Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 2

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 2 (Trang 27 - 31)

Chương 1 Cơ sở lí luận và ơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 2

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 2

Từ những lí thuyết về HĐTN trong dạy học môn toán ở tiểu học và định hướng dạy học môn toán lớp 2, chúng tôi cho rằng: Tổ chức HĐTN trong dạy học môn toán lớp 2 là hoạt động giáo dục trong lĩnh vực toán học, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau, góp phần hình thành kiến thức và các kỹ năng toán cho HS lớp 2, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất, nhân cách và phát huy tiềm năng của cá nhân mình.

1.1.4.2 Vai trò

Việc tổ chức HĐTN trong dạy học môn toán lớp 2 làm cho HS trở thành trung tâm của quá trình dạy học, giúp cho tất cả các HS trong lớp đều có

công ăn việc làm” phù hợp với khả năng của bản thân; tăng hứng thú học tập của các em. HS học yếu cũng cảm thấy vui vẻ, thích thú khi được tham gia vào các hoạt động trong suốt bài học. Các em sẽ tích cực hoạt động để chiếm lĩnh tri thức chứ không còn thụ động, phụ thuộc vào GV. Bên cạnh đó, việc tổ chức các HĐTN còn góp phần tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa GV và HS, giúp GV hiểu các em hơn, HS không còn lo sợ khi nhìn cô. HS và HS cũng đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với nhau nhiều hơn.

1.1.4.3 Nội dung

Trong quá trình dạy học trải nghiệm, GV cần lựa chọn các nội dung thích hợp phù hợp với HS và điều kiện thực tế địa phương.

Yêu cầu của nội dung HĐTN trong dạy học môn Toán lớp 2:

- Nội dung trải nghiệm phải nằm trong chương trình môn toán lớp 2 - Phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS

- Phải phù hợp với điều kiện thực tế địa phương - Đa dạng về hình thức, phương pháp tổ chức

- Có sự tham gia của nhiều lực lượng trong xã hội 1.1.4.4 Hình thức

Trong tổ chức HĐTN có rất nhiều hình thức như: câu lạc bộ; sân khấu tương tác; tham quan, dã ngoại; hội thi, cuộc thi; tổ chức sự kiện; giao lưu;

chiến dịch; diễn đàn; hoạt động nhân đạo; lao động công ích; sinh hoạt tập thể; nghiên cứu khoa học;… Tuy nhiên, trong tổ chức hoạt động trải nghiệm môn toán ở tiểu học, một số hình thức phù hợp là: câu lạc bộ; trò chơi học tập;

hội thi, cuộc thi; tham quan, dã ngoại; sân khấu tương tác.

Trong các hình thức trải nghiệm, theo tôi hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS lớp 2 là trò chơi học tập.

a. Khái niệm

Trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải trí, là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của con người nói chung. Trò chơi có nội dung nhất định, có chủ đề, có luật chơi. Đôi khi trò chơi cũng được sử dụng như một công cụ giáo dục có tác dụng “học mà chơi, chơi mà học”.

Thông qua trò chơi người chơi có thể rèn luyện thể lực, trí tuệ, khả năng phối hợp với người khác,....

Trò chơi học tập là trò chơi mà chủ đề, nội dung, luật chơi gắn với nội dung học tập cụ thể giúp HS khai thác tối đa các kiến thức đã được học vào tình huống cụ thể trong thực tế từ đó HS được thực hành luyện tập và mở rộng các kiến thức đã học.

b. Vai trò

Bản chất của trò chơi là tổ chức các hoạt động cho HS mang tính chất vừa học vừa chơi, chơi vui vẻ, học nhẹ nhàng mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.

Luật chơi của trò chơi giúp HS hiểu được các quy tắc, trình tự của trò chơi, bên cạnh đó trò chơi giúp các em đoàn kết, hình thành khả năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác với đồng đội, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải

quyết vấn đề,....

Trò chơi học tập môn toán góp phần rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, tính nhanh,… Khi chơi, HS vận dụng các kinh nghiệm của bản thân và các kiến thức toán học vào các tình huống cụ thể. Do đó, HS được củng cố, mở rộng kiến thức. Trò chơi học tập rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, HS trở nên nhạy bén hơn, tốc độ giải quyết vấn đề nhanh hơn, chính xác hơn. Bên cạnh đó, trò chơi còn giúp các em được thay đổi hình thức dạy học, quá trình học môn toán trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn.

c. Cách tiến hành

* Lựa chọn trò chơi

- GV cần xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt (khởi động, hình thành kiến thức mới, hình thành kỹ năng, kỹ xảo hay củng cố, luyện tập,…)

- GV lựa chọn trò chơi phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đó.

* Chuẩn bị tổ chức trò chơi

- GV cần thiết kế chi tiết trò chơi. Trong đó, cần xác định mục tiêu, nội dung chơi, đưa ra luật chơi rõ ràng cụ thể, dự kiến thời gian, kết quả chơi.

- GV chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ trò chơi (tấm bìa, con số,…)

* Tổ chức trò chơi

- GV giới thiệt tên trò chơi, nội dung chơi, phổ biến luật chơi, hướng dẫn chơi, chơi thử nếu cần thiết và đưa ra các phần thưởng cho người thắng cuộc.

- GV tổ chức cho HS chơi. Trong quá trình HS chơi, GV theo dõi quá trình hoạt động, thực hiện luật chơi, sự sáng tạo trong khi chơi, động viên khuyến khích và đảm bảo an toàn trong khi chơi.

* Nhận xét, đánh giá kết quả sau khi chơi

- Tiêu chí nhận xét: mức độ nắm vững luật chơi, cách chơi, kết quả chơi, thái độ hợp tác với người khác (nếu chơi theo nhóm).

- GV có thể gợi ý cho HS nhận xét cuộc chơi theo các tiêu chí trên. Nếu

HS yếu và không có khả năng nhận xét thì GV nhận xét.

- Phát phần thưởng (nếu có)

d. Yêu cầu sử dụng trò chơi trong dạy học môn toán lớp 2:

+ Trò chơi phải thực hiện mục tiêu của một bài học hoặc một nội dung nhất định.

+ Luật chơi dễ hiểu, ngắn gọn, dễ thực hiện.

+ Hình thức cần đa dạng giúp HS phối hợp các hoạt động thể chất với hoạt động trí tuệ.

+ Gv phải chuẩn bị kỹ càng, tỉ mỉ, chu đáo cho việc tổ chức trò chơi.

e. Ưu điểm và nhược điểm:

+ Giai đoạn đầu tiểu học nên rất thích các hoạt động vui chơi nên trò chơi học tập rất thích hợp cho HS lớp 2.

+ Trò chơi là một hình thức học tập mang lại không khí sôi nổi, bớt căng thẳng, bớt nặng nề, thích thú trong vòng 35’ - 40’ tiết học toán.

+ Trò chơi hình thành cho HS lớp 2 những phẩm chất tốt: đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ,...

+ Trò chơi nâng cao tính tự chủ của HS, tích cực và tự giác trong hoạt động.

+ Trò chơi còn mang lại sức mạnh thi đua giữa các cá nhân, nhóm; các em thể hiện được tình cảm, thái độ khi chiến thắng và khi thất bại, với mong muốn chiến thắng, được thầy cô giáo và các bạn ghi nhận kết quả và thành tích mà các em đã vận dụng và huy động toàn bộ sức lực, trí tuệ, sự chú ý, trí thông minh, sự sáng tạo của bản thân.

+ Bên cạnh những ưu điểm mà trò chơi học tâp mang lại thì nó cũng có một số hạn chế sau: khó củng cố được kiến thức, HS dễ sa vào chơi nhiều hơn mà quên mất nhiệm vụ,...Vì vậy trong quá trình tổ chức trò chơi GV cần hạn chế tối đa các nhược điểm này.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán lớp 2 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)