Y tế - sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH GIA TĂNG DÂN SỐ TẠI XÃ PHƯỚC HÀ HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN (Trang 23 - 26)

2.3. Điều kiện văn hóa – xã hội

2.3.3. Y tế - sức khỏe cộng đồng

Trạm y tế xã gồm có 1 bác sĩ, 2 y sĩ, 2 nữ hộ sinh, 1 điều dưỡng chuyên tuyên truyền ăn chín uống sôi, nằm màn phòng chống sốt rét, tuyên truyền KHHGĐ, tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng. Điều trị những bệnh thông thường: viêm đường hô hấp, bệnh tiêu chảy, sốt rét và thực hiện những BPTT cho bà con : bao cao su, thuốc ngừa thai, thuốc chích. Những ca cấp cứu, bệnh quá nặng, những ca triệt sản phải xuống tuyến huyện.

Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, đã khám chữa bệnh cho hơn 2556 lượt người, tăng 884 lượt người so với cùng kỳ năm 2007, năm 2008 không có xảy ra dịch bệnh. Trong đó điều trị nội trú 22 ca, đã làm tốt công tác phòng chống sốt rét, duy trì thực hiện các chương trình y tế quốc gia tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt xuất huyết, sốt rét, lao, phong…Thực hiện tốt công tác KHHGĐ, tháng hành động vì trẻ em, số thuốc được khám và phát theo BHYT.

Năm 2008 trẻ em suy dinh dưỡng còn 245 đạt 70%, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2007.

Đến nay đã cấp hơn 5000 thẻ khám chữa bệnh cho nhân dân trong đó: thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 0 đến 1 tuổi là 88 trẻ.

Thường xuyên phát động phong trào làm vệ sinh môi trường mỗi tháng 1 lần, đặc biệt là tuần lễ giao thông nông thôn.

Căn cứ kế hoạch số 8/KH-UBND ngày 18/7/2008 của UBND huyện Ninh Phước về việc triển khai công tác “Tăng cường tuyên truyền,vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến 9 xã vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn

năm 2008” Chủ tịch UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tăng cường chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến 5 thôn của xã Phước Hà có mức sinh cao và vùng khó khăn năm 2008 như sau:

- Mục tiêu chung: huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động và tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đáp ứng nhu cầu của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các vùng đông dân có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 cao và vùng khó khăn nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS/KHHGĐ và thực hiện chỉ tiêu công tác Dân số - KHHGĐ năm 2008.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Chiến dịch triển khai 100% số thôn trên địa bàn tham gia thực hiện

+ Đảm bảo thực hiện 20% chỉ tiêu kế hoạch năm về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng trong thời gian triển khai tại các thôn của chiến dịch.

+ Điều trị bệnh nhiễm khuẩn thường gặp cho 60% đối tượng mắc bệnh phụ khoa có đăng ký sử dụng biện pháp KHHGĐ tại các địa bàn chiến dịch.

- Nội dung thực hiện:

+ Cung cấp dịch vụ KHHGĐ: chủ yếu cung cấp đầy đủ và có chất lượng các biện pháp tránh thai hiện đại, ưu tiên các biện pháp phi lâm sàng và các biện pháp mới như thuốc tiêm, thuốc cấy tại các địa bàn có nhu cầu.

+ Cung cấp gói dịch vụ chống viêm nhiễm đường sinh sản: khám, tư vấn điều trị chuyển tuyến cho những người mắc bệnh sinh sản, tổ chức khám phụ khoa để phát hiện, quản lý bệnh và tư vấn điều trị. Ưu tiên cấp thuốc điều trị cho phụ nữ mắc bệnh phụ khoa thông thường, không có thẻ Bảo hiểm y tế, người nghèo; đồng thời điều trị, chuyển tuyến với các trường hợp nặng mà gia đình và y tế cơ sở trước đây không có điều kiện giải quyết bệnh.

+ Tổ chức tuyên truyền, vận động và tư vấn: triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng và tuyên truyền vận động, tư vấn trực tiếp đối với các đối tượng hưởng lợi nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về các biện pháp tránh thai, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản để các đối tượng chủ động chấp nhận, thực hiện các biện pháp KHHGĐ và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

+ Kiểm tra giám sát: tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu đã đề ra, tiến hành sơ kết và tổng kết từng đợt chiến dịch.

- Kinh phí thực hiện: theo thông tư liên tịch số 32/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 17/4/2008 của Bộ tài chính và Bộ y tế.

- Tổ chức thực hiện:

UBND xã tổ chức chiến dịch cho các thôn, tổ chức triển khai, quản lý điều hành chiến dịch cho cộng tác viên(CTV) các thôn.

+ Dân số xã phối hợp với trạm y tế xã thực hiện chiến dịch và cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai phi lâm sàng phục vụ chiến dịch.

+ Cấp phát tài liệu và phối hợp với đài phát thanh xã thực hiện công tác tuyên truyền về nội dung chiến dịch, để tạo không khí sôi nổi của chiến dịch và gây ấn tượng mạnh tới cộng đồng và các đối tượng.

+ Phối hợp với các ban quản lý thôn tổ chức giám sát, đánh giá trước, trong và sau chiến dịch, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện sau mỗi đợt chiến dịch cho chủ tịch UBND xã.

+ Thực hiện công tác tuyên truyền trong suốt thời gian triển khai chiến dịch.UBND xã thành lập ban chỉ đạo chiến dịch các thôn để triển khai, thực hiện chiến dịch đạt kết quả cao. Chỉ đạo các ban, ngành, UBND xã phối hợp Y tế chủ động triển khai các nội dung đã đề ra của chiến dịch.

Các đoàn thể Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, UBMT xã phối hợp, hỗ trợ ngành Y tế trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nội dung lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ.

Nhiệm vụ CTV của Ban chỉ đạo cấp xã: có kế hoạch chỉ đạo các thôn, thành viên, đoàn thể, hội viên của đoàn thể, đơn vị tích cực tham gia vận động tuyên truyền và thực hiện tốt mục tiêu chiến dịch; đồng thời theo dõi, giám sát tình hình thực hiện chiến dịch trên địa bàn được phân công.

- Nội dung và hình thức tuyên truyền

Khuyến khích chấp nhận mô hình ít con, cung cấp sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ), vận động đối tượng chấp nhận và thực hiện các biện pháp KHHGĐ, ủng hộ và tham gia các hoạt động của chiến dịch.

Sử dụng kênh truyền thông, tài liệu truyền thông thích hợp với các nhóm đối tượng, kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt nhóm, tư vấn tại nhà, cung cấp tài liệu, lồng ghép các hoạt động truyền thông, vận động dựa vào sinh hoạt văn hóa, chính trị của cộng đồng, phân bổ hợp lý các hoạt động truyền thông.

Tập trung tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa thực hiện và chưa sẵn sàng thực hiện các biện pháp KHHGĐ, đối tượng khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ KHHGĐ, quan tâm cung cấp kiến thức cho vị thành niên và thanh thiếu niên thực hiện.

Bảng 2.6. Kết Quả Vận Động Kế Hoạch Hóa Gia Đình

Trường hợp Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Đình sản nữ(ca) 8 0 2

Đặc vòng(ca) 39 20 43

Bao cao su(người) 20 5 20

Uống thuốc tránh

thai(người) 170 170 250

Khám thai(người) 27 88 47

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH GIA TĂNG DÂN SỐ TẠI XÃ PHƯỚC HÀ HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH THUẬN (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)