Luyện nghe kết hợp với ghi chép

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn kể chuyện (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG NGHE CHO HỌC

2.2. Những biện pháp rèn kĩ năng nghe

2.2.4. Luyện nghe kết hợp với ghi chép

Trí nhớ của con người có thể bị lãng quên theo thời gian nên để lưu trữ những gì quan trọng và làm tƣ liệu thì việc ghi chép là rất quan trọng. Bởi ghi chép sẽ bổ sung cho trí nhớ, giúp cho người nghe lưu giữ được tư liệu và có tƣ liệu sử dụng khi cần thiết. Vì vậy, việc ghi chép cũng là một biện pháp rèn luyện kĩ năng nghe.

Có 2 cách để nghe kết hợp với ghi chép Một là vừa nghe vừa ghi chép:

Cách này thường dùng trong giao tiếp trực tiếp đặc biệt là học sinh nghe thầy cô giáo giảng bài. Với cách này phải sử dụng tổng hợp của nhiều yếu tố:

chữ viết, tốc độ viết, kí hiệu đặc thù, khả năng nắm bắt thông tin phương pháp ghi hiệu quả...

Đây là cách đƣợc sử dụng nhiều đặc biệt đối với học sinh tiểu học vì các em mới bắt đầu làm quen với cách vừa nghe vừa chép. Đa số ở tiểu học lớp 1, 2, 3 đều là chép bài, cô giáo ghi gì chép đấy nhƣng đối với lớp 4, 5 các em dần làm quen với cách vừa nghe vừa chép để phục vụ học tập ở các cấp học tiếp theo. Vì mới dần làm quen nên giáo viên cần giảng bài (kể chuyện) chậm rãi, nhắc lại một đến hai lần để các em ghi bài kịp. Bên cạnh đó giáo viên cần phải ghi ý chính, từ khóa lên bảng để các em dựa vào, đối chiếu và hỗ trợ cho một số em ghi chậm.

Trong kể chuyện nếu những câu chuyện nào dài có nhiều tình tiết thì giáo viên có thể ghi tóm tắt ngắn gọn tên nhân vật, tình tiết lên bảng để giúp các em ghi chép lại nếu không kịp. Giáo viên nên hướng dẫn các em cách ghi tóm tắt, ghi những ý chính đƣợc xem là quan trọng kết hợp sử dụng các kí hiệu nhƣ dấu hai chấm để liệt kê, dấu suy ra, gạch ngang để kí hiệu tương đương...

Ví dụ: Bài Kể chuyện “Đôi cánh của Ngựa Trắng” (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, tuần 29). Để phục vụ cho việc kể lại câu chuyện đƣợc đầy đủ các chi tiết, giáo viên nên hướng dẫn học sinh ghi lại các tình tiết như sau:

- Ngựa Trắng: quấn quýt bên mẹ, ao ƣớc có cánh giống Đại Bàng.

- Đại Bàng bảo: muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn bên mẹ.

 Ngựa Trắng xin mẹ đi xa cùng Đại Bàng  gặp Sói Xám ngáng đường  Đại Bàng cứu  Ngựa Trắng nhận thấy bốn chân của mình thật sự bay nhƣ Đại Bàng.

Hai là nghe xong mới ghi chép:

Cách này thường sử dụng trong giao tiếp gián tiếp. Sau khi nghe xong, nếu có nhu cầu ghi lại một cách tóm tắt những nội dung mà mình quan tâm có thể sử dụng biện pháp này. Với cách này thì sử dụng các kĩ năng ghi chép phải biết tách ý, khái quát tổng hợp vấn đề. Yêu cầu việc ghi chép bao gồm:

chữ viết ( rõ ràng, dễ đọc), ghi chép phải rõ ý, tốc độ viết bình thường, không cần sử dụng kí hiệu đặc thù khả năng nắm bắt thông tin, phương pháp ghi chép phụ thuộc vào từng cá nhân khi nghe. Cách ghi này đòi hỏi người nghe phải thật tập trung và phải có trí nhớ tốt.

Do đặc thù trí nhớ và khả năng ghi chép còn hạn chế của học sinh tiểu học thì cách này còn chƣa đƣợc sử dụng nhiều đối với học sinh tiểu học. Giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh làm quen qua một số yêu cầu đơn giản đối với học sinh lớp 4, 5. Chẳng hạn để rèn luyện cách nghe kết hợp với ghi chép này giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành ghi chép trước khi kể lại câu chuyện đã nghe đã đọc hay câu chuyện đƣợc chứng kiến tham gia. Giáo viên yêu cầu các em ghi lại những gì đã nghe, đã chứng kiến tham gia (tùy vào từng dạng bài). Khi đó các em gợi lại trí nhớ và các kĩ năng ghi chép để ghi ra sau khi ghi xong thì tập kể lại câu chuyện nhƣ vậy sẽ không bị thiếu ý và kể cũng sẽ tự tin hơn.

Ví dụ: Dạy bài: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về truyền thống tôn sư trọng đạo, lòng biết ơn thầy cô giáo” (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, tuần 27). Vì đây là dạng bài cần nhiều liên hệ thực tế nên các em kể lại thường không theo logic nhớ gì kể đó dẫn đến lủng củng, rời rạc. Chính vì vậy giáo viên hướng dẫn các em ghi tóm tắt câu chuyện được kể theo các gợi ý:

- Câu chuyện đó em đƣợc chứng kiến hay tham gia vào thời gian, địa điểm nào?

- Câu chuyện gồm những ai tham gia?

- Diễn biến câu chuyện ra sao? (Hành động việc làm cụ thể các nhân vật) - Câu chuyện kết thúc nhƣ thế nào?

Vì đây là ghi lại theo ý hiểu của mình nên giáo viên hướng dẫn cho các em ghi chép đặt câu đầy đủ thành phần ngữ pháp, đúng chính tả, đặt dấu câu đúng chỗ hợp lý; hướng dẫn các em trình bày khoa học có phần mở đầu, phần diễn biến và kết thúc nhƣ thế nào cho rõ ràng để khi đọc lại cho dễ hiểu.

Cách ghi chép này là một phương pháp để rèn luyện trí nhớ hiệu quả cho các em và cũng là điều kiện để các em biết cách thể hiện trình bày, ghi chép của mình. Đó là cách rèn luyện để tạo tiền đề cho việc học tập ở các cấp học cao hơn.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 4, 5 thông qua phân môn kể chuyện (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)