Thực trạng nghe được biểu hiện trong dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4,5

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn kể chuyện (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.3. Thực trạng nghe được biểu hiện trong dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4,5

1.3.3.1. Mục tiêu khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy và học phân môn Kể chuyện lớp 5 ở trường Tiểu học Xuân Hòa nhằm thu thập những thông tin về tình hình dạy và học phân môn Kể chuyện để rèn kĩ năng nghe cho học sinh, tìm ra những ƣu điểm và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình dạy học để rèn kĩ năng nghe cho học sinh, từ đó đƣa ra đƣợc những biện pháp mới nhằm khắc phục những hạn chế đó.

1.3.3.2. Đối tượng khảo sát

Để nắm đƣợc thực trạng dạy và học nhằm rèn kĩ năng nghe qua phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Xuân Hòa, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 6 giáo viên đã và đang giảng dạy ở khối lớp 4 và 100 học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Xuân Hòa - Phúc Yên -Vĩnh Phúc.

1.3.3.3. Nội dung khảo sát.

- Đối với giáo viên:

+ Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc rèn kĩ năng nghe qua phân môn Kể chuyện lớp 4.

+ Tìm hiểu những khó khăn của khi tổ chức dạy luyện nghe trong giờ học Kể chuyện.

+ Tìm hiểu những hình thức, phương pháp giáo viên thường sử dụng trong tiết Kể chuyện.

- Đối với học sinh:

+ Tìm hiểu hứng thú, nhu cầu của học sinh khi học tiết Kể chuyện.

+ Tìm hiểu những khó khăn của học sinh lớp 5 khi học phân môn Kể chuyện.

1.3.3.4. Các phương pháp khảo sát - Dự giờ quan sát giờ dạy.

- Phương pháp phỏng vấn.

- Tham khảo giáo án.

1.3.3.5. Phân tích kết quả.

a) Thực trạng dạy học Kể chuyện rút ra từ kết quả điều tra của giáo viên.

Chúng tôi tiến hành phát phiếu thăm dò về nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc rèn kĩ năng nghe, những phương pháp hình thức các thầy cô sử dụng trong dạy học Kể chuyện (Phụ lục 1). Chúng tôi tiến hành tổng hợp phân tích thành một số bảng dưới đây:

Bảng 1: Đánh giá về nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc rèn kĩ năng nghe qua phân môn Kể chuyện lớp 4

Nội dung Số lƣợng giáo viên tham gia khảo sát

Số lƣợng giáo viên

tán thành Tỉ lệ

Rất cần thiết 6 4 66, 67%

Cần thiết 6 2 33,33%

Không cần thiết 6 0 0%

Bảng 2: Những khó khăn của giáo viên khi tổ chức dạy luyện nói trong tiết Kể chuyện

Gặp khó khăn trong những hoạt động dạy học

Số lƣợng tham gia

Số lƣợng tán

thành Tỉ lệ

Tổ chức các hoạt động cho học sinh kể 6 2 33,33%

Kĩ năng sử dụng các phương pháp mới

trong dạy học Kể chuyện 6 4 66,67%

Bảng 3: Những hình thức và phương pháp giáo viên thường sử dụng trong dạy Kể chuyện

Hình thức, phương pháp

Số lƣợng GV khảo sát

GV tán

thành Tỉ lệ

Hình thức

Nhóm 6 6 100%

Cá nhân 6 6 100%

Cả lớp 6 6 100%

Phương pháp

Rèn luyện theo mẫu 6 6 100%

Thực hành giao tiếp 6 6 100%

Phân vai 6 6 100%

Trò chơi 6 3 50%

Qua các bảng kết quả trên chúng tôi nhận thấy giáo viên tuân thủ kế hoạch dạy học theo phân bố chương trình. Xác định đúng mục đích dạy học Kể chuyện. Biết phân bố thời gian dành cho các hoạt động trong một tiết học.

Biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một tiết học.

Phân môn Kể chuyện chỉ chiếm một tiết trên tuần nên giáo viên chƣa thực sự chú trọng chuẩn bị đầu tƣ thời gian. Do đó chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nghe của học sinh. Các câu chuyện cô kể chƣa thực sự gây hứng thú, thu hút học sinh bởi vì cách thức, phương pháp tổ chức dạy kể chuyện chưa đáp ứng nhu cầu đƣợc nghe của các em.

Giáo viên đã yêu cầu học sinh nghe cô kể và kể lại câu chuyện theo lời của mình. Tuy nhiên, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh các cách nghe kể chuyện sao cho hiệu quả. Do đó, học sinh sau khi nghe kể xong chƣa rút ra đƣợc nội dung, ý nghĩa câu chuyện và chỉ một vài học sinh kể lại đƣợc câu chuyện theo lời của mình hay kể lại chƣa kết hợp đƣợc các cử chỉ, điệu bộ nét mặt.

Việc sử dụng các phương pháp phương tiện trực quan vào các câu chuyện có hiệu quả rất lớn trong việc gây hứng thú cho các em. Tuy nhiên việc lạm dụng các phương tiện trực quan sẽ làm học sinh mất đi khả năng tập trung nghe mà chỉ chú ý vào kênh hình.

b) Thực trạng nghe được biểu hiện trong học phân môn Kể chuyện lớp 4, 5 Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng dạy của giáo viên, chúng tôi tiến hành thăm dò nhu cầu về hứng thú học tập phân môn Kể chuyện lớp 4. Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu về nhu cầu và hứng thú học tập, cũng nhƣ việc tham gia các hoạt động trong giờ Kể chuyện, về thực trạng học kể chuyện trên lớp của học sinh lớp 4 (Phụ lục 2). Chúng tôi đã hệ thống hóa thành một số bảng sau:

Bảng 4: Sự hứng thú của học sinh khi học tiết Kể chuyện

Nội dung Số lƣợng học sinh khảo sát

Số lƣợng học sinh

tán thành Tỉ lệ (%)

Hứng thú 100 80 80%

Bình thường 100 20 20%

Không thích 100 0 0%

Bảng 5: Lý do học sinh hứng thú với tiết kể chuyện

Lý do hứng thú Số lƣợng học sinh khảo sát

Số lƣợng học sinh tán thành

Tỉ lệ (%)

Vì đƣợc nghe các bạn kể 100 70 70%

Đƣợc kể cho các nghe 100 35 35%

Đƣợc rèn kĩ năng nghe và

kể lại câu chuyện 100 20 20%

Vì tiết học không căng thẳng

gò bó nhƣ tiết học khác 100 100 100%

Bảng 6: Tìm hiểu hứng thú của học sinh khi với các hoạt động trong giờ Kể chuyện

Hoạt động Số lƣợng học sinh khảo sát

Số lƣợng học sinh tán thành

Tỉ lệ (%)

Khi nghe thầy cô kể 100 90 90%

Hoạt động tập theo nhóm 100 65 65%

Hoạt động thi kể trước lớp 100 32 32%

Trao đổi nội dung, ý nghĩa truyện 100 25 25%

Qua các bảng phân tích trên ta nhận thấy đa số các học sinh đều rất thích học Kể chuyện và thích nghe cô kể chuyện. Nhƣng hầu hết các em nghe Kể chuyện chỉ với mục đích là để giải trí thƣ giãn mà không thực hiện đƣợc mục tiêu nghe hiểu của dạy học Kể chuyện.

Các em chỉ thích nghe người khác kể mà không thích tập kể lại các câu chuyện điều này cho thấy rằng các câu chuyện sau khi đƣợc kể chƣa đọng lại ở các em. Việc trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện các em cũng chƣa hoạt động một cách tích cực, sôi nổi. Từ đó ta nhận thấy nguyên nhân sâu xa đó chính là các em chƣa nghe câu chuyện một cách tập trung, chƣa có biện pháp nghe phù hơp dẫn đến việc nghe chƣa đạt hiệu quả cao.

Mặt khác, học sinh ngày càng thông minh, kiến thức về thế giới xung quanh ngày càng mở rộng nên những câu chuyện mà các em đƣợc nghe cũng phải ngày càng mở rộng. Nhiều câu chuyện vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nghe của các em.

Từ nghiên cứu thực tế cho thấy đặc điểm tâm lý, học sinh lớp 4,5 rất hiếu động nên các em thiếu kiên trì để có thể nghe tập trung câu chuyện. Điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình nghe của các em.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn kể chuyện (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)