Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Bình Minh huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 41)

Để nâng cao năng suất và chất lƣợng lợn nái giai đoạn sinh sản thì ta cần phải thực hiện tốt quy trình cai sữa sớm cho lợn con. Muốn cai sữa sớm cho lợn con đạt đƣợc những kết quả tốt nhất thì ta phải thực hiện quy trình tập ăn sớm cho lợn con. Vấn đề này đang đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu:

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20] cho rằng: khi lợn con đã lớn hơn, nó trở thành dẻo dai và có khả năng đương đầu tốt hơn với môi trường ngoại cảnh của nó. Vào thời gian này, phần lớn lợn con đã đƣợc 3- 4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn nhanh, sự tăng khối lƣợng sớm này là tăng có hiệu quả, do đó người chăn nuôi nên cố gắng giảm bớt stress cho lợn con.

Một cách để đạt đƣợc khối lƣợng tối đa là cho lợn con bắt đầu ăn những thức ăn càng sớm càng tốt. Nói chung, sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến đỉnh cao 3- 4 tuần tuổi và bắt đầu giảm. Lợn con bắt đầu sinh trưởng nhanh và cần thức ăn bổ sung nếu nó sinh trưởng với tiềm năng di truyền của nó. Lợn con cần được tập ăn từ 1- 2 tuần tuổi.

Theo Lê Xuân Cương (1986) [3] lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân trong do tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt, các lợn

nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa vì đường niêm mạc sinh dục rất dễ tổn thương và dẫn đến viêm tử cung.

Theo Cù Xuân Dần (1996) [6] cần cho lợn ăn sớm vừa bổ sung chất dinh dƣỡng vừa có tác dụng bổ sung thêm chất tiết dịch vị, tăng hàm lƣợng HCL và Enzym, vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa.

Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [10] bệnh phân trắng lợn con do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do vi trùng, nền chuồng ẩm ƣớt, gia súc lạnh bụng do nằm trên nền chuồng xi măng, do thời tiết khí hậu thay đổi, cơ thể thiếu sắt. Đây là bệnh xuất hiện với số lƣợng cao, nhƣng là bệnh dễ điều trị nên tỷ lệ chết không đáng kể.

Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1986) [17] đã đưa ra phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung do liên cầu khuẩn gây ra phổ biến ở lợn nái nhƣ sau:

Có thể sử dụng kháng sinh kết hợp với hormon thùy sau tuyến yên.

+ Sử dụng một trong hai phác đồ sau để chống nhiễm trùng:

Penicillin 3-5 triệu UI + Streptomycin 3-5 ngày, liệu trình 3 ngày.

Spiramycin 3-5 g + Streptomycin 3-5 g/ngày, liệu trình 3 ngày.

+ Hỗ trợ điều trị:

Tiêm dung dịch glucoza và canxi nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Sử dụng Oxytocin 15-20 triệu UI tiêm bắp hoặc tĩnh mạch nhằm thúc đầu vú tiết sữa và co bóp tử cung.

Lê Thị Tài và cs (2002) [22] khi nghiên cứu về bệnh cho biết: vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra viêm vú, do vậy biện pháp tốt nhất để điều trị là sử dụng kháng sinh kết hợp với vitamin, thuốc trợ sức trợ lực. Một số loại kháng sinh có thể sử dụng để điều trị là:

+ Penicillin hoặc Ampicillin: 10.000-20.000 đơn vị/kg TT tiêm bắp trong ngày.

+ Streptomycin hoặc Kanamycin: 10-20 mg/kg TT tiêm bắp/ngày.

+ Sulfamethazone hoặc Sulfamenazin: 40 mg/kg TT chia làm 2 lần, tiêm bắp/ngày.

Thuốc bổ trợ:

+ Vitamin B1 2,5%: 10 ml/con/ngày.

+ Vitamin C 5%: 10 ml/con/ngày.

+ Cafein 5%: 10 ml/con/ngày.

+ Vitamin B.complex: 4 ml/con/ngày.

Nguyễn Văn Thanh (2007) [24] tiến hành thử nghiệm 3 phác đồ điều trị viêm tử cung:

Phác đồ 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Biocil 1 lần/ngày, sau khi thụt rửa đợi cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng Penicillin 4 triệu UI + 2g Streptomycin pha với 100 ml nước cất thụt vào tử cung ngày 1 lần.

Phác đồ 2: Dùng Oxytocin 6 ml tiêm dưới da, kết hợp sử dụng Penicillin 4 triệu UI + 2g Streptomycin pha với 100 ml nước cất thụt vào tử cung ngày 1 lần.

Phác đồ 3: Sử dụng Hanprot 0,7 ml tiêm dưới da (tiêm một lần) và thụt 200 ml Lugol 0,1% vào tử cung ngày 1 lần.

Kết quả cho thấy: Trong các phác đồ thử nghiệm, phác đồ 3 cho hiệu quả nhất thể hiện ở các chỉ tiêu: Tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%, số ngày điều trị rút ngắn xuống còn 3,5 ngày, thời gian động dục trở lại nhanh 5,5 ngày đồng thời tỷ lệ phối đạt 100%. Phác đồ 3 có hiệu quả điều trị cao đƣợc giải thích nhƣ sau: chế phẩm Hanprot có chứa hoạt chất PGF2α có tác dụng kích thích tử cung co bóp, đẩy hết dịch viêm ra ngoài đồng thời có tác dụng phá vỡ thể vàng kích thích nang trứng phát triển gây hiện tƣợng động dục. Hơn nữa Lugol có tác dụng sát trùng, đồng thời thông qua nội mạc tử cung có thể hấp thụ đƣợc nguyên tố Iod giúp cho cơ quan sinh dục cái nhanh chóng hồi phục, làm xuất hiện chu kỳ sinh dục sớm.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [13] cho biết: có thể tiến hành điều trị viêm tử cung theo phác đồ điều trị sau:

+ Kháng sinh: Oxytetracylin 30 mg/kg TT dùng liên tục 3-4 ngày (đối với thể cấp tính) hoặc 6-8 ngày (đối với thể mãn tính), Penicillin 50.000 đơn vị/kg TT

+ Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 5% (Rivanol 0,5g + 500 ml nước đun sôi, để ấm 500C cho Rivanol vào khuấy đều rồi để nguội) dùng ống cao su thụt rửa âm đạo và tử cung cho lợn mỗi ngày một lần hoặc cách ngày rửa một lần cho kết quả tốt.

+ Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin B1, Vitamin C, Cafein.

+ Hộ lý: Giữ chuồng trại sạch sẽ trong quá trình điều trị.

Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [12], biện pháp can thiệp bệnh để khó trước tiên phải rửa bộ phận sinh dục ngoài của lợn nái, lau khô; cắt móng tay, rửa sạch bằng xà phòng hoặc cồn, lau khô, bôi trơn, bôi vào tay thuận từ cùi chỏ trở xuống, chúm các ngón tay lại, ngón út nằm ở giữa để tránh lọt vào lỗ tiểu gây viêm đường tiểu. Khi lợn nái ngưng rặn đẩy tay vào từ từ, khi nào đụng vào lợn con sửa lại cho đúng tƣ thế. Nắm hai răng nanh lợn con kéo ra hoặc nắm hàm dưới má kéo ra theo nhịp rặn của lợn mẹ. Trường hợp thò tay vào đụng đuôi lợn con phải cố gắng tìm hai chân sau, kẹp hai chân sau lợn con giữa các ngón tay của ta rồi kéo ra.

Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [15] cho biết: Những trường hợp đã vƣợt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 20-40-50 UI/nái. Nếu cần có thể tiêm nhắc lại sau 30 phút và tiêm tĩnh mạch là tốt nhất.

Trong trường hợp không có kết quả cần phải can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra. Sau khi can thiệp, phải thụt rửa âm đạo bằng Han-Iodine 5% (50 ml pha 2,5 l nước) hay dung dịch Rivanol 0,1% và sau đó đặt viên đặt tử cung Han- V.T.C, đặt 2- 3 ngày và tiêm một mũi Hanoxylin-LA hay Hanmolin LA để chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo. Có thể tiêm một trong các kháng sinh sau để chống viêm nhiễm:

Ampicillin: 10 mg/kg TT tiêm bắp ngày 2 lần

Ampi-Kaan: 15 mg/kg TT/ngày Gentamicin 4%: 1 ml/6-8 kg TT Lincomycin 10%: 1 ml/10 kg TT

Tiêm các thuốc bổ, thuốc trợ sức để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể:

Vitamin Bcomplex, Multivit-forte, Vitamin B1...

Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [14] điều trị viêm vú bằng cách: Rửa và chườm nước đá vào đầu vú để viêm giảm sưng, giảm sốt. Ngày hai lần xoa bóp nhẹ cho vú mềm dần, mỗi ngày vắt cạn sữa vú viêm 4-5 lần để tránh lây lan sang vú khác. Cho lợn uống Sulphat Magie với liều nhẹ 20-30 g/con. Vú viêm chƣa có mủ chỉ trị 2-3 ngày sẽ mềm trở lại, lợn hết bệnh và cho sữa bình thường.

Theo Nguyễn Huy Hoàng (1996) [12] có thể điều trị viêm vú bằng cách kết hợp điều trị toàn thân và điều trị cục bộ:

+ Điều trị toàn thân: Tiêm thuốc Septotryl (hoặc Sulphamid) 1 ml/10-15 kg TT ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày hoặc Benzyl Penicillin (hoặc Ampicillin) 2-3 triệu 30 UI/nái 120 kg TT tiêm bắp 2 lần, tiêm đến khi khỏi bệnh, nên tiêm kèm với Vitamin C 1000 g/nái.

+ Điều trị tại vú viêm: Dùng ống hút để hút sữa chứa viêm mủ, máu, hút lúc lợn mẹ cho con bú lúc đó mới có sữa. Tiêm kháng sinh vào vú 100.000 UI Penicillin cho 1 vú, vị trí tiêm giữa hai gốc vú hoặc tiêm tại vú với kim thật nhỏ, không bơm mạnh mà vừa se vừa ấn sâu khoảng 1 cm bơm thuốc là đƣợc.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Như Pho (2002) [19] thì việc tăng cường điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA nhƣ là thực hiện tốt việc sát trùng nái sinh sản, chọn thuốc sát trùng phổ rộng, pha thuốc đúng với khuyến cáo, để trống chuồng 3 ngày trước khi cho nái vào sinh. Vệ sinh thân thể nái như tắm xịt toàn thân, nhất là vùng thân sau và bốn móng trước khi cho vào chuồng sinh, sử dụng bao tay đã sát trùng khi can thiệp đẻ khó, sử dụng đúng mức dụng cụ thụt rửa tử cung, tiêm Oxytocin 10 UI/nái thụt rửa tử cung 1 lần/ngày trong 3 ngày liên tục. Kết quả cho

thấy tỷ lệ mắc hội chứng MMA giảm rõ rệt (ở lô thí nghiệm là 16,6%; ở lô đối chứng là 33,3%)

Trương Lăng và Xuân Giao (2002) [14] cho biết: Trước khi lợn đẻ tắm lau sạch cho lợn nái, đẻ xong rửa sạch bằng nước ấm hai chân sau, hai hàng vú và những nơi bẩn, bấm nanh cho lợn con, cố định đầu vú và trực cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Giảm bớt chất lƣợng đạm và số lƣợng khẩu phần thức ăn trước khi đẻ một ngày và sau khi đẻ vài ba ngày.

Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [26], tỷ lệ mắc viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại chủ yếu ở giai đoạn sau đẻ 57,14%, giai đoạn chờ phối 42,68%, thử nghiệm điều trị bằng tiêm dưới da Amoxyl Retart với liều 1ml/10kg thể trọng trước khi sinh và ngay sau khi sinh tiêm bắp Oxytoxin 2ml/con cho hiệu quả cao.

Theo Phạm Ngọc Thạch (2006) [25], cơ chế sinh bệnh: đầu tiên dạ dày giảm tiết dịch vị, nồng độ HCl giảm, làm giảm khả năng diệt trùng và khả năng tiêu hóa protein. Khi độ kiềm trong đường tiêu hóa tang cao tạo điều kiện cho các vi khuẩn trong đường ruột phát triển mạnh, làm thối rữa các chất chứa trong đường ruột và sản sinh nhiều chất độc. Những sản phẩm trên kích thích vào niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, con vật sinh ra ỉa chảy, khi 18 bệnh kéo dài, con vật bị mất nước (do ỉa chảy) gây nên rối loạn trao đổi chất trong cơ thể như nhiễm độc toan hoặc mất cân bằng các chất điện giải, làm cho bệnh trở nên trầm trọng, gia súc có thể chết.

Thân nhiệt ít khi cao, cá biệt có con lên 40,5 - 410C nhƣng chỉ sau một ngày là xuống ngay. Đặc trƣng chủ yếu là phân lỏng, màu trắng nhƣ vôi, trắng xám màu xi măng hoặc hơi vàng nhƣ mủ, đôi khi trong phân có bột hoặc lổn nhổn hạt nhƣ vôi, có khi lầy nhầy, cá biệt có lẫn máu. Phân từ màu vàng trắng lỏng, chuyển thành mầu xi măng và có khuôn là biểu hiện chuyển biến tốt. Phân có mùi tanh đặc biệt khó ngửi, kiểm tra dưới kính hiển vi thấy những hạt mỡ chưa tiêu

hoặc tế bào niêm mạc ruột bị tróc ra. Khi bắt đầu bị bệnh lợn con vẫn nhƣ thường, sau bú ít dần đi. Bắt đầu bụng hơi sưng, bệnh kéo dài thì tóp bụng lại, lông xù, đuôi rủ, đít dính phân be bét, hai chân sau dúm lại và run lẩy bẩy. Lợn bị bệnh hay khát nước, thường tìm nước bẩn trong chuồng để uống nếu không đảm bảo có nước uống đầy đủ, đôi khi có lợn bệnh nôn oẹ ra sữa chưa tiêu có mùi chua. Bệnh thường xảy ra ở các cơ thể quá cấp, cấp tính, á cấp và mãn tính.

Phần 3

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Bình Minh huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)