Tuần tự sự tổ hợp của các nguyên nhân gây xói lòng sông và sạt lở mái sông ở hạ du sông Sài Gòn

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐOẠN SÔNG CONG CHỊU ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU - ÁP DỤNG CHO ĐOẠN SÔNG SÀI GÒN KHU VỰC CẦU BÌNH LỢI ĐẾN CẦU SÀI GÒN (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2 DIỄN BIẾN ĐOẠN SÔNG CONG CHO ĐOẠN SÔNG SÀI GÒN KHU VỰC CẦU BÌNH LỢI ĐẾN CẦU SÀI GÒN

2.2. Nguyên nhân gây xói lở bờ sông và sạt mái bờ sông Sài Gòn

2.2.6. Tuần tự sự tổ hợp của các nguyên nhân gây xói lòng sông và sạt lở mái sông ở hạ du sông Sài Gòn

Qúa trình xói bồi biến hình lòng sông và sạt lở mái bờ sông ở hạ du sông Sài Gòn trong điều kiện tự nhiên và dưới tác động của con người là vô cùng phức tạp. Qúa trình đó diễn ra theo qui luật diễn biến lòng sông tự nhiên với thực tế về dòng chảy và lòng dẫn của hạ du sông Sài Gòn.

Đối với hạ du sông Sài Gòn mỗi hiện tượng xói lở (xói sâu phổ biến và sạt lở mái bờ sông) đều là sự tổ hợp trước sau của các nguyên nhân :

 Nguyên nhân từ tác động của con người.

 Nguyên nhân từ sự mất cân bằng về sức tải cát của dòng nước.

 Nguyên nhân từ sự mất cân bằng về cơ học đất gây sạt lở bờ sông.

Hãy xem xét, phân tích các trường hợp xói lở sau đây:

Xói sâu phổ biến làm hạ thấp lòng sông ở hạ du các công trình điều tiết

Bắt đầu là con người xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn Dầu Tiếng, Trị An…

tạo nên sự bồi lắng làm cát trong hồ chứa hình thành sự mất cân đôi về sức tải cát của dòng nước ở hạ du. Lòng sông ở hạ du xói sâu để khôi phục lại khả năng mang bùn cát của dòng nước.

Trong trường hợp này chỉ có nguyên nhân tác động của con người và nguyên nhân về sự mất cân bằng về sức tải cát của dòng nước. Nguyên nhân từ sự mất cân bằng về cơ học đất không xuất hiện trong trường hợp xói sâu phổ biến dọc sông.

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 32

Trường hợp sạt lở bờ sông Sài Gòn khu nhà hàng Hoàng Ty khu vực bán đảo Thanh Đa ngày 6/7/2001 làm 2 người chết và bị thương (với diện tích mất đất 1200 m2)

 Trước tiên là do sự xây cất nhà hàng lấn chiếm bờ sông, làm gia tăng tải trọng lên bờ của con người đó là sự khởi đầu.

 Bước tiếp theo là tác động của dòng chảy, đào xói chân mái bờ sông tạo nên sự mất cân bằng về sức tải cát của dòng nước

 Bước cuối cùng là sự mất cân bằng về sức tải cát giai đoạn nào sẽ xuất hiện sự mất cân bằng về cơ học đất và bờ sông bị sạt lở xuống sông, kéo theo nhà cửa ruộng vườn, cây cối cùng bị sụp đổ theo.

Trường hợp sạt lở bờ kè các khu vực :

 Kè kho B (kho xăng dầu Nhà Bè) trên sông Nhà Bè.

 Kè Fatima (Bình Thạnh) trên sông Sài Gòn.

 Kho xăng dầu quân khu 7 (cuối kênh Thanh Đa).

 Kè kho mỹ phẩm P/S trên sông Sài Gòn: kè mới xây dựng xong đã bị sụp đổ

Trước tiên là do tác động của con người, do xây dựng kè không đúng kỹ thuật, gia tăng tải trọng trên bờ vượt quá giới hạn cho phép. Đã xuất hiện ngay bước tiếp theo là sự mất cân bằng về cơ học đất gây sụp đổ kè. Giai đoạn mất cân bằng về sức tải cát hầu như không kịp xuất hiện.

Những ví dụ trên đây nói lên tác động của con người làm gia tăng lực gây trượt bờ sông.

Trường hợp khai thác cát, nạo vét tuyến luồng…làm thay đổi sự phân bố, phân phối và kết cấu dòng chảy, làm thay đổi hình thái lòng sông (thế sông, độ dốc mái bờ…) tạo nên sự mất cân bằng về sức tải cát.

Trong trường hợp này sự mất cân bằng về sức tải cát sẽ diễn ra trong thời gian dài.

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 33 Trong trường hợp này tác động của con người gây sạt lở bờ sông trên góc độ làm giảm nhỏ lực chống trượt bờ sông.

Mặt khác, tình hình khai thác cát ngày càng nghiêm trọng trên các sông thuộc hạ du Sài Gòn.

Theo tài liệu hiện có về tiềm năng khoáng sản và hiện trạng khai thác mỏ, TP.HCM hiện có các loại khoáng sản sau :

 Than đá : phân bố rải rác ở các địa hình trũng thấp ở Tam Tân (Củ Chi), Cần Giờ, Long Phước, Tăng Nhơn Phú (Q9), Láng Thé (Bình Chánh), Nhị Bình (Hóc Môn) với tổng trữ lượng khoảng 3.390.000 tấn.

 Đá xây dựng: phân bố rải rác ở một số nơi như ấp Hàm Luông, bến đò Long Bình và ấp Giồng Chùa với tổng trữ lượng khoảng 25 triệu m3

 Cát xây dựng: tập trung hầu hết ở các lòng sông Sài Gòn

Trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam diễn ra khá nhanh và vì thế, quá trình phát triển ồ ạt của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó có ngành khai thác cát mà nguồn chủ yếu là trên sông Sài Gòn và một số các kênh rạch trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực.

Hiện nay trên địa bàn TP.HCM các hoạt động khai thác, bơm hút cát sông không có giấy phép trên tuyến sông Sài Gòn diễn ra thường xuyên, là hiện tượng rất phức tạp, khó quản lý và làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Mặt khác, các hoạt động khai thác này làm thay đổi dòng chảy và xói lở cục bộ trên từng đoạn sông kênh rạch: đây là thực tế gây ra những tác động rất xấu đáng kể mà trực tiếp tác hại lên cấu trúc đáy sông, thay đổi dòng chảy và gây nên tình trạng sạt lở bờ có tính cách thường xuyên như hiện nay. Theo số liệu thống kê cho thấy về mức độ khai thác cát đã và đang diễn ta tại nhiều vị trí khác nhau như: nếu chỉ xét riêng một vị trí xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi ghe lấy đi hàng ngày 500m3 /ngày và 60 chiếc ghe trọng tải 5-20 tấn bơm hút cát hàng ngày tại gần khu Bến Dược, giáp ranh Tây Ninh hút đi hàng ngày hàng ngàn m3 cát. Đây là hậu quả của viêc khai thác cát tràn

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 34 lan và các dòng sông đang bị vắt kiệt tài nguyên, bất kể những hậu quả nghiêm trọng về biến đổi lòng dẫn, môi sinh, môi trường.

Những phương tiện khai thác cát hiện đại làm lòng dẫn biến đổi nhanh chóng.

Hình 2.11 : Một số hình ảnh khai thác cát hạ du sông Sài gòn

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐOẠN SÔNG CONG CHỊU ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU - ÁP DỤNG CHO ĐOẠN SÔNG SÀI GÒN KHU VỰC CẦU BÌNH LỢI ĐẾN CẦU SÀI GÒN (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)