chia: số bị chia, số chia và thương.
+ Lập bảng nhân 2, 3, 4, 5.
+ Lập bảng chia 2, 3, 4, 5.
+ Nhân với 1 và chia cho 1.
+ Nhân với 0 và số bị chia là 0.
+ Nhân, chia nhẩm trong bảng tính.
+ Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
+ Giải bài tập dạng: “Tìm x, biết a x = b; x a = b; : a = b, với a,b là các số, a khác 0.
+ Giới thiệu các phần bằng nhau của đơn vị dạng với n là các số tự nhiên nhỏ hơn 6).
b. Đại lượng và đo lường
- Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét, đề-xi-mét, ki-lô-mét và mi-li-mét.
Đọc, viết, chuyển đổi, thực hiện phép tính với các số đo độ dài. Tập đo và ước lượng độ dài.
- Giới thiệu về lít. Đọc, viết, thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị lít. Tập đong, đo, ước lượng theo lít.
- Giới thiệu đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam. Đọc, viết, làm tính với các số đo theo đơn vị là ki-lô-gam. Tập cân và ước lượng theo ki-lô-gam.
- Giới thiệu đơn vị đo thời gian: giờ, tháng. Thực hành xem lịch, xem giờ khi kim phút chỉ vào các số 3, 6, 12. Thực hiện phép tính với các số đo theo đơn vị thời giờ.
c. Yếu tố hình học
- Giới thiệu về đường thẳng. Ba điểm thẳng hàng.
- Giới thiệu đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc.
- Giới thiệu hình chữ nhật, hình tứ giác. Thực hành vẽ hình trên giấy ô vuông.
Giới thiệu ban đầu về khái niệm chu vi của một số hình đơn giản. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
d. Giải toán có lời văn
Giải các bài toán đơn một phép tính cộng, trừ (bài toán nhiều hơn, ít hơn), nhân, chia.
1.1.3.3 Phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học toán lớp 2 a. Phương pháp
Trong dạy học toán 2 thường sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan là phương pháp mà GV tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động trực tiếp trên các đối tượng, sự vật cụ thể nhằm giúp HS nắm bắt được kiến thức, kỹ năng của môn toán. Do nhận thức của HS lớp 2 còn mang tính cụ thể, rõ ràng nên việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học
môn toán 2 đảm bảo đúng quy luật nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Phương pháp này thường sử dụng trong dạy học hình thành kiến thức mới, những nội dung có tính chất trừu tượng.
Ví dụ: Trong dạy học toán 2: GV sử dụng que tính, hình hình học, đồng hồ, các loại thước, lịch,....
- Phương pháp gợi mở vấn đáp
Phương pháp gợi mở vấn đáp là phương pháp mà GV không trực tiếp đưa ra kiến thức toán học hoàn chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS suy nghĩ trả lời lần lượt, từ đó tiến tới kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Kiến thức toán học hình thành theo cách này sẽ được nhớ lâu, hiểu rõ và giúp HS tự tin hơn.Trong phương pháp này, GV cần xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở hợp lí. Phương pháp này được sử dụng ở tất cả các khâu trong dạy học.
- Phương pháp thực hành - luyện tập
Phương pháp thực hành - luyện tập là phương pháp GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động thực hành, luyện tập củng cố. Phương pháp này sử dụng trong các tiết “Luyện tập”, “Luyện tập chung” hoặc các tiết “Ôn tập cuối năm” giúp HS củng cố kiến thức vừa được học. Do đặc điểm ghi nhớ của HS tiểu học không bền vững, hay quên nên việc sử dụng phương pháp thực hành - luyện tập là cần thiết và có ý nghĩa lớn trong dạy học toán.
Phương pháp này đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị kỹ càng các nội dung thực hành - luyện tập và sự tích cực hoạt động của HS.
- Phương pháp giảng giải minh họa
Phương pháp giảng giải minh họa là phương pháp GV dùng lời kết hợp với phương tiện hỗ trợ giải thích kiến thức toán học có sẵn, thường là các kiến thức khó, trừu tượng. Phương pháp này sử dụng khi hình thành các kiến thức mới, các khái niệm trừu tượng hay với những tiết luyện tập hoặc ôn tập, khi
gặp một vấn đề khó mà dùng các phương pháp dạy học khác không hiệu quả, HS không hiểu rõ kiến thức hoặc hiểu chưa đầy đủ thì buộc GV phải sử dụng phương pháp giảng giải minh họa. Trong dạy học toán cần hạn chế phương pháp này vì nó mang đến sự thụ động của HS. HS lười suy nghĩ, chờ đợi vào GV.
- Bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống còn có một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, hướng người học vào trung tâm của quá trình dạy học như: phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp dạy học tích hợp, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề,....
b. Các hình thức tổ chức dạy học - Dạy học cả lớp
Dạy học cả lớp là hình thức tổ chức mà đối tượng tiếp nhận kiến thức là toàn bộ HS trong lớp học. Hình thức này được sử dụng chủ yếu trong dạy học môn toán giúp GV cung cấp lượng thông tin lớn cho một số lượng lớn HS. Tri thức được GV truyền thụ một cách hệ thống, logic, GV dễ dàng trong việc điều hành và quản lí lớp học.
Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm: HS hoạt động ít, thụ động trong tiếp nhận kiến thức, Gv chưa tập chung vào khả năng của một đối tượng cụ thể mà chỉ tập trung vào một bộ phận lớn của lớp học.
- Dạy học theo nhóm
Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức tổ chức dạy học hợp tác, qua đó HS được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học. Hình thức này khai thác được trí tuệ của tập thể HS, đồng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể, HS tích cực hoạt động, tương tác với nhau, học hỏi nhau, bộc lộ được suy nghĩ, ý kiến của mình trước các bạn học. Dạy học theo nhóm hạn chế được sự tiếp nhận thụ động của HS, giúp HS biết cách lắng nghe, bày tỏ quan điểm, lựa chọn thông
tin để có thể bổ sung kiến thức cho mình.
- Dạy học cá nhân
Dạy học cá nhân là hình thức GV dạy trực tiếp cho một cá nhân hoặc GV sử dụng các tài liệu, phương tiện học tập giao nhiệm vụ cụ thể cho từng HS.
Do khả năng nhận thức của HS là khác nhau nên việc tiếp thu tri thức ở mỗi HS cũng khác nhau, mỗi em thường có những thắc riêng nên việc dạy học cá nhân thỏa mãn được nhu cầu học hỏi riêng của HS. Trong học toán, GV có thể giúp đỡ những HS kém theo kịp chương trình, những HS khá, giỏi phát huy được năng lực nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo người tài cho đất nước. Dạy học cá nhân tạo ra sự bình đẳng để mỗi HS có thể phát triển theo năng lực và sở trường của mình. Đồng thời thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa GV và HS trên cơ sở tôn trọng sự phát triển của các em trong học tập.
Tâm lí học hiện đại chỉ ra rằng, chỉ có hoạt động tích cực của cá nhân mới là cơ sở của sự hình thành toàn bộ nhân cách của HS, vì vậy dạy học cá nhân là cần thiết để phát triển cho từng đối tượng HS cụ thể. Tuy nhiên, trong một tiết học không thể sử dụng hình thức này trong thời gian dài vì nó ảnh hưởng đến việc hoàn thành nội dung bài học.
- Bên cạnh những hình thức dạy học truyền thống, các hình thức dạy học mới cũng được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giáo dục, trong đó có hình thức dạy học ngoài lớp. Đây là hình thức tổ chức dạy HS động, tạo hứng thú học tập cho HS. Thông qua các hoạt động ngoài trời, HS sẽ hứng thú trong các hoạt động, làm việc tích cực nhằm hình thành tri thức và kỹ năng cho mình một cách tự nhiên, HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt các kiến thức đã được hình thành, biến toán học vốn khô khan trở thành những điều gần gũi trong cuộc sống giúp HS yêu quý thiên nhiên, yêu thích môn toán.