Tình hình mắc bệnh của đàn lợn nái và lợn con tại trại

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Bình Minh huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 55 - 61)

Để thấy đƣợc thực trạng tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản ở trại , chúng tôi đã theo dõi, đánh giá và chẩn đoán các bệnh sảy ra trên đàn lợn nái.

Dựa trên triệu chứng lâm sang điển hình kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản của đàn lợn nái tại trại Tên bệnh Số nái theo dõi

(con)

Số nái mắc bệnh (con)

Tỷ lệ (%) Viêm tử cung

380

48 12,63

Viêm vú 19 5,00

Đẻ khó 8 2,11

Sót nhau 3 0,79

Tính chung 380 78 20,53

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy:

Đàn lợn nái của trại hay mắc một số bệnh nhƣ: viêm tử cung, đẻ khó, viêm vú, sót nhau. Trong đó bệnh viêm tử cung là mắc nhiều nhất với tỷ lệ mắc cao hơn rất nhiều so với các bệnh khác. Cụ thể trong tổng số 380 con theo dõi thì có 48 con mắc bệnh viêm tử cung, chiếm 12,63%, tỷ lệ mắc các bệnh đẻ khó là 2,11%, viêm vú 5%, tỷ lệ mắc bệnh sót nhau là thấp nhất.

Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [23], tỷ lệ viêm tử cung của lợn nái ngoại sau đẻ là 57,14%.So với kết quả này, thì kết quả theo dõi của chúng tôi có tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn đáng kể.

Điều này cho thấy công tác vệ sinh, sát trùng luôn luôn đƣợc đảm bảo để hạn chế lợn nái mắc bệnh viêm tử cung. Mặt khác một nguyên nhân gây viêm tử cung ở lợn nái sau đẻ là do đẻ khó phải can thiệp bằng tay gây tổn thương cơ quan sinh

dục của lợn nái, nhƣng qua theo dõi tỷ lệ lợn nái đẻ khó của trại là rất thấp 2,11%.

Chính hai điều mà nêu ở trên đã làm cho tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung thấp.

Lợn nái mắc bệnh viêm vú chiếm tỷ lệ 5,00%. Theo chúng tôi thấy nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, vi khuẩn theo máu đến vú gây viêm vú, ngoài ra còn có thể do trong quá trình mài nanh ở lợn con sơ sinh chƣa tốt, trong quá trình lợn con bú sữa gây tôn thương đầu núm vú lợn mẹ.

Tỷ lệ lợn nái đẻ khó chiếm 2,11%. Thường gặp ở nái hậu bị đẻ lứa đầu, khung xương chậu hẹp, ít được vận động dẫn đến đẻ khó. Do điều kiện nuôi dƣỡng, chăm sóc tốt chƣa tốt, khẩu phần cho ăn chƣa hợp lý dẫn đến lợn mẹ gầy yếu hoặc quá béo, bào thai phát triển quá to,… gây nên đẻ khó .

Tỷ lệ lợn nái bị sót nhau là thấp nhất so với các bệnh trên nhƣng cũng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản xuất của trại. Tác nhân gây ra bệnh thường là: Do can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại. Tử cung co bóp kém không đẩy đƣợc nhau thai ra đƣợc. Khẩu phần ăn thiếu khoáng, nhất là Canxi. Quá nhiều bào thai, bào thai quá to, dịch thai quá nhiều dẫn đến cỏ tử cung mở quá độ, giảm đàn tính và sự co bóp.

Từ kết quả trên, chúng tôi đã khuyến cáo với công nhân làm việc tại trại cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc chăm sóc nuôi dƣỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái, để hạn chế bệnh xảy ra, từ đó đảm bảo năng suất sinh sản của lợn nái ngoại tốt hơn.

4.3.2. Tỷ lệ mắc một số bệnh ở lợn con

Để có đƣợc bức tranh tổng thể về tình hình mắc bệnh của lợn con theo mẹ tại trại, chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ tình hình mắc bệnh của lợn con tại trại.

Kết quả tình hình mắc bệnh của lợn con theo mẹ ở trại đƣợc trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn con tại trại

Tên bệnh

Số lợn con theo dõi

(con)

Số lợn con mắc bệnh

(con)

Tỷ lệ mắc bệnh (%) Phân trắng lợn

con

2856

813 28,47

Viêm phổi 53 1,86

Tính chung 2856 866 30,32

Qua bảng 4.5 cho thấy lợn con thường gặp các bệnh là bệnh phân trắng lợn con và viêm phổi. Qua theo dõi 2856 lợn con theo mẹ thì thấy có 813 con mắc bệnh phân trắng lợn con, chiếm tỷ lệ 28,47%. Lợn con bị viêm phổi là 53 con chiếm tỷ lệ 1,86%.

Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi, mưa gió thất thường… nếu không điều chỉnh kịp thời thì lợn con dễ bị cảm lạnh dẫn đến tiêu chảy. Còn nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Đồng thời phải làm tốt công tác vệ sinh trong chuồng trại và tránh va đập làm lợn con bị tổn thương.

Điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi hợp lý.

4.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại 4.4.1. Kết quả điều trị các bệnh sinh sản ở lợn nái

4.4.1.1. Bệnh viêm tử cung - Phác đồ điều trị:

+ Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1%, ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày.

+ Hitamox LA: 1 ml/10 kg TT. Tiêm bắp thịt, thời gian tác dụng của thuốc là 24-72 giờ nên cách ngày ta tiêm 1 lần, tiêm trong vòng 3-5 ngày.

+ Oxytoxin: 4 ml/con/ngày, tiêm 2 ngày liên tục

+ Analgin: 1 ml/ 10 kg TT. Tiêm bắp, ngày tiêm 1 lần tiêm trong vòng 3-5 ngày.

+ Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: B.complex, tiêm bắp 5-10 ml/con/ngày, tiêm 3- 5 ngày liên tục

4.4.1.2. Bệnh viêm vú - Phác đồ điều trị.

+ Hitamox LA: 1 ml/10 kg TT. Tiêm bắp, thời gian tác dụng của thuốc là 24- 72 giờ nên cách ngày ta tiêm 1 lần, tiêm trong vòng 3-5 ngày.

+ Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: B.complex tiêm bắp 5-10 ml/con/ngày, tiêm liên tục 3-5 ngày.

+ Dùng khăn sạch nhúng nước ấm 370C bầu vú ngày 3 lần.

4.4.1.3. Bệnh sót nhau.

+ Can thiệp kịp thời (ngay khi phát hiện ra heo mẹ có những dấu hiệu bệnh, không để quá muộn), đúng kỹ thuật (không quá mạnh tay → tránh những tổn thương → sót nhau).

+ Tiêm thuốc Oxytoxin 2 ml/ con, tiêm dưới da để kích thích co bóp tử cung đẩy nhau ra hết.

+ Sau khi nhau ra, dùng thuốc tím nồng độ 0,1% hoặc nước muối 0,9% để rửa tử cung trong ba ngày liên tục.

4.4.1.4. Bệnh đẻ khó - Biện pháp can thiệp:

+ Tiêm Oxytocine liều 1,5-2,5 ml và có thể tiêm lặp lại sau khi đã đẻ xong để tống hết nhau thai ra ngoài.

+ Hitamox _LA liều 1 ml/10 kg thể trọng trong vòng 5 ngày có tác dụng chống viêm nhiễm sau đẻ.

Bảng 4.6. Kết quả điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái tại trại Chỉ tiêu

Tên bệnh

Số nái điều trị (con)

Số nái khỏi bệnh (con)

Tỷ lệ khỏi bệnh (%)

Viêm tử cung 48 45 93,75

Đẻ khó 8 7 87,50

Viêm vú 19 18 94,74

Sót nhau 3 2 66,67

Tính chung 78 72 92,31

Kết quả bảng 4.6 cho thấy khi điều trị 48 lợn nái bị viêm tử cung thì có 45 con khỏi, đạt 93,75% khỏi bệnh; điều trị 19 lợn viêm vú thì 18 con khỏi đạt 94,74% khỏi bệnh. Xử lý thành công 7 trong số 8 ca lợn nái đẻ khó đạt tỷ lệ an toàn là 87,5%. Khi điều trị 3 lợn nái sót nhau thì khỏi 2 con đạt tỷ lệ khỏi là 66,67%.

Kết quả trên cho thấy nếu phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời bằng những loại thuốc kháng sinh đặc hiệu sẽ cho kết quả khỏi bệnh cao, lợn nái nhanh hồi phục sức khỏe.

4.4.2. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con theo mẹ 4.4.2.1. Bệnh tiêu chảy:

- Phác đồ điều trị:

+ Tiêm Nor100: 1 ml/10 kg TT.Tiêm bắp thịt + Điều trị liên tục 3 – 5 ngày.

4.4.2.2. Viêm phổi:

- Phác đồ điều trị:

+ Tiêm Lincojec: 1 ml/10 kgTT/1lần/ngày.

+ Tiêm bắp, điều trị trong 3 – 5 ngày.

Bảng 4.7. Kết quả điều trị các bệnh ở lợn con tại trại Chỉ tiêu

Tên bệnh

Số lợn con điều trị

(con)

Số lợn con khỏi bệnh

(con)

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) Phân trắng lợn

con 813 768 94,46

Viêm phổi 53 48 90,57

Tính chung 866 816 94,23

Kết quả bảng 4.7 cho thấy khi điều trị 813 lợn con bị bệnh phân trắng thì có 768 con khỏi sau 3-5 ngày điều trị, đạt tỷ lệ khỏi là 94,46%. Điều trị 53 lợn con bị viêm phổi có 48 con khỏi, đạt 90,57% khỏi bệnh.

Kết quả trên cho thấy khi phát hiện bệnh sớm điều trị bằng những loại thuốc đặc hiệu thì kết quả điều trị đạt cao, lợn con nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình mắc một số bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Bình Minh huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)