2.2.1. Phân loại
Cà rốt được phân loại thực vật như sau:
Ngành: Thực vật hạt kín Lớp: Hai lá mầm
Bộ: Hoa tán Apiales Họ: Hoa tán Apiaceace Chi: Daucus
Loài: D.carota
Tên khoa học: D.carota L Tên khác: Hồ La Bặc
Tên nước ngoài: Cà rốt (Anh) Cà rốt (Pháp)
- Cà rốt là tên phiên âm từ tiếng La tinh và tiếng Pháp được di thực vào Việt Nam.
-Người Trung Quốc gọi là Hồ La Bặc vì đây cũng là một cây được di thực từ nước Hồ, nó có vị như vị rau La Bặc là một loại rau của Trung Hoa [16]
2.2.2. Mô tả cây
- Cà rốt là cây thảo sống 2 năm, rễ trụ, nhẵn, phồng nhiều hay ít.
- Lá mọc so le, không có lá kèm, xẻ 2-3 lần, có mùi thơm, bẹ khá phát triển, phiến lá xẻ lông chim, càng gần phía đầu càng hẹp.
- Cụm hoa mọc thành tán kép, nhỏ, mang hoa trắng, hồng hoặc tía,lá bắc của tổng bao cũng xẻ lông chim, lá bắc của tiểu bao đơn xẻ ba, đế hoa khum lõm.
11
Hình 2.5. Giới thiệu cà rốt
- Lá đài nhỏ ba cạnh, cánh tràng mọc so le. Trong tán hoa, hoa chính ở giữa bất thụ có màu tía, còn các hoa ở chung quanh thì màu trắng hoặc màu hồng.
- Vỏ hạt cà rốt có lớp lông cứng che phủ rất khó thấm nước, trong hạt có chứa tinh dầu ngăn cảng nước thấm vào phôi nên cà rốt rất khó nảy mầm.
- Quả bế đôi , mỗi đôi gồm hai nửa, mỗi nửa dài 2-3mm hình trứng, hai phân liệt, quả dính với nhau ở mặt giáp nhau. Hạt có phôi
- nhũ sừng.
- Theo nghiên cứu của Beille thì cây cà rốt mọc hoang không có củ. Loại hiện nay ta trồng là loại Daucus carota L và Daucus maximus L.[1]
2.2.3. Một số loại cà rốt 1 Cà rốt gosan
Thân củ có kích thước từ 15-20cm, có hình thon dài, có nguồn gốc từ phương tây. Loại này có vị ngọt cao, mùi hắc ít. Đây là loại đang được ưa chuộng nhất tại Nhật Bản.
2 Cà rốt sansan
Thân củ có kích thước khoảng 10cm, có hình thon, hơi ngắn. Vì có kích thước nhỏ và sản lượng thấp nên ít được trồng.
3 Cà rốt shima
Thân có màu vàng và thon dài khoảng 30-40cm, có vị ngọt.
12 4 Cà rốt ocho
Có chiều dài 40-70cm, thon dài, hơi nhọn ở phần đuôi, có vị ngọt đậm, giàu giá trị dinh dưỡng.
5 Cà rốt mini
Là loại cà rốt rất nhỏ và dễ thương với chiều dài khoảng 10cm, đường kính khoảng 1-1,5cm có ít mùi thơm đặc trưng, mềm và ngọt.
6 Cà rốt kintoki
Là một giống cà rốt đặc trưng của phương đông,chiều dài khoảng 30cm,vỏ có màu đỏ sẫm, vị ngọt [23].
Hình 2.6. Các loại cà rốt khác nhau 2.2.4. Đặc tính sinh học cà rốt
- Do vốn là cây chịu lạnh nên để đạt năng suất cao, nhiệt độ thích hợp để trồng là 18-21oC.
- Cà rốt là loại cây dài ngày nên ở giai đoạn cây con cần thông thoáng cao trong ruộng và diệt cỏ. Độ ẩm đất thích hợp để trồng là 60-70%, độ ẩm cao
13
quá làm cho cà rốt dễ bị nhiễm bệnh và chết, pH đất thích hợp để trồng là 5.5- 7.0 [1].
- Ở nước ta trồng hai loại phổ biến: Loại có củ màu đỏ tươi và loại có củ đỏ ngả sang màu da cam.
- Loại vỏ đỏ được trồng từ lâu ,nay nông dân tự giữ giống, loại này có đặc điểm là củ to nhỏ không đều, lõi to, nhiều xơ, hay phân nhánh và kém ngọt.
- Loại vỏ màu đỏ ngả sang màu da cam là cà rốt nhập từ Pháp, loại cây này sinh trưởng nhanh hơn loài vỏ đỏ, tỷ lệ củ trên 80% có da nhẵn, lõi nhỏ, ít bị phân nhánh nhưng củ hơi ngắn, mập hơn, ăn ngon, được thị trường ưa chuộng.
- Màu cà rốt cũng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nóng quá hay lạnh quá cũng làm giảm màu. Nếu thu hoạch vào mùa xuân thì cà rốt có màu sậm hơn khi thu hoạch vào mùa thu, đông. Tưới nước quá nhiều và nhiều ánh sáng cũng làm giảm màu cà rốt [16].
- Hiện nay có thể trồng cà rốt thành nhiều vụ như vụ sớm, vụ chính và vụ muộn, chính vì vậy mà ta thấy cà rốt xuất hiện trên thị trường quanh năm.
2.2.5. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cà rốt.
- Cà rốt là một trong những loại cây quý nhất được các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người do cà rốt giàu đường, vitamin và năng lượng .
- Cấu tạo tế bào cà rốt cũng giống như các tế bào thực vật khác có màng tế bào, chất nguyên sinh và không bào.Màng tế bào được cấu tạo bởi cellulose,pectin và hemicellulose..
Hình 2.7. Cấu tạo vách tế. bào thực vật [20]
14
- Thành phần hoá học trong 100g cà rốt ăn được có tỷ lệ như bảng 2.1 Bảng 2.1. Thành phần hoá học của cà rốt
Thành phần Tỉ lệ %
Nước 88.5
Protein 1.5
Glucid 8.8
Cellulose 1.2
Tro 0.8
Lipid 0.02-0.08
Pectin 1-3
Nguồn: Harshul M.Vora,(2002)[21]
- Ngoài ra trong cà rốt còn có các loại muối khoáng:K, Ca, Fe, P, Cu, Bo,Br,Mg,Mo…
- Đường trong cà rốt chủ yếu là đường đơn (glucose, fructose) chiếm 50% tổng lượng đường .[20]
- Trong cà rốt có những dạng Vitamin (VTM)sau :[21]
+ Vitamin A (9mg%): Tạo thành từ B-caroten, sẽ bị phân huỷ trong cơ thể. Vitamin A không bị phân huỷ khi chế biến ở nhiệt độ thường, nhưn g có thể bị phá huỷ khi ở nhiệt độ cao.
C4OH56(B-caroten)+ 2H2O=>2C2OH29OH (vitamin A) + Vitamin B2 (riboflavin) trong cà rốt chiếm 20mg%
+ Vitamin B3 (acid pantotenic) có trong cà rốt chiếm 0,1-0,3mg%, là yếu tố cần thiết cho quá trình trao đổi glucid trong cơ thể.
+ Vitamin H (biotin) chiếm 400-1000mg/g chất khô cà rốt.
- Hàm lượng caroten trong cà rốt cao hơn cà chua. Carotenoid sắc tố tạo nên màu đỏ của cà rốt và gấc. Màu sắc của cà rốt sẽ thay đổi tuỳ theo hàm lượng
15
và thành phần của carotenoid. Carotenoid là chất chống oxi hoá tốt cho sức khoẻ. Nồng độ Carotenoid cao trong máu giúp giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim.
- Cà rốt có một ít tinh bột, chất đạm, chất béo, pectin, các enzym pectinase, oxydase. Ngoài ra còn chứa một lượng insulin có tác dụng làm giảm lượng đường của máu [7].
- Trong thành phần chất đạm của cà rốt, có asparagin, trong chất béo có acid palmitic và oleic. Trong cà rốt có chứa tinh dầu (0,8- 1,6%) với thành phần chủ yếu là pinen, limonen, daucola (1 glycol) [20].
2.2.6. Công dụng của cà rốt
Cà rốt trong y học
- Củ cà rốt dùng trong thuốc bổ Đông y, dùng trong thuốc uống trị suy nhược (rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng) trị thiếu máu, một số trường hợp trị kém thị lực[17].
- Cà rốt trong tiêu hoá: Cà rốt trị tiêu chảy ở trẻ em và người lớn, bệnh trực trùng coli, viêm ruột non, kiết, bệnh đường ruột, táo bón, loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày và ruột, bệnh phổi ( ho gà, ho mãn tính, hen ) lao hạch, thấp khớp, thống phong, sởi vàng da, xơ vữa động mạch, suy gan mật, giảm sữa nuôi con [17].
- Cà rốt dùng trị bệnh ngoài da (eczema, nấm, mốc, lở tại chỗ), kí sinh trùng đường ruột (sán xơ mít), dự phòng các bệnh nhiễm trùng và thoái hoá, đề phòng sự lão hoá và các vết nhăn. Cà rốt còn được dùng ngoài để chữa vết thương, loét bỏng nhọt, dùng đắp apxe và ung thư vú, ung thư biểu mô [7].
- Cà rốt và thị giác: Cà rốt không ngăn ngừa hoặc chữa được cận thị hay viễn thị, nhưng khi thiếu VTM A mắt sẽ không nhìn rõ trong bóng tối. Cà rốt có nhiều β-caroten, tiền thân của VTM A. Ở võng mạc, VTM A biến đổi thành chất Rhodopsin, cần cho mắt khi nhìn ban đêm. β-caroten còn là một chất chống oxy hoá mạnh có thể ngăn ngừa võng mạc thoái hoá và đục thuỷ tinh thể.[17]
16
Cà rốt trong đời sống
- Củ cà rốt được sử dụng để ăn sống (làm nộm, trộn dầu giấm) xào, nấu canh, hầm thịt .[6]
- Các nhà khoa học Anh tại trường Đại học York đã phân tách từ cà rốt một loại chất đạm đặc biệt dùng để chế biến chất chống đông, nếu thành công nó có thể ứng dụng trong phòng thí nghiệm dùng lưu trữ tế bào thực vật không bị đông giá khi nuôi trồng thực vật.
- Theo nghiên cứu mới vào năm 2008, các nhà khoa học đã tạo ra loại cà rốt biến đổi gen cung cấp thêm nhiều canxi, do biến đổi gen nên canxi có thể truyền dễ dàng qua màng tế bào cà rốt. Các nhà nghiên cứu cho biết ăn loại cà rốt mới này sẽ hấp thu được thêm 41% canxi so với loại truyền thống. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn còn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.[21]