Các hình thức hoạt động TDTT cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu tập luyện môn thể thao tự chọn của sinh viên k52 Trường ĐHSP – ĐHTN (Trang 21 - 24)

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Các hình thức hoạt động TDTT cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng

Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.

Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là:

“Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”. Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng cho Sv không chuyên được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường bằng các hình thức:

1.4.1. Hoạt động TDTT chính khóa

Hoạt động TDTT chính khóa là giờ học TDTT nội khóa, mỗi tuần 3 tiết, mỗi tiết 50 phút theo thời khóa biểu của khoa TDTT. Công tác GDTC được tiến hành giảng dạy, tổ chức thi và đánh giá cho điểm theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Buổi tập TDTT chính khóa có một số đặc điểm:

Buổi tập tổ chức theo hình thức lớp – bài, có sự hoạt động tích cực chủ động, sáng tạo của cả người dạy và học. Trong mỗi buổi tập số lượng sinh viên cụ thể, đồng nhất với trình độ lứa tuổi nên rất thuận lợi về mặt giáo dục, giáo dưỡng.

Giờ học phải tác động toàn thể đến cơ thể về các mặt giáo dục, giáo dưỡng và sức khỏe. Các nhiệm vụ được thực hiện cụ thể theo từng phần của buổi tập, tránh tình trạng chỉ coi trọng những phần cơ bản. Đa dạng hóa phương pháp tập luyện,

giảng dạy không cứng nhắc, tránh dập khuôn máy móc. Trong quá trình giảng dạy, chú ý đến mặt bằng chung của cả lớp, có tính đến đặc điểm cá nhân và thực hiện giờ học bình đẳng trong học tập của sinh viên. Các nhiệm vụ đặt ra trong buổi học phải hết sức cụ thể giải quyết ngay trong giờ học đó.

Đối với giờ học TDTT trong các trường phổ thông hoặc các buổi huấn luyện trong các trường học năng khiếu thể thao là hiện thân của hình thức buổi tập chính khóa. Mục đích giáo dục – giáo dưỡng chung của các giờ học này đã được xác định trong chương trình môn học TDTT hoặc chương trình huấn luyện của trường năng khiếu. Mục đích chung đó được cụ thể hóa thành nhiệm vụ của giờ học:

Nhiệm vụ trọng tâm của giờ học TDTT là trang bị kiến thức chuyên môn, hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong thể thao và cho cuộc sống. Tuy nhiên để xác định nhiệm vụ cụ thể cho mỗi giờ học phải nắm vững quy luật của quá trình dạy học động tác. Ngoài ra cần phải coi trọng nhiệm vụ giáo dục tố chất thể lực và phẩm chất ý chí, phục hồi sức khỏe.

Số lượng các nhiệm vụ trong giờ học phụ thuộc vào mục đích của quá trình giáo dục, giáo dưỡng, thời gian, khả năng của học sinh, sinh viên.

Do vậy, giờ học TDTT chính khóa mang tính hành chính pháp quy, quy định đối với cán bộ giảng dạy, học sinh, sinh viên. Hay nói cách khác là giờ học theo chương trình có quy định về thời gian, quy cách đánh giá chất lượng được bắt đầu làm quen từ bậc mẫu giáo, sau đó dạy theo các cấp bậc và lên đại học.

1.4.2. Hoạt động TDTT ngoại khóa 1.4.2.1. Một số khái niệm

Công tác GDTC hiện nay được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau:

Giờ học TDTT, tự tập luyện TDTT của sinh viên, thể dục vệ sinh trong ngày và các hoạt động TDTT quần chúng trong nhà trường. Hiện nay, các giờ học chính khóa được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Đó là công tác cơ bản nhất trong GDTC trường học.

Hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm các yếu tố tự học của sinh viên, các buổi tập luyện đội tuyển để tham gia các giải thi đấu chính thức. Các hình thức tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện để hoàn thiện các nội dung học tập chính khóa còn rất hạn chế, chưa phát động phong trào tự tập luyện của sinh viên. Mặt khác,

công tác xã hội hóa hoạt động TDTT tạo điều kiện cho sinh viên và người tập tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ chưa được coi trọng đúng mức, còn mang tính hình thức.

a) Hoạt động ngoại khóa GDTC

Đứng trên quan điểm giáo dục học và lý luận dạy học TDTT, Từ Gia Kiệt, Dương Vọng Hiếu (Trung Quốc), Kelly (Mỹ) cho rằng hoạt động TDTT của học sinh, sinh viên có tổ chức hoặc không có tổ chức được tiến hành ngoài giờ lên lớp chính khóa đều được coi là hoạt động ngoại khóa GDTC. Có thể sử dụng các bài tập TDTT ngoại khóa từ giáo viên đã giới thiệu và hướng dẫn. Quá trình tiến hành hoạt động ngoại khóa GDTC phải bảo đảm yêu cầu:

- Hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tập luyện chính xác, phương pháp bảo hiểm, tự bảo hiểm để tránh xảy ra chấn thương.

- Lượng vận động bố trí trong các bài tập ngoại khóa không nên quá cao, thấp quá mà phải phù hợp với đặc điểm của từng sinh viên.

- Cố gắng tăng cường sự chỉ đạo của người hướng dẫn để kịp thời phát hiện những vấn đề và giải quyết vấn đề ngoại khóa để tránh rơi vào chủ nghĩa hình thức, không hiệu quả. Đồng thời, bài tập ngoại khóa đã kết hợp với việc rèn luyện TDTT ngoại khóa ở nhóm tổ hay ở lớp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu tập luyện môn thể thao tự chọn của sinh viên k52 Trường ĐHSP – ĐHTN (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w