CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THĂNG LONG
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần TM & XNK Thăng Long
Qua thời gian thực tập tại Công ty, trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường kết hợp với công tác kế toán thực tế ở Công ty cổ phần TM & XNK Thăng Long, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Công ty như sau:
- Về phân công công việc kế toán tại Công ty: Mặc dù nhân viên có năng lực trong công việc tuy nhiên việc kiêm nhiệm quá nhiều công việc là không hợp lý. Việc tăng nhân viên sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận
nhưng giúp công tác kế toán nhanh hơn, hiệu quả hơn, có ảnh hưởng tích cực tới các hoạt động khác của Công ty.
- Mảng kế toán quản trị cần được quan tâm nhiều hơn. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ cho nhu cầu quản lý của ban quản trị. Đánh giá về sản phẩm mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty, biện pháp làm giảm chi phí,..
Từ đó có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, đưa ra được các chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh.
- Công ty cần theo dõi và thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải trả và dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi theo chế độ kế toán doanh nghiệp quy định.
Gần đây, nhiều doanh nghiệp thực hiện công bố BCTC với kết quả kinh doanh không mấy khả quan, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thua lỗ xuất phát từ việc trích lập dự phòng. Hiểu chung nhất, một khoản dự phòng là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
* Lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi - Điều kiện để trích lập:
Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. Không đủ điều kiện trên phải xử lý như một khoản tổn thất.
Có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu khó đòi. TH1: Quá hạn thanh toán. TH2: Chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
- Phương pháp lập dự phòng:
TH1: Mức trích lập như sau:
30%: Khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.
50%: Khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
70%: Khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
100%: Khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.
TH2: Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để lập dự phòng.
- Xử lý đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:
Cuối niên độ kế toán đầu tiên, khi bắt đầu lập dự phòng phải thu khó đòi, kế toán ghi bút toán sau:
Nợ TK 642 Có TK 139
Cuối niên độ kế toán tiếp theo: So sánh số dự phòng của năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ tới, nếu số dự phòng còn lại lớn hơn số dự phòng cần lập thì hoàn nhập số chênh lệch bằng cách ghi giảm CP QLDN.
Nợ TK 139 Có TK 642
Trường hợp ngược lại, phải trích lập bổ sung số dự phòng phải thu khó đòi.
Nợ TK 642 Có TK 139
Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi thu hồi hay xóa sổ các khoản phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ số tiền đã thu được, số thiệt hại sẽ được trừ vào số dự phòng đã trích lập, còn lại mới tính vào chi phí quản lý DN.
Nợ TK 111, 112: Số tiền thu hồi được Nợ TK 139 : Trừ vào dự phòng
Nợ TK 642 : Số thiệt hại còn lại khi xóa sổ Có TK 131, 138: Toàn bộ số nợ xóa sổ
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004 số đã xóa sổ.
* Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Đối tượng: Hàng tồn kho:
Có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh giá vốn HTK
Thuộc quyền sở hữu của DN
NVL sản xuất hàng hóa mà hàng hóa này không bị giảm giá thì không trích lập dự phòng cho NVL này
- Phương pháp trích lập dự phòng:
Mức dự phòng = Số lượng x (Giá gốc – Giá trị thuần có thể thực hiện được)
Mức dự phòng giảm giá HTK được tính cho từng loại HTK và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ hạch toán vào giá vốn hàng bán.
- Xử lý khoản dự phòng
Cuối niên độ kế toán đầu tiên, tính ra mức dự phòng giảm giá HTK cần lập. Khi lập dự phòng giảm giá HTK, hạch toán vào giá vốn hàng bán.
Nợ TK 632 Có TK 159
Cuối niên độ kế toán sau, tính ra mức dự phòng giảm giá HTK cần lập so sánh với mức dự phòng giảm giá HTK năm trước đã lập, nếu lớn hơn thì được hoàn nhập.
Nợ TK 159 Có TK 632
Nếu nhỏ hơn, trích lập thêm.
Nợ TK 632 Có TK 159
* Lập dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm
- Là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng DN vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục
sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. (Thông tư 13/2006/TT-BTC)
- Xử lý khoản dự phòng:
Khi trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm:
Nợ TK 641 Có TK 352
Sang năm sau, khi sử dụng đến số dự phòng đã trích lập:
Nợ TK 352
Có TK 111, 112, …
Cuối năm sau, kế toán tính ra số dự phòng cần trích lập, nếu nhỏ hơn số dự TK 352:
Nợ TK 352 Có TK 641 Nếu lớn hơn:
Nợ TK 641 Có TK 352