CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng chiến lược
a) Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài được chia làm 2 loại: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô còn được gọi là môi trường tổng quát, bao gồm những yếu tố ảnh hưởng ngành kinh doanh và doanh nghiệp. Môi trường vi mô còn được gọi là môi trường cạnh tranh, bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng riêng đến từng doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định. Năm yếu tố của môi trường vĩ mô đó là: (1)
Xét lại mục tiêu
kinh doanh
Thiết lập những mục tiêu hàng năm
Đo lường
và đánh
giá thành
tích Xác định
nhiệm vụ mục tiêu và chiến lược dài
hạn
Thực hiện việc kiểm soát bên
ngoàiđể xác định cơ hội và đe doạ chủ yếu
Thiết lập mục
tiêu dài hạn
Phân phối các nguồn tài
nguyên
Thực hiện kiểm soát nội bộ để
nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu
Lựa chọn những chiến lược
để theo đuổi
Đề ra các chính
sách
18
Môi trường kinh tế; (2) Môi trường luật pháp, chính phủ và chính trị; (3) Môi trường văn hóa, xã hội; (4) Môi trường tự nhiên; (5) Môi trường công nghệ.
Môi trường kinh tế: So với các yếu tố khác trong môi trường vĩ mô thì những đặc điểm của môi trường kinh tế chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế chi phối hoạt động của công ty như là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái…
Môi trường chính trị và pháp luật: Bao gồm các chính sách, quy chế, định chế luật, chế độ đãi ngộ, thủ tục và quy định với Nhà nước, luật pháp cùng các cơ quan của Nhà nước có vai trò điều tiết các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích:
+ Bảo vệ quyền lợi của các DN trong môi trường cạnh tranh, tránh những hình thức kinh doanh không chính đáng.
+ Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong các trường hợp khách hàng không được tôn trọng về chất lượng sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến; bảo vệ khách hàng chống lại các cách thức kinh doanh tùy tiện vô trách nhiệm với xã hội của các DN.
Môi trường xã hội: Bao gồm các yếu tố như nhân khẩu, phong cách sống, xu hướng của nền văn hóa, tỷ lệ tăng dân số… những biến đổi trong các yếu tố xã hội cũng tạo nên cơ hội hay nguy cơ cho DN, nó thường diễn ra chậm và khó nhận biết do đó đòi hỏi DN phải hết sức nhạy cảm và có sự điều chỉnh kịp thời.
Môi trường công nghệ: Mỗi công nghệ phát sinh sẽ hủy diệt các công nghệ trước đó không ít thì nhiều. Đây là sự hủy diệt mang tính sáng tạo. Đối với DN thì các yếu tố công nghệ mang tính hai mặt rõ rệt. Một mặt tích cực đó là những công nghệ sẽ đem lại phương pháp chế tạo mới giúp giảm giá thành, nâng cao chất lượng, giảm chi phí theo quy mô…. Mặt khác, công nghệ tiến bộ sẽ là sự lo ngại cho các DN khi họ không có đủ nguồn lực để chạy theo công nghệ.
Môi trường tự nhiên: bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai,… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống con người, góp phần tạo ra nhu cầu của con người nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Môi trường vi mô
Môi trường vi mô đó được xác định đối với một ngành cụ thể. Các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng của môi trường vi mô của ngành đó, bao gồm: (1) Đối thủ cạnh tranh; (2) Khách hàng; (3) Nhà cung cấp; (4) Đối thủ tiềm năng; (5) Sản phẩm thay thế.
Hình 3.2. Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh
Nguồn tin: Nguyễn Anh Ngọc, “Giáo trình Chiến lược kinh doanh”, trường Đại học Nông Lâm, 2004 Đối thủ tiềm năng: Bao gồm các DN hiện nay chưa ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Đó là mối lo ngại mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tính đến. Để đánh giá mức độ đe dọa nhiều hay ít của các đối thủ tiềm năng, các doanh nghiệp đang hoạt động sẽ xem xét những điều kiện để 1 nhà kinh doanh mới có thể tham gia vào ngành của mình. Những điều kiện này thường được coi là rào cản xâm nhập, như là vốn đầu tư lớn, những quy định về luật pháp của chính phủ…
Đối thủ cạnh tranh: Áp lực đe doạ từ đối thủ cạnh tranh là thường xuyên và đe doạ trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của tất cả các công ty trong ngành. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành là: số lượng đối thủ cạnh tranh, quy mô cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng ngành, chi phí cố định và
Các đối thủ tiềm năng
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Nhà cung
ứng
Người mua
Sản phẩm thay thế
Mối đe doạ từ các đối thủ tiềm năng
Sức mạnh mặc cả của nhà cung ứng
Sức mạnh mặc cả của người mua Mối đe doạ của sản
phẩm thay thế
20
chi phí lưu kho, khác biệt sản phẩm và chi phí chuyển đổi, tính đa dạng của ngành, sự đặt cược vào ngành, các rào cản xâm nhập và rút lui.
Khách hàng: Là nhân tố then chốt hết sức quan trọng để quyết định đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự đòi hỏi của khách hàng luôn là thách thức cũng như nó sẽ mở ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Nhà cung cấp: Nhà cung cấp bao gồm các đối tượng: người bán vật tư, thiết bị, nguyên – nhiên vật liệu, người cung cấp vốn, lao động… Tương tự như người mua, nhà cung cấp có thể gây áp lực mạnh và tạo bất lợi cho doanh nghiệp bằng cách: tăng giá bán, giảm chất lượng sản phẩm cung ứng, thay đổi phương thức thanh toán. Công ty có thể thay đổi chiến lược của mình so với nhà cung ứng bằng cách sử dụng quyền lực của người mua một cách thích hợp.
Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm của ngành, tức là có khả năng thỏa mãn cùng một loại nhu cầu của khách hàng.
Các trường hợp cần quan tâm đến sản phẩm thay thế khi sản phẩm thay thế có giá rẻ hơn đáng kể so với sản phẩm của ngành, khi ngành có mức lợi nhuận cao.
b) Môi trường bên trong
Quản trị: có 4 chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Chức năng hoạch định gồm tất cả các hoạt động quản trị liên quan đến việc chuẩn bị cho tương lai như: dự báo, thiết lập mục tiêu, đề ra chiến lược, phát triển các chính sách và hình thành các kế hoạch kinh doanh.
Chức năng tổ chức gồm tất cả các hoạt động quản trị nhằm xác định mối quan hệ giữa trách nhiệm và quyền hạn. Những công việc cụ thể là chuyển nhiệm vụ đã đề ra thành công việc cần cần thực hiện; kết hợp công việc thành phòng ban / bộ phận; ủy quyền.
Chức năng lãnh đạo là quá trình tác động lên người khác để họ đạt được các mục tiêu đa định. Các hoạt động cụ thể là lãnh đạo; tạo ra động lực cho các nhóm làm việc chung; trao đổi thông tin.
Chức năng kiểm soát gồm tất cả các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo cho kết quả thực tế phù hợp với kết quả đa hoạch định. Những hoạt động cụ thể là kiểm soát
chất lượng, kiểm soát tài chính, kiểm soát bán hàng, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát chi phí, phân tích những thay đổi, thưởng phạt.
Nguồn nhân lực: Là nguồn không thể thiếu được và là vốn quý nhất của doanh nghiệp. Việc quản trị nguồn nhân lực có thể hiểu là công tác tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo và điều động nhân sự. Mục tiêu của quản trị nhân lực là phát triển một kế hoạch nhân sự phù hợp với yêu cầu chiến lược của DN trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Marketing: Nhân tố marketing ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh nhất là trên quan điểm chiến lược. Nó giúp doanh nghiệp hướng đạo và phối hợp các hoạt động kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất (lựa chọn những phân khúc thị trường trọng điểm, hoạch định chiến lược marketing - mix, định vị thị trường…..).
Tiềm lực tài chính: Đó là qui mô vốn và khả năng huy động vốn để phục vụ cho việc tái sản xuất của doanh nghiệp, nó không chỉ cho thấy lợi thế tiếp cận với các yếu tố đầu vào như đầu tư, mua sắm… mà còn tạo điệu kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm sau này của doanh nghiệp như phân phối, chiêu thị...
Trình độ công nghệ: Gồm các hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research
& Development), mức độ hiện đại hoá các trang thiết bị và công nghệ trong quá trình sản xuất. Mức độ này lại diễn ra trên 2 mảng chính. Công nghệ tạo điều kiện để chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên, giá trị gia tăng của sản phẩm cũng sẽ tăng do đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp.
Hệ thống thông tin: Thông tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị. Mục đích của hệ thống thông tin là cải tiến các hoạt động ở công ty bằng cách nâng cao chất lượng của các quyết định quản trị. Hệ thống thông tin là nguồn chiến lược quan trọng vì nó tiếp nhận dữ liệu thô từ cả môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức, giúp theo dõi các thay đổi của môi trường, nhận ra những mối đe doạ trong cạnh tranh và hỗ trợ cho việc thực hiện, đánh giá và kiểm soát chiến lược. Ngoài ra, một hệ thống thông tin hiệu quả cho phép công ty có khả năng đặc biệt trong các lĩnh vực khác như: chi phí thấp, dịch vụ làm hài lòng khách hàng, người tiêu dùng.
22
Hệ thống thông tin của công ty gồm: hệ thống thông tin quản lý (cung cấp thông tin về nội bộ công ty), hệ thống thông tin chiến lược (cung cấp thông tin bên ngoài: cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, môi trường vĩ mô…)