Biểu hiện của rèn kĩ năng nghe qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy Kể chuyện

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn kể chuyện (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NGHE CHO HỌC

2.1.3. Biểu hiện của rèn kĩ năng nghe qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy Kể chuyện

Ở lớp 4,5 học sinh đƣợc học ba dạng bài kể chuyện: kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp, kể chuyện đã nghe, đã đọc, kể chuyện đƣợc chứng kiến và tham gia. Với mỗi dạng bài lại có từng phương pháp hình thức tổ chức riêng.

2.1.3.1. Biểu hiện của rèn kĩ năng nghe qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy kiểu bài kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp

Đối với dạng bài kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp thì giáo viên thường sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu. Giáo viên phải có khả năng tạo mẫu, kể chuyện vừa đúng và vừa hay. Lời kể của thầy cô là một phương tiện trực quan trong biện pháp dạy học

Tuy nhiên, khả năng lắng nghe của học sinh rất quan trọng. Bởi trong khi GV kể mẫu, ngoài việc quan sát tranh minh họa, đồ dùng trực quan, điệu bộ, cử chỉ củ GV thì HS cần rèn cho mình khả năng lắng nghe chính xác. Vì dung lƣợng mỗi câu chuyện là nhiều nên học sinh cần biết lắng nghe có chọn lọc.

Mặt khác, GV cần rèn cho các em năng lực nghe gắn với hình dung tưởng tượng sao cho mỗi HS như được chứng kiến câu chuyện xảy ra.

Khi nghe cô kể mẫu xong thì các em có thể kể lại câu chuyện theo từng đoạn, kể lại toàn bộ câu chuyện, phân vai kể chuyện tùy theo độ dài ngắn của câu chuyện hay tính chất của câu chuyện để kiểm chứng hiệu quả của việc lắng nghe câu chuyện.

Ví dụ: Nghe cô kể câu chuyện “Những chú bé không chết” (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, tuần 23)

- Cô kể mẫu cho học sinh nghe một cách lôi cuốn, hấp dẫn thể hiện đƣợc giọng điệu của từng nhân vật:

+ Giọng hồi hộp, phân biệt lời kể các nhân vật (lời kể tên sĩ quan hống hách, sau ngạc nhiên kinh hãi, hoảng loạn. Các câu trả lời của chú bé du kích:

dõng dạc, kiêu hãnh.

+ Nhấn giọng: “vẫn là chú bé mặc áo sơ mi màu xanh có hàng cúc trắng”. Đây là chi tiết có ý nghĩa sâu xa gợi sự bất tử của chú bé.

2.1.3.2. Biểu hiện của rèn kĩ năng nghe qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy kiểu bài kể lại chuyện đã nghe, đã đọc.

Đối với kể lại chuyện đã nghe, đã đọc, các em phải tự giác đọc nhiều truyện hay phải chú ý lắng nghe những câu chuyện đã đƣợc kể để có thể kể lại cho các bạn trong lớp nghe. Dạng kể chuyện này cần phải phát huy khả năng giao tiếp của các em nên thực hành giao tiếp trong giờ kề chuyện là thực sự cần thiết. Các em không chỉ đƣợc luyện nói mà còn đƣợc rèn kĩ năng lắng nghe từ bạn.

Khi một thành viên trong nhóm kể vừa đƣợc luyện cách kể chuyện đồng thời thành viên khác trong nhóm có cơ hội lắng nghe và đƣa ra những nhận xét cho bạn và cho chính bản thân mình. Biểu hiện của kĩ năng nghe ở đây là lắng nghe các thành viên trong nhóm học cách lắng nghe từ nhiều người khác chứ không chỉ riêng gì từ cô giáo.

Để sử dụng tốt phương pháp này giáo viên cần tạo điểu kiện cho mỗi học sinh ở các trình độ khác nhau ít nhất đƣợc thực hành kể một câu chuyện mà các em đã chuẩn bị trước. Để chuẩn bị tốt câu chuyện được kể giáo viên định hướng cho các em câu chuyện được kể và yêu cầu phải tự tập kể trước ở nhà.

Ví dụ: Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về lòng dũng cảm) (SGK Tiếng Việt, tập 2, tuần 26)

Hoạt động 1: GV giới thiệu lòng dũng cảm để học sinh hiểu thế nào là lòng dũng cảm.

+ Là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.

+ Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.

Hoạt động 2: GV giới thiệu một vài truyện cổ tích, thiếu nhi nói về lòng dũng cảm nhƣ Sọ Dừa, Thạch Sanh, Chú bé tí hon.

Hay chuyện về thiếu niên Lê Vặn Tám đã dùng xăng tự tẩm xăng vào mình và tự thiêu mình để đốt kho đạn của giặc, chuyện anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai,…

Hoạt động 3: Tổ chức cho các em kể câu chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe và rèn luyện kĩ năng nghe tập trung, nghe hiểu cho các em.

- GV yêu cầu HS kể cho nhau nghe.

- Yêu cầu HS nhận xét bài kể của các bàn theo các tiêu chí:

+ Nội dung: Câu chuyện đã nói về những tấm gương thể hiện lòng dũng cảm chƣa?

+ Hình thức: kể lưu loát, thể hiện các biểu hiện nét mặt cử chỉ.

Nếu HS nhận xét một cách chi tiết đầy đủ và có thể kể lại câu chuyện bạn kể thì mục đích nghe đã đạt yêu cầu.

2.1.3.3. Biểu hiện của rèn kĩ năng nghe qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy kiểu bài kể lại câu chuyện đã được tham gia, chứng kiến

Kể lại chuyện tham gia chứng kiến khác với kể chuyện đã nghe đã đọc là các sự việc hiện tượng đều là người thật, việc thật nên các em rất dễ nhớ nhưng lại không có tính văn học nên rất dễ khô khan gây chán nản cho người nghe. Đối tƣợng nghe ở đây chính là những bài học rút ra từ cuộc sống thực tiễn có thể trong gia đình, ở trường, ở trên đường đi học.

Để thu hút học sinh lắng nghe giáo viên nên định hướng và hướng dẫn học sinh chọn các câu chuyện có nội dung thú vị. Có thể chọn cách tổ chức lớp học nhƣ một cuộc thi kể chuyện, thuyết trình,…

Ví dụ: Kể một câu chuyện về việc em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng xanh sạch đẹp.

- GV tổ chức lớp tham gia vào chương trình “Tuyên truyền và bảo vệ môi trường nơi em sống”.

- Một HS làm dẫn chương trình và mời lần lượt từng học sinh kể về những hành động làm sạch bảo vệ môi trường như: Em thường quét đường quanh cổng nhà em, bác trưởng thôn thường xuyên tuyên truyền mọi người bảo vệ đường làng, ngõ xóm,..

- Học sinh ở dưới lớp lắng nghe, góp ý cho bạn.

Tùy vào mỗi dạng bài giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, sử dụng các phương tiện hỗ trợ để học sinh có thể lắng nghe câu chuyện một cách hiệu quả nhất. Với sự phát triển của các phương tiện hiện đại như ngày nay thì việc kết hợp kể chuyện với các phương tiện hỗ trợ mang lại rất nhiều tác dụng trong dạy học kể chuyện cho các em. Bài học kể chuyện nào cũng có thể sử dụng các phương tiện trực quan. Thay vì kể bằng lời, cô có thể cho các em xem tivi, video liên quan đến vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn kể chuyện (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)