Sự cần thiết phải tiến hành lập qui hoạch chỉnh trị sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi đến cầu Sài Gòn

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐOẠN SÔNG CONG CHỊU ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU - ÁP DỤNG CHO ĐOẠN SÔNG SÀI GÒN KHU VỰC CẦU BÌNH LỢI ĐẾN CẦU SÀI GÒN (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUI HOẠCH CHỈNH TRỊ, BỐ TRÍ CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ, ỔN ĐỊNH LÒNG DẪN SÔNG SÀI GÒN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Sự cần thiết phải tiến hành lập qui hoạch chỉnh trị sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi đến cầu Sài Gòn

3.2.1 Tình hình sạt lở bờ và thiệt hại.

Sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Phước đến cầu Sài Gòn là đoạn sông chảy qua trung tâm của thành phố, có nhiều khu dân cư dọc ven sông, cơ sở hạ tầng, có các công trình vượt sông. Đặc biệt là liên tiếp từ năm 1989 trở lại đây sạt lở bờ gây mất ổn định đời sống của người dân ven sông, hàng chục người đã thiệt mạng, thiệt hại về tài sản lên đến hàng tỷ đồng.

Một số đợt sạt lở điển hình tại khu vực nghiên cứu:

 Đoạn đường bờ từ cầu Bình Phước đi về phía thượng lưu khoảng 1,5km thuộc phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức đang bị sạt lở mạnh. Năm 2000 nhà vọng nguyệt của nhà hàng Thanh Cảnh bị sụp xuống sông và vụ sạt lở xảy ra vào lúc 6h ngày 31/5/2001 đã làm cho kho chứa vôi của Công ty Tấn Phát bị sụp hoàn toàn xuống sông.

 Khu Nhà thờ họ đạo Mai Thôn, Phường 28, quận Bình Thạnh: ngày 25/6/1989 sạt lở diễn ra trong vòng 30 giây gây thiệt hại một nhà lầu 2 tầng sụp xuống sông, 5 người chết.

 Khách sạn Sài Gòn: đợt sạt lở tháng 5 năm 1998 làm một nhà phao để xuống canô kéo sụp xuống sông.

 Công ty TNHH Tiền Phong số 1069, Phường 28, quận Bình Thạnh: đợt sạt lở tháng 6 năm 1999 làm 800m2 đất sụp xuống sông.

 Cháo vịt Bích Liên: sạt lở làm một nhà cấp 4 (25x8)m sụp xuống sông.

 Hội quán ATP số 1049, Phường 28, quận Bình Thạnh: đợt sạt lở vào lúc 23g ngày 20/6/2001 làm một nhà mái tôn, khung sắt, tổng diện tích mất đi xuống sông là 1400m2.

 Quán Hoàng Ty 1 quận Bình Thạnh: sạt lở ngày 06/7/2001 làm chết 2 người, 3 người bị thương, thiệt hại mất đất 1200m2 đất xuống sông.

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 43

 Khu vực xí nghiệp than Sài Gòn thuộc Phường 28, quận Bình Thạnh: sạt lở làm mất 400 tấn than trị giá khoảng một tỷ đồng.

Sân quần vợt Lý Hoàng số 7762, Phường 27, quận Bình Thạnh: sạt lở lúc 23g30’ ngày 29/6/2003 làm một nhà thủy tạ (20m x 5m) và khoảng 300m2 đất của sân tennis chìm xuống sông.

Tóm lại, tình hình sạt lở bờ sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi đến cầu Sài Gòn diễn ra đơn lẻ, không liên tục cả về thời gian và không gian, thường xảy ra vào các tháng triều kém (tháng 5 đến tháng 7 dương lịch). Tuy nhiên, mức độ gây thiệt hại lại rất nghiêm trọng làm chết hàng chục người từ năm 1992 đến nay, gây hoang mang, xôn xao dư luận.

Hình 3.2 : Hội quán APT bị sụp xuống sông

Hình 3.3 : Bờ kè ở Thảo Điền – Q2 đang bị đe dọa

Hình 3.4 : Bờ kè khách sạn Sài Gòn đang bị đe dọa

Hình 3.5 : Quán cháo vịt Bích Liên bị sụp xuống sông

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 44 3.2.2 Hiện trạng công trình bảo vệ bờ sông.

Đoạn sông có một số công trình kè bảo vệ bờ đơn lẻ, có kết cấu độc lập với quy mô nhỏ. Một số công trình do người dân tự xây dựng để bảo vệ phần đất của mình, một số do các công ty, cơ quan ven sông xây dựng để bảo vệ chống sạt lở cho các công trình hạ tầng phía trên. Đây là một giải pháp để người dân và các đơn vị tự cứu mình trước tình hình sạt lở.

Số liệu tổng hợp chiều dài các đoạn kè đã xây dựng theo kết cấu tính riêng cho khu vực bán đảo Thanh Đa như sau:

Bảng 3.1 : Bảng tổng hợp chiều dài các đoạn kè khu vực Thanh Đa Kết cấu kè Chiều dài (m)

Kè bê tông và BTCT 3.818

Kè cọc BTCT 527

Kè đá hộc xây 531 Kè bê tông hàng rào 227

Tổng cộng 5.103

Tại một số vị trí tuyến kè đã được xây lấn ra ngoài bờ sông nhằm mục đích làm tăng diện tích sử dụng đất. Một số khác, cao trình đỉnh kè lại được xây cao hơn hoặc thấp hơn hẳn so với bình thường nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của từng đơn vị chủ công trình. Nguyên nhân là do chưa có một quy định, quy hoạch cụ thể nào để các đơn vị dựa vào đó thực hiện.

3.2.3 Sự cần thiết lập quy hoạch chỉnh trị.

Qua kết quả điều tra tình hình sạt lở bờ và các công trình bảo vệ bờ sông, cho thấy:

 Hiện tượng sạt lở bờ xảy ra nghiêm trọng làm tổn thất đến tính mạng và tài sản của nhân dân, Nhà nước.

 Các công trình bảo vệ bờ được xây dựng một cách tự phát, không đồng bộ, một số còn lấn chiếm lòng sông gây mất ổn định lòng dẫn.

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 45

 Do xây dựng tự phát, không đồng bộ nên các công trình bảo vệ bờ đã xây dựng không tạo được vẻ đẹp mỹ quan, một số công trình xây tạm bợ, không đảm bảo kỹ thuật, dễ xảy ra sụp đổ.

 Do hai bên bờ sông là các khu dân cư đông đúc nên hiện tượng xây dựng lấn chiếm, xả rác ra sông diễn ra phổ biến làm mất ổn định lòng sông và làm ô nhiễm môi trường.

Hình 3.6 : Sơ hoạ vị trí các điểm xói lở bờ và hiện trạng công trình bảo vệ bờ (theo kết quả điều tra năm 2005)

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 46 Chúng ta không thể phát triển kinh tế, xã hội bên bờ sông không ổn định, luôn gây hoang mang cho người dân trong khu vực, nhất là đây là khu vực nội thành có nhiều khu du lịch vui chơi giải trí như Thanh Đa, Bình Quới ...

Vì vậy để giải quyết các vấn đề nêu trên thì việc tiến hành quy hoạch chỉnh trị sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi đến cầu Sài Gòn là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ ĐOẠN SÔNG CONG CHỊU ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU - ÁP DỤNG CHO ĐOẠN SÔNG SÀI GÒN KHU VỰC CẦU BÌNH LỢI ĐẾN CẦU SÀI GÒN (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)