ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Bình Minh huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41 - 46)

- Đối tƣợng thực hiện: Lợn nái sinh sản và lợn con lợn mẹ (từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi) nuôi tại trại chăn nuôi Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.

- Các bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

3.2. Địa điểm và thời gian thực tập

- Địa điểm: Trại chăn nuôi Bình Minh, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.

- Thời gian: Từ 18/11/2016 đến 18/05/2017.

3.3. Nội dung tiến hành

- Áp dụng quy trình vệ sinh, phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

- Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

3.4. Các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá

- Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

+ Công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại.

+ Công tác tiêm phòng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

- Công tác chẩn đoán bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

+ Tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản.

+ Tình hình mắc bệnh của lợn con theo mẹ.

- Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

+ Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản.

+ Công tác trị bệnh cho lợn con theo mẹ Công thức tính toán các chỉ tiêu theo dõi:

- Tỷ lệ mắc bệnh (%) = Σ Số con mắc bệnh x100

Σ Số con theo dõi

- Tỷ lệ khỏi (%) =

Σ Số con khỏi bệnh

x100 Σ Số con điều trị

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp áp dụng quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng.

Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ đƣợc điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt các công việc nhƣ:

+ Trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên tất cả đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.

+ Khi vào chuồng thì cần đi một vòng xung quanh ô chuồng xem lợn mẹ có đè con hay không.

+ Cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.

+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa hoặc rắc vôi rồi quét khi lợn con có dấu hiệu mắc bệnh phân trắng.

+ Tra cám cho lợn nái ăn theo tiêu chuẩn.

+ Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng.

+ Thu dọn phân lên xe và đem đi đổ.

+ Quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.

Chuồng nuôi luôn đƣợc vệ sinh sạch sẽ, chuồng đƣợc tiêu độc bằng thuốc sát trùng Omicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320 sát trùng/1000 lít nước.

Ở chuồng đẻ sau khi cai sữa lợn con, lợn mẹ đƣợc chuyển xuống chuồng bầu 1 (khu vực sau cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này đƣợc tháo

mang ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 2 ngày sau đó đƣợc cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng đƣợc xịt sạch, xịt bằng dung dịch NaOH 3% pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng đƣợc vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ. Để khô 1 ngày tiến hành lắp đan vào, sau đó đƣa lợn chờ đẻ từ chuồng bầu lên.

Lịch sát trùng

Bảng3.1. Lịch phun thuốc sát trùng của trại

Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng

Chuồng bầu Chuồng đẻ Chuồng cách ly Thứ 2 Quét vôi hành

lang + Phun sát trùng

Phun sát trùng + rắc vôi

Phun sát trùng Phun sát trùng toàn bộ khu vực

Thứ 3 Phun sát trùng Quét hành lang + Phun sát trùng

Quét hoặc rắc vôi đường đi

Rắc vôi

Thứ 4 Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 5 Xả xút gầm

+ Phun ghẻ

Phun sát trùng + xả vôi xút gầm

Phun ghẻ

Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi

Phun sát trùng Rắc và quét vôi đường đi trong trại

Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng

Phun sát trùng + Vệ sinh tổng

chuồng

Vệ sinh tổng chuồng

Phun sát trùng

Chủ nhật

Phun sát trùng Phun sát trùng Phun sát trùng Vệ sinh toàn khu vực

(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP Việt Nam)

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình tiêm phòng cho đàn lợn

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn nái của trại đƣợc thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thề.

Bảng 3.2. Lịch phòng vaccine của trại lợn nái Loại lợn Tuổi Vaccine –

Thuốc Phòng bệnh Liều (ml)

Đường đƣa thuốc

Lợn con

2 - 3 ngày Fe + B12 Thiếu sắt 2 Tiêm Amox-colistin Tiêu chảy 0,5 Uống Diacoxin 5% Cầu trùng 2 Uống 18 - 20 ngày Dịch tả Coglapest 2 Tiêm bắp

Hậu bị

18 tuần tuổi Ingelvac PRRS

Tai xanh 2 Tiêm bắp 22, 26 tuần

tuổi

Farrowsure Khô thai 2 Tiêm bắp 24 tuần tuổi Colgapest Dịch tả 2 Tiêm bắp

23, 27 tuần tuổi

Porcilis Begonia

Giả dại 2 Tiêm bắp 25 tuần tuổi Aftopor LMLM 2 Tiêm bắp

Lợn nái

Mang thai đƣợc 10 tuần

Coglapest Dịch tả 2 Tiêm bắp Mang thai

đƣợc 12 tuần

Aftopor LMLM 2 Tiêm bắp

Toàn đàn

Tháng 2,6 Coglapest Dịch tả 2 Tiêm bắp Tháng 4,8,12 Porcilis

Begonia

Giả dại 2 Tiêm bắp Tháng 3,7,11 Ingelvac

PRRS

Tai xanh 2 Tiêm bắp (Nguồn: Phòng Kỹ thuật trang trại)

3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại cơ sở

- Lập sổ sách theo dõi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ gồm các nội dung nhƣ số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày đẻ, loại bệnh lợn mẹ và lợn con mắc.

- Theo dõi tình hình mắc bênh của lợn nái và lợn con theo mẹ hàng ngày sinh sản.

- Chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên triệu chứng lâm sang điển hình.

- Tiến hành điều trị những lợn nái và lợn con mắc bệnh bằng phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu đƣợc trong quá trình thực hiện đè tài đƣợc xử lý bằng phần mềm MicrosolfExcel trên máy tính.

Phần 4

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Bình Minh huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)