CHƯƠNG 2 DIỄN BIẾN ĐOẠN SÔNG CONG CHO ĐOẠN SÔNG SÀI GÒN KHU VỰC CẦU BÌNH LỢI ĐẾN CẦU SÀI GÒN
2.3. Giải pháp bảo vệ bờ cho đoạn sông Sài Gòn
Hiện nay các kỹ thuật và giải pháp bảo vệ bờ đang được đề cập nhiều gồm hai giải pháp chính: Giải pháp mềm (phi công trình), giải pháp cứng (công trình)...
2.3.1 Giải pháp phi công trình.
Đây là giải pháp mang tính xã hội cao, kết hợp các hoạt động nắm bắt thông tin, theo dõi, dự báo nguy cơ sạt lở bờ, cảnh báo kịp thời từ các cấp quản lý tới nhân dân trước nguy cơ tai biến của thiên nhiên để kịp thời phòng tránh.
Tiến hành theo dõi sạt lở theo định kỳ về quy mô, cường độ, biên độ, hướng dịch chuyển kết hợp đo đạc đánh giá bất thường với các tình huống xảy ra.
Xây dựng cơ sở dự liệu số, cập nhật và thông tin, lưu trữ bằng máy tính theo năm, tháng, ngày, giờ. Kết nối mạng thông tin giữa các cấp cơ quan quản lý với các cơ quan nghiên cứu khoa học và cộng đồng nhân dân nhằm cập nhật thông tin và có những quyết định ứng xử kịp thời, phù hợp.
Thông tin kịp thời, chính xác tới nhân dân để họ chủ động tự ứng cứu cho mình.
Phát lệnh cấp báo trong trường hợp khẩn cấp thông qua hệ thống thông tin quản lý, kiểm soát sạt lở để người dân di dời và phòng tránh nhanh nhất.
Tổ chức xây dựng các kịch bản ứng cứu, lực lượng ứng cứu, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất chủ động, bảo vệ an toàn cho nhân dân khi có sự cố xảy ra.
Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, huyện, xã. Phân cấp mức độ sạt lở để bố trí các khu dân cư, công trình dân sinh, kinh tế. Tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm theo các hình thức di dời vĩnh viễn theo quy hoạch, di dời tạm thời khi có cảnh báo và khẩn cấp khi gặp sự cố.
Tất các các bước thực hiện trên chỉ thực hiện tốt khi có sự hiểu biết và đồng thuận của nhân dân. Sự tham gia của cộng đồng với những kinh nghiệm sống của cư dân ven biển, tuyên truyền cho họ hiểu về nguy cơ và tác hại của sạt lở bờ từ đó họ sẽ đưa ra quyết định ứng cứu khi có thông tin cảnh báo của các cấp quản lý.
Với chi phí tổ chức thấp giải pháp phi công trình là sự lựa chọn đầu tiên cho phòng chống giảm nhẹ thiên tai, nhưng trước những diễn biến phức tạp của tình hình sạt lở bờ, nếu cứ để tự nhiên thì xu hướng mất đất, mất nhà, ngày đêm đe dọa
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 36 tính mạng của nhân dân vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Khi buộc phải di dời dân sẽ làm thay đổi tập quán sinh hoạt, thay đổi cơ cấu ngành nghề… gây lên tình trạng “ sốc” cho xã hội. Vì vậy phải có giải pháp phòng tránh, bảo vệ tại chỗ đảm bảo cảnh quan môi trường bằng cách kết hợp giải pháp phi công trình và công trình bảo vệ bờ.
2.3.2 Giải pháp công trình.
Công trình gia cố bờ là biện pháp công trình dùng để bảo vệ bờ đất tự nhiên ở vùng cửa sông, ven biển đang có hoặc sắp có nguy cơ sạt lở. Các công trình gia cố bờ đã được xây dựng tại nhiều nơi và yêu cầu về các công trình này càng gia tăng theo mức tăng trưởng kinh tế xã hội và mục tiêu cần bảo vệ. Các công trình thể hiện sự phát triển có tính logic và kế thừa, từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại, trình độ công nghệ được hoàn thiện dần. Vật liệu phát triển từ các bó cây, đá tự nhiên, đến bê tông, BTCT và các loại vật liệu mới khác. Kết cấu công trình phát triển từ kết cấu tơi rời, kết cấu liền khối đến kết cấu mảng mềm… Đây cũng là xu thế của ngành xây dựng và ngành khoa học nghiên cứu chỉnh trị bảo vệ bờ.
Để bảo vệ bờ sông trong thời gian vừa qua một số dạng công trình đang được sử dụng phổ biến:
Kè bảo vệ sát bờ nhằm chống lại sự gây xói mòn của dòng chảy hay sóng lên đường bờ, đồng thời chấp nhận phía trước chân kè bị xói sâu đến giới hạn cho phép trong thiết kế của công trình. Công trình có dạng mái dốc nghiêng, mái dốc đứng (tường chắn hoặc cừ bản), hoặc dạng kết hợp.
Nuôi bãi bằng cách đắp cát tái tạo bãi và trồng cây xanh chắn gió nhằm bổ sung lượng cát mất cân bằng theo chu kỳ bồi xói hàng năm.
2.3.3 Công trình xây dựng bảo vệ bờ.
Để phòng tránh xói lở bờ sông, bờ biển một số giải pháp công trình đã được ứng dụng như: hệ thống mỏ hàn, kè lát mái bằng tấm BTCT …
a. Hệ thống mỏ hàn.
Với kết cấu mỏ hàn đặt vuông góc với bờ đây là dạng kết cấu ngăn chặn dòng chảy bùn cát ven bờ, gom bùn cát lại, gây bồi cho vùng bãi đang bị xâm thực. Điều chỉnh đường ven sông, làm cho phương của dòng ven bờ thích ứng với phương
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 37 truyền sóng, giảm nhỏ lượng bùn cát trôi. Che chở cho bờ khi bị sóng xiên góc truyền tới. Tạo vùng nước yên tĩnh sau hệ thống mỏ hàn làm cho bùn cát trôi bồi lắng lại tại vùng này. Hướng dòng chảy ven bờ đi xa vùng bờ, giảm yếu dòng ven bờ.
Hình 2.12 : Hệ thống mỏ hàn tại thị xã Phan Rang – Ninh Thuận
Hình 2.13 : Kết cấu của mỏ hàn tại Phan Rang – Ninh Thuận
b. Kè lát mái bằng BTCT.
Hình 2.14 : Kè lát mái bằng tấm bê tông thị trấn Long Toàn – Trà Vinh
Hình 2.15 : Kết cấu tường kè bê tông cốt thép dạng đứng có bản neo và rọ đá bảo vệ chân kè - Kè Long Toàn
Công trình bảo vệ bờ ở nước ta chủ yếu bằng đá, đến nay dần được thay thế bằng bê tông, BTCT (đổ tại chỗ hoặc lắp ghép). Các công trình đã xây dựng còn tồn tại nhiều nhược điểm, hàng năm phải đầu tư một khoản tài chính không nhỏ để duy tu sửa chữa công trình. Các công trình xây dựng được phân tích theo các yếu tố sau:
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 38 Nhằm giữ ổn định cho đường bờ khỏi tác động xâm thực của dòng chảy, của sóng, của nước ngầm và những tác nhân phá hoại khác.
Tăng khả năng chống đỡ của nó mà không phá hoại kết cấu dòng chảy sóng, dòng chảy triều, cho nên đây là loại công trình phòng ngự mang tính chất bị động.
Ứng dụng cho những nơi có điều kiện thuận lợi về địa chất công trình, ảnh hưởng của sóng triều ở những cấp độ cho phép.
Công trình gia cố bờ phổ biến là mái nghiêng. Cũng có trường hợp sử dụng kết cấu thẳng đứng hoặc hỗn hợp vừa đứng vừa nghiêng.
Giải pháp kè bảo vệ sát bờ mái nghiêng phổ biến ở nước ta với vật liệu là đá hộc và bê tông. Loại kết cấu bằng đá hộc thi công đơn giản, rẻ tiền nhưng tuổi thọ không cao. Đối với loại áp mái bằng các kết cấu bê tông đúc sẵn hay đổ tại chỗ thường thi công phức tạp do xây dựng trên nền đất yếu, phương tiện thi công phải chuyên dụng, giá thành cao, khó thay thế khi bị hư hỏng cục bộ, dễ bị xâm thực do sóng và nước mặn…
Giải pháp bảo vệ sát bờ tường đứng gần đây đang được nghiên cứu ứng dụng với các kết cấu cự bản ( gỗ, thép..) hay kết hợp cọc cừ và tấm bê tông… Ngoài ra có có dạng kết cấu hỗn hợp tường đứng và mái nghiêng bảo vệ chân kè đang được xây dựng ở nước ta.
Dạng kết cấu công trình được lựa chọn theo mục đích xây dựng, các yêu cầu chuyên dụng, mức độ cần gia cố, tính chất đất, điều kiện chịu lực, khả năng cung cấp vật liệu...
Phương châm tận dụng vật liệu địa phương, tiết kiệm chi phí, giảm gía thành.
Công trình gia cố bờ có thể ảnh hưởng đến dòng chảy thông qua độ nhám bề mặt (nhẵn sẽ làm tăng vận tốc, gồ ghề nhám ráp giảm vận tốc).
Ngoài ra công trình gia cố bờ trong phạm vi định hướng quy hoạch đô thị còn có yêu cầu về thẩm mỹ, môi trường.
Không ảnh hưởng đáng kể đến ổn định của toàn bộ khối bờ. Vì vậy, mái dốc ổn định của công trình gia cố bờ được xác định qua tính toán ổn định của bờ đất bằng các phương pháp cơ học đất thông thường đã được quy định.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 39 Kết luận chương :
Đánh giá được tình hình bồi xói và dự báo được nguy cơ diễn biến bất thường của thiên nhiên của sông Sài Gòn phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, của khu vực này.
Sơ bộ đánh giá nguyên nhân xói lở, bồi tụ các cửa sông. Trong đó nhận định dòng nước chính là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp đóng vai trò chủ đạo gây sạt lở bờ sông.
Sạt lở – chống sạt lở bờ là quá trình đấu tranh liên tục giữa con người và thiên nhiên. Vấn đề chống sạt lở bờ là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài, gắn liền với quá trình phát triển của xã hội và của tự nhiên. Vấn đề chống sạt lở bờ bảo vệ trực tiếp tính mạng con người, sự ổn định và phát triển của xã hội nên đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu và hỗ trợ đặc biệt của các Chính phủ và các địa phương, các ngành có liên quan. Nó cũng đặt ra những thách thức cho các nhà chuyên môn trong nghiên cứu và là tiền đề cho phát triển của luận văn .