Bảng 4.5. Người Thực Hiện Kế Hoạch Hóa Gia Đình
Người thực hiện Số hộ Cơ cấu(%)
Chồng 0 0
Vợ 54 98,2
Cả hai 1 1,8
Tổng 55 100
Nguồn: DT-TTTH
Đa số người vợ là người thực hiện kế hoạch hóa gia đình chiếm 98,2%, cả hai cùng thực hiện chiếm tỷ lệ rất thấp 1,8%.
4.5.2. Người quyết định số con
Bảng 4.6. Người Quyết Định Số Con Trong Gia Đình
Người quyết định Số hộ (Tỉ lệ%)
Vợ 14 23,3
Chồng 17 28,3
Cả hai 29 48,3
Tổng 60 100
Nguồn: DT-TTTH Qua thực tế điều tra thì quyền quyết định số con không thuộc về người phụ nữ mặc dù ở đây vẫn còn duy trì chế độ mẫu hệ và phụ nữ cũng là người thực hiện KHHGĐ.
Ngày nay số con hiện có của gia đình chủ yếu do các cặp vợ chồng quyết định, tỷ lệ hai vợ chồng cùng quyết định số con là 48,4%. Những cặp vợ chồng tuổi càng cao thì tỷ lệ cùng quyết định càng thấp, còn ở các đôi vợ chồng trẻ thì sự thống nhất bàn bạc và cùng quyết định số con trong gia đình càng cao.
Người phụ nữ phải mang thai, sinh nở, nuôi con nhỏ, chịu bao nhiêu nổi nhọc nhằn, nguy hiểm và điều quan trọng nữa là phụ nữ là người thực hiện KHHGĐ nên việc quyết định số con sinh ra cần dành ưu tiên để họ tự quyết định.
4.5.3. Trình độ học vấn của cha, mẹ( vợ/ chồng)
Bảng 4.7. Trình Độ Học Vấn Của Hộ Ít Con Và Hộ Đông Con
Hộ ít con(1-2 con) Hộ đông con(>2 con) Trình độ
học vấn
Tổng số
hộ Số hộ Tỷ lệ(%) Số hộ Tỷ lệ(%)
Không biết
chữ 22 6 27,3 16 72,7
Cấp 1 23 7 30,4 16 69,6
Cấp 2 15 11 73,3 4 26,7
Cấp 3 0 0 0 0 0
Nguồn: DT-TTTH Hai vợ chồng có thể có trình độ học vấn khác nhau. Ở đây thống kê theo trình độ học vấn của cặp vợ chồng và sẽ lấy trình độ học vấn của giới quyết định số con, nếu trong hộ cả hai đều quyết định số con và cả hai có trình độ học vấn khác nhau sẽ lấy giới có trình độ học vấn cao hơn.
Qua số liệu điều tra ở bảng 4.7, nhìn chung trình độ học vấn của các hộ dân rất thấp, không biết chữ còn chiếm tỷ lệ cao và trình độ cao nhất chỉ mới cấp 2. Trong 22 hộ không biết chữ, hộ đông con chiếm tới 72,7%. Còn về trình độ cao nhất là cấp 2 hộ đông con cũng thấp hơn hộ ít con. Hầu hết những hộ đông con có trình độ chưa qua khỏi lớp 1. Điều đó cho thấy trình độ học vấn của hộ càng cao thì việc sinh từ 3 con trở lên càng giảm.
Như vậy, trình độ học vấn của vợ/chồng(cha/mẹ) cũng phần nào ảnh hưởng đến việc KHHGĐ, có thể làm hạn chế quy mô nhân khẩu.
4.5.4. Tuổi kết hôn
Bảng 4.8. Tuổi Kết Hôn của Hộ Ít Con và Hộ Đông Con
Hộ ít con(1-2 con) Hộ đông con(>2 con) Tuổi kết hôn của người
vợ Số hộ Cơ cấu(%) Số hộ Cơ cấu(%)
<18 6 25 8 22,2
>=18 18 75 28 77,8
Tổng 24 100 36 100
Nguồn: DT-TTTH Tuổi kết hôn đề cập đến ở đây là tuổi kết hôn lần đầu của người phụ nữ. Người phụ nữ chỉ có khả năng sinh đẻ trong khoảng thời gian nhất định(từ 15 đến 49 tuổi).
Như vậy, kết hôn càng muộn thì thời gian có khả năng sinh con ở người phụ nữ càng ngắn, số con càng ít.
(Nguyễn Đình Tấn – Nguyễn Văn Đoàn, 2004).
Qua kết quả điều tra ở bảng 4.8, cho thấy số phụ nữ kết hôn chưa đến tuổi luật định chiếm tỷ lệ khá cao(14/60 = 23,3%).
Số phụ nữ kết hôn chưa đến tuổi luật định của hộ ít con thấp hơn hộ đông con 3,3%.
4.5.5. Đăng ký kết hôn
Bảng 4.9. Đăng Ký Kết Hôn của Cặp Vợ Chồng
Hộ ít con (1-2 con)
Hộ đông con (>2 con)
Đăng ký kết hôn Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)
Có 11 45,8 16 44,4
Không 13 54,2 20 55,6
Tổng 24 100 36 100
Nguồn: DT-TTTH
- Hộ ít con
Số hộ có đăng ký kết hôn chiếm 45,8%, không đăng ký kết hôn chiếm 54,2%.
- Hộ đông con
Số hộ có đăng ký kết hôn chiếm 44,4%, không đăng ký kết hôn chiếm 55,6%
trong tổng số hộ đông con.
Nhìn chung tỷ lệ không đăng ký kết hôn ở địa phương là rất cao. Qua đó cho thấy các cặp nam nữ vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa, họ lấy nhau, gia đình hai bên công nhận nhưng họ ít biết đến thủ tục đăng ký kết hôn. Nên họ không có ràng buộc về pháp luật trong mối quan hệ giữa người vợ và người chồng .
4.5.6. Nghề nghiệp của hộ ít con và hộ đông con
Việt Nam là nước nông nghiệp, gần 80% dân số sống ở nông thôn, chiếm 60%
tổng số lao động của cả nước. Lao động phần lớn là lao động chân tay và giản đơn, nhiều trẻ em ngay từ nhỏ đã là lao động phụ, góp công sức làm tăng của cải cho gia đình, cho nên người dân mong muốn có nhiều con.
Do đó có thể nói, khi kỹ thuật sản xuất còn giản đơn, tăng lao động được coi là nhân tố làm tăng thu nhập; gia tăng thu nhập là nhân tố kích thích nhu cầu có thêm nhiều lao động, do vậy tất yếu dẫn đến gia tăng mức sinh mà nghề nghiệp là yếu tố quyết định thu nhập.
Bảng 4.10. Nghề Nghiệp của Hộ Dân Xã Phước Hà
Cặp vợ chồng ít con (1-2 con)
Cặp vợ chồng đông con (>2 con)
Nghề nghiệp Số hộ Cơ cấu(%) Số hộ Cơ cấu(%)
Nông 23 95,8 34 94,4
Công chức 1 4,2 2 5,6
Tổng 24 100 36 100
Nguồn: DT-TTTH
- Hộ ít con
Nghề nghiệp nông chiếm 95,8%
Công chức chiếm 4,2%
- Hộ đông con
Nghề nghiệp nông chiếm 94,4%
Công chức chiếm 5,6%
Phần lớn người dân nơi đây đều hoạt động nông nghiệp, công chức chiếm tỷ lệ rất thấp.
4.5.7. Thu nhập của hộ gia đình đông con và hộ ít con
Bảng 4.11. Thu Nhập của Gia Đình Đông Con và Gia Đình Ít Con
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Gia đình ít con Gia đình đông con
Thu nhập hộ/tháng
Số NK trung bình/hộ
Thu nhập bình quân người/tháng
Số gia đình
Tỷ lệ(%)
Số NK trung bình/hộ
Thu nhập bình quân người/tháng
Số gia đình
Tỷ lệ(%)
<500 4 <125 12 50 7,2 <69,4 17 47,2
500-
1000 4,8 104,1-208,3 6 25 6,9 72,5-144,9 8 22,2
1000-
1500 3,5 285,7-428,6 2 8,3 6 166,7-250 2 5,6
1500-
2000 5 300-400 2 8,3 6,7 223,8-298,5 6 16,7
>=2000 4,5 >= 444,4 2 8,3 6,7 >= 298,5 3 8,3
Tổng 24 100 36 100
Nguồn tin: ĐT-TTTH
Hình 4.1. Biểu Đồ Phần Trăm Thu Nhập của Hộ Ít Con và Đông Con
Thu nhập của hộ ít con và đông con
0 10 20 30 40 50 60
<500 500-1000 1000-1500 1500-2000 >=2000
Thu nhập(1000 VNĐ) Tỷ lệ(%)
Gia đình ít con Gia đình đông con
Bảng 4.12. Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng chia theo khoản chi, thành thị/nông thôn
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chia ra Chia ra
Tổng chi tiêu
Chi tiêu đời sống
Chi ăn uống, hút
Chi không phải ăn uống,
hút
Chi khác tính vào chi tiêu Cả nước
2002 293,7 269,1 152,5 116,7 24,6 2004 396,8 359,7 192,5 167,2 37,2 2006 511,4 460,4 242,9 217,5 51,0 Thành thị-Nông thôn
Thành thị
2002 497,5 460,8 237,6 223,2 36,7 2004 652,0 595,4 291,0 304,5 56,6
2006 811,8 738,3 356,1 382,3 73,5 Nông thôn
2002 232,1 211,1 126,7 84,4 20,9 2004 314,3 283,5 160,6 122,9 30,9 2006 401,7 358,9 201,5 157,3 42,8
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2006
Qua số liệu điều tra ở bảng 4.11, phần lớn các hộ gia đình đều có mức thu nhập dưới 500 nghìn đồng/tháng, hộ ít con là 12 hộ chiếm 50% tổng số hộ ít con, hộ đông con là 17 hộ chiếm 50% tổng số hộ đông con.
Bảng 4.12 là mức chi tiêu tối thiểu cho 1 nhân khẩu trong 1 tháng, với mức bình quân cả nước là 511,4 nghìn đồng, nếu chia theo vùng thì nông thôn là 401,7 nghìn đồng. Như vậy với mức thu nhập của người dân thể hiện qua bảng 4.11 thì đa phần không đủ chi phí căn bản cho 1 nhân khẩu nếu so với mức chi tiêu của cả nước, nếu so với mức chi tiêu của vùng nông thôn thì chỉ khoảng 2 hộ thuộc gia đình ít con là đạt tiêu chuẩn.
Cho thấy cuộc sống ở đây rất khó khăn, thu nhập rất thấp không đủ chi tiêu, đặc biệt đối với hộ đông con thì càng khó khăn hơn.
4.5.8. Quan niệm của các hộ trong việc sinh con
Bảng 4.13. Quan Niệm của Người Phỏng Vấn trong Việc Sinh Con
Quan niệm của người vợ
Hộ ít con (1-2 con)
Hộ đông con (>2 con)
Tổng số hộ
Cơ cấu (%) Điều kiện sống khó khăn nên
sinh ít con 15 13 28 46,7
Họ hàng ít người nên phải sinh
nhiều con 0 6 6 10
Con cái nuôi cha mẹ 2 4 6 10
Chế độ mẫu hệ phải có con gái 0 3 3 5
Có trai có gái 1 2 3 5
Trách nhiệm đối với con 2 0 2 3,3
Đông vui 1 1 2 3,3
Khác 3 7 10 16,7
60 100
Nguồn tin: DT-TTTH
Qua điều tra, hầu hết các gia đình khi sinh con đều quan tâm đến cuộc sống khó khăn của mình, đáng chú ý là đối với những hộ đông con cũng quan tâm đến vấn đề này nhưng thực tế họ vẫn sinh nhiều đây có thể là do thiếu sót về y tế và trong công tác kế hoạch hóa gia đình ở địa phương.
Hai hộ là quan tâm về trách nhiệm đối với con cái.
Ngoài ra, những quan niệm: họ hàng ít người, con cái nuôi cha mẹ, chế độ mẫu hệ phải có con gái, có trai có gái, đông vui đây cũng là nguyên nhân khiến họ sinh nhiều con.
Và một số quan niệm khác nữa là sinh cho có anh có em để sau này đùm bọc lẫn nhau, con cái lớn lên phụ giúp bố mẹ cũng là nguyên nhân làm cho họ sinh nhiều con.
Đặc biệt vẫn còn quan niệm theo kiểu “trời sinh voi sinh cỏ”, thậm chí có hộ còn lạc hậu hơn là không áp dụng kế hoach hóa vì do người chồng ngăn cấm với quan niệm là sinh mãi. Qua đó cho thấy, vấn đề ý thức chính sách dân số của người dân còn chưa cao, chính điều đó đã góp phần làm dân số ngày càng tăng lên.