CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh
- Sinh sản trước hết là một hiện tượng sinh học, nó chịu tác động của một số yếu tố như cơ cấu tuổi, giới tính…
- Cơ cấu tuổi tác động đến mức sinh: khả năng sinh sản chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định. Nơi nào có số người(đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi sinh đẻ càng cao thì mức sinh càng cao và ngược lại.
b) Nhóm văn hóa xã hội
Nhóm văn hóa xã hội tác động đến mức sinh thể hiện ở các yếu tố sau:
- Tập quán tâm lý xã hội: như tập quán kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai, thích “có nếp, có tẻ”…
- Yếu tố giáo dục: tác động lớn đến mức sinh, thông thường, trình độ học vấn tỷ lệ nghịch với mức sinh. Các cuộc điều tra xã hội học cho thấy, người có trình độ học vấn cao, nhất là phụ nữ thường sinh ít con. Những người có trình độ học vấn thấp thường sinh nhiều con. Điều này được lý giải là vì khi đã đạt đến một trình độ học vấn nhất định, người phụ nữ thường kết hôn muộn, đẻ muộn, đẻ ít. Họ hiểu biết hơn, có điều kiện tiếp cận các biện pháp tránh thai phù hợp, dành thời gian cho học tập, giao lưu văn hóa, tìm việc làm có thu nhập khá.
- Trình độ y tế phát triển cũng là một nhân tố quan trọng làm giảm mức sinh.
Khoa học y học phát triển đã sáng chế ra các phương tiện tránh thai hiện đại, đáp ứng kịp thời dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Yếu tố kinh tế: theo quan điểm của đa số các nhà nhân khẩu học và bằng hiện tượng thực tế người ta xác minh rằng đời sống thấp thì mức sinh cao và ngược lại.
Adam Smith – nhà kinh tế học người Anh từ các nghiên cứu của mình đã rút ra kết luận: Nghèo đói tạo khả năng cho sự sinh đẻ (Nguyễn Đình Tấn – Nguyễn Văn Đoàn, 2004).
- Chính sách dân số
+ Chính sách dân số là hệ thống những văn bản của nhà nước đưa ra các mục tiêu và giải pháp nhằm điều tiết quá trình phát triển dân số như mong muốn. Phần lớn các nước trên thế giới đều xây dựng chính sách dân số. Tùy thuộc vào quan niệm, điều kiện phát triển trong từng thời kỳ mà mỗi quốc gia có chính sách khuyến sinh hoặc giảm sinh.
+ Chính sách khuyến sinh thường thực hiện ở các nước phát triển, có tỷ lệ gia tăng dân số thấp với các biện pháp ưu tiên, tuyên truyền mở rộng khuyến khích sinh và có các chính sách kinh tế - xã hội ưu đãi những gia đình đông con.
+ Ngược lại, chính sách hạn chế sinh nhằm hạn chế số con của các cặp vợ chồng để giảm bớt tốc độ gia tăng dân số. Đại đa số các nước có mức sinh cao thường có chính sách giảm sinh như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ…(Nguyễn Đình Tấn – Nguyễn Văn Đoàn, 2004).
c) Kết hôn
- Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
- Tuổi kết hôn được pháp luật quy định là nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện (Luật hôn nhân và gia đình, 2007)
d) Kế hoạch hóa gia đình
Kế hoạch hóa gia đình(KHHGĐ) theo tiểu ban các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới(WHO) là việc giúp cho những cá nhân hay những cặp vợ chồng thực hiện và đạt được những mục tiêu sau:
+ Tránh được những lần sinh ngoài ý muốn + Đạt được những lần sinh theo ý muốn + Điều hòa khoảng cách giữa các lần sinh
+ Kiểm soát được thời điểm sinh con phù hợp với tuổi tác của bố mẹ + Định được thời điểm sinh con
Quan niệm này của tiểu ban không đồng nghĩa với kiểm soát sinh sản mà KHHGĐ có ý nghĩa rộng hơn. Phạm vi của nó bao gồm:
+ Hạn chế sinh và khoảng cách thích hợp giữa các lần sinh + Tư vấn vô sinh
+ Phát hiện các chứng bệnh thuộc cơ quan sinh sản + Tư vấn về “gien”
+ Tư vấn hôn nhân
+ Chuẩn bị cho các cặp vợ chồng sinh con lần đầu…
Theo quyết định 316/CP ngày 24-8-1992 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về chiến lược thông tin giáo dục, truyền thông DS-KHHGĐ(1992 – 2000) thì KHHGĐ là chủ động quyết định số con của mình và khoảng cách giữa lần sinh con thông qua việc áp dụng các biện pháp tránh thai(BPTT) để có một gia đình, khỏe mạnh và kinh tế đảm bảo. KHHGĐ là quyền và cũng là trách nhiệm của mỗi người, mỗi cặp vợ chồng. Họ được quyền tự do quyết định nhưng với ý thức trách nhiệm đầy đủ về số con của mình
trên cơ sở những thông tin và những hiểu biết cần thiết để thực hiện những quyết định ấy.
KHHGĐ là quyết định có ý thức, tự nguyện của các cặp vợ chồng về số lượng con, khoảng cách tuổi giữa các con sao cho phù hợp với chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng với mục tiêu chính sách dân số của Nhà nước”.
KHHGĐ được thực hiện trên hai mặt:
+ Phải giúp các cặp vợ chồng tự nguyện không đẻ nhiều, đẻ dày bằng cách giúp họ hiểu biết, chấp nhận thực hiện các BPTT.
+ Giúp các cặp vợ chồng vô sinh hay khó có con chạy chữa bệnh tật để họ sinh nở được.
(Ban Giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình,1996).