CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Mô tả thực nghiệm
3.4.5. Giáo án thực nghiệm
Chúng tôi đƣa ra hai giáo án:
Giáo án thực nghiệm: Kể chuyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng” (Tiếng Việt lớp 4, tập 2, Tuần 29).
Giáo án thực nghiệm: Kể chuyện đã đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sƣ trọng đạo của người Việt/ Kể lại một kỉ niệm về thầy cô giáo em qua đó thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo) (Tiếng Việt lớp 5, tập 2, tuần 27).
GIÁO ÁN KỂ CHUYỆN LỚP 4
BÀI DẠY: ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG (TUẦN 29, TIẾNG VIỆT 4, TẬP 2, TRANG 106) I. Mục tiêu
Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa kể lại đƣợc từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Lắng nghe giáo viên kể mẫu để có thể hiểu và kể lại đƣợc truyện.
- Rèn cho học sinh năng lực nghe gắn với hình dung tưởng tượng sao cho mỗi học sinh nhƣ chứng kiến đƣợc câu chuyện xảy ra.
- Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn.
3. Hiểu được nội dung câu chuyện:
- HS biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện: Phải mạnh dạn đi đây đi đó mới mở rộng tầm hiểu biết mau khôn lớn, vững vàng.
II. Chuẩn bị, đồ dùng dạy học - Giáo viên:
+ Đọc kĩ truyện, tập kể cho sinh động, hấp dẫn.
+ Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa ( Sử dụng máy chiếu) + Mũ đội đầu hình con ngựa, hình Đại Bàng Núi, hình Sói Xám để học sinh đóng vai kể chuyện.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4, tập 2 - Học sinh:
+ Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 2.
III. Phương pháp dạy học:
Giáo án sử dụng các phương pháp sau: phương pháp đàm thoại, luyện tập thực hành, trực quan.
IV. Hoạt dộng dạy học:
Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu truyện:
- Hôm nay các em sẽ đƣợc nghe kể câu chuyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng”. Câu chuyện này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
- Trước khi nghe kể chuyện, các em hãy quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện trong sách giáo khoa.
2. GV kể chuyên:
- GV kể lần 1: GV kể với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS chú ý lắng nghe.
Ngựa mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi (trắng nõn nà, bồng bềnh, yêu chú ta nhất, cạnh mẹ, suốt ngày, đáng yêu, vững vàng, loang loáng, mê quá, ƣớc ao,..).
Giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng, hào hứng ở đoạn cuối Ngựa Trắng đã biết phóng nhƣ bay.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh họa trong sách giáo khoa, học sinh nghe, kết hợp nhìn tranh minh họa.
Phần lời ứng với mỗi tranh:
Tranh 1: Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau.
Tranh 2: Ngựa Trắng ƣớc ao có cánh nhƣ Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó:
muốn có cánh phải đi tìm, đứng suốt ngày quanh quẩn bên mẹ.
Tranh 3: Ngựa Trắng xin phép mẹ đƣợc đi xa cùng đại bàng.
Tranh 4: Sói Xám ngáng đường Ngựa Trắng.
Tranh 5: Đại Bàng Núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, cứu Ngựa Trắng thoát nạn.
- HS tập kể lại câu chuyện theo nhóm.
- Thi kể lại câu chuyện trong nhóm.
- Một vài học sinh lên bảng kể lại câu chuyện trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét theo các tiêu chí cô đƣa ra.
- Bốn HS tương ứng với 4 nhân vật kể lại câu chuyện.
Tranh 6: Đại Bàng sải cánh. Ngựa Trắng thấy bốn chân mình thật sự bay nhƣ Đại Bàng.
- GV kể lại lần 3 nếu cần.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện vào trao đổi ý nghĩa câu chuyên:
a) Kể chuyện theo nhóm:
- Mỗi nhóm HS gồm 3 em nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện (mỗi em kể theo 2 tranh). Sau đó từng em kể toàn bộ câu chuyện và cùng các bạn trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV đi quanh lớp quan sát, hướng dẫn.
b) Thi kể trước lớp:
- GV mời 1- 2 nhóm học sinh thi kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- GV mời một số em thi kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện.
- GV mời một số học sinh nhận xét theo các tiêu chí:
+ Kể đã đúng, đầy đủ nội dung hay chƣa.
+ Kể diễn cảm, biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để thể hiện câu chuyện hay chƣa.
- HS tập kể theo nhóm.
- HS thi kể chuyện theo nhóm.
- HS thi kể cá nhân.
- HS nhận xét theo các tiêu chí cô đƣa ra.
- GV nhận xét, khen ngợi.
c) Đóng vai kể chuyện:
- GV mời 4 em tương đương với 4 nhân vật trong truyện nên đóng vai kể lại câu chuyện.
- GV mời học sinh nhận xét theo các tiêu chí:
+ Bạn đã kể đúng lời, thể hiện đúng giọng điệu của nhân vật hay chƣa?
+ Bạn đã biết sử dụng nét mặt, cử chỉ, hành động phù hợp với nhân vật hay chƣa?
- GV nhận xét, khen ngợi và tổ chức cho HS bình chọn bạn KC hấp dẫn nhất.
d) Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện:
- GV dẫn dắt: Các em đã đƣợc nghe cô kể chuyện và cũng đã tự mình kể đƣợc câu chuyện bây giờ cô cùng các em đi tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- GV mời 1HS trả lời câu 1: Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ đƣợc đi xa cùng Đại Bàng Núi?
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi để trả lời.
Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa
- HS đóng vai, mỗi nhân vật sẽ đội mũ
- HS khác quan sát, lắng nghe và nhận xét theo tiêu chí cô đƣa ra.
- HS lắng nghe.
- Vì nó mơ ƣớc có đƣợc đôi cánh giống nhƣ Đại Bàng Núi.
- Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa
Trắng điều gì?
- GV mời một HS khác nhận xét sau đó chốt lại ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng : Đi một ngày đàng học một sàng khôn/ Đi cho biết đây biết đó/ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
- 1,2 HS nhắc lại câu tục ngữ.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu câu HS về tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Dặn các em về chuẩn bị bài sau.
Trắng sự tự tin, bạo dạn hơn, làm cho bốn vó của Ngựa Trắng trở thành những cái cánh.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
GIÁO ÁN KỂ CHUYỆN LỚP 5
BÀI DẠY: KỂ CHUYỆN ĐƢỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA (TUẦN 27, TIẾNG VIỆT 5, TẬP 2)
I. Mục tiêu
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện, đoạn truyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia về truyền thống tôn sƣ trọng đạo hay lòng biết ơn.
- Hiểu nội dung câu chuyện, trao đổi đƣợc với các bạn về nội dung, ý nghĩa và bài học của câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Phương pháp dạy học
Kể chuyện, thực hành giao tiếp.
III. Đồ dùng dạy - học
- Một số truyện viết về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt, tấm gương về lòng biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô trong cuộc sống hàng ngày.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
- Phiếu viết dàn ý bài kể chuyện.
+ Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật + Mở đầu câu chuyện
+ Diễn biến câu chuyện
- Những bông hoa ghi tên học sinh kể chuyện - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá
- Cờ báo hiệu lƣợt kể.
IV. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau kể câu chuyện về truyền thống hiếu học của dân tộc.
- Gọi 1 học sinh nêu ý nghĩa của truyện - Nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu:Từ xƣa đến nay dân tộc ta có truyền thống tôn sƣ trọng đạo. Đó là truyền thống vô cùng quý báu mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. Để hiểu thêm về truyền thống này, cô và các em sẽ cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện về lòng tôn sƣ trọng đạo và lòng biết ơn trong cuộc sống.
2.2.Hướng dẫn học sinh theo kể chuyện a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài
- GV yêu cầu học sinh 1 học sinh đọc đề bài, học sinh khác đọc thầm.
- Giáo viên viết đề tài bài lên bảng, gạch chân dưới từ quan trọng.
- 3 học sinh nối tiếp kể câu chuyện
- 1 học sinh nêu ý nghĩa của truyện
- Học sinh lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS đọc:
Đề 1: Kể một câu chuyện trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt.
Đề 2: Kể lại một kỉ niệm về thầy
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ: tôn sƣ trọng đạo
- Gọi học sinh đọc gợi ý 1, 2 trong sách giáo khoa.
- GV mời một số học sinh nêu những việc làm thể hiện truyền thống tôn sƣ trọng đạo.
- GV nhận xét, khen ngợi.
- Giáo viên định hướng hoạt động và khuyến khích học sinh: Theo gợi ý, trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương về lòng biết ơn hay những việc làm về truyền
cô giáo em qua đó thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo
-HS trả lời:
+Tôn sƣ là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo mọi lúc, mọi nơi.
+Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
- 2 học sinh đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi sách giáo khoa.
- HS nêu đƣợc một số việc làm nhƣ sau:
+ HS kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
+ HS đã trưởng thành nhớ về thầy cô giáo cũ
+ Cán bộ địa phương quan tâm phát triển giáo dục.
+ Nhân dân địa phương tham gia xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp.
thống tôn sƣ trọng đạo. (GV có thể kể mẫu 1 câu chuyện)
- GV yêu cầu: Các em hãy giới thiệu tên câu chuyện đã định kể và nói rõ : Em chọn kể chuyện gì? Em được chứng kiến hay tham gia?
- Giáo viên dán bảng phụ ghi sẵn dàn ý bài kể chuyện lên bảng:
+ Giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật + Mở đầu câu chuyện (chuyện xảy ra khi nào, ở đâu?)
+ Diễn biến câu chuyện (chuyện diễn ra như thế nào?)
+ Kết thúc câu chuyện (số phận hoặc tình trạng của nhân vật chính?)
+ Dặn học sinh: Cần kể tự nhiên với giọng kể không phải đoc, có đầu, có cuối, nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể. Với những câu chuyện dài các em có thể kể vài đoạn.
b. Học sinh thực hành kể chuyện và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện:
- GV tổ chức cho học sinh kể chuyện theo nhóm đôi, theo dõi, hướng dẫn các nhóm kể chuyện.
- GV tổ chức cho học sinh thi kể chuyện trước lớp. Ghi tên học sinh kể chuyện lên
- 1 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Học sinh gạch nhanh những ý chính của câu chuyện định kể theo dàn ý.
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe, đến lƣợt học sinh nào thì dựng cờ báo hiệu lƣợt kể. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện khi kể xong, tham gia thi kể trước lớp,
bông hoa, cài lên bảng. Mỗi học sinh kể xong nói ra ý nghĩa, bài học từ câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS khi nghe câu chuyện của bạn nên chú ý và có thể ghi tóm tắt ý chính của câu chuyện ra nháp để nhớ câu chuyện hơn.
- Dán tiêu chuẩn đánh giá lên bảng:
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ điểm + Cách kể chuyện hay có kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
+ Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
+ Trả lời đúng câu hỏi của bạn.
- Giáo viên cho cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất, có câu chuyện hay nhất theo tiêu chí đã đặt ra.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh kể chuyện hay, cách kể tự nhiên và hấp dẫn.
3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục sưu tầm kể những câu chuyện về truyền thống tôn sƣ trọng đạo.
- Tích cực tham gia các hoạt động để phát huy truyền thống tôn sƣ trọng đạo, lòng biết ơn của dân tộc.
trả lời các câu phỏng vấn:
+ Bạn hãy nói ý nghĩa câu chuyện ban vừa kể?
+ Trong câu chuyện vừa kể ai là tấm gương về truyền thống tôn sư trọng đạo hay lòng biết ơn?
+ Em học tập đƣợc gì qua câu chuyện?
- HS nhận xét bạn theo tiêu chí đánh giá.
- Cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- Hướng dẫn chuẩn bị cho giờ học tuần sau: Về nhà các em đọc trước bài của tuần sau, chuẩn bị sẵn câu chuyện theo gợi ý.