2.1. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu thực trạng tập luyện môn thể thao tự chọn cũng như những nguyên nhân giảm động lực tập luyên, đề tài nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu học môn thể thao tự chọn của Sv không chuyên K52 Trường ĐHSP - ĐHTN.
2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định hai mục tiêu sau:
- Mục tiêu 1
Thực trạng học tập môn thể thao tự chọn và những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tập luyện TDTT của sinh viên K52 Trường ĐHSP – ĐHTN.
- Mục tiêu 2
Tìm hiểu nhu cầu tập luyện nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn môn thể thao tự chọn cho sinh viên phù hợp với điều kiện của nhà trường.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu khoa học. Quá trình phân tích, tổng hợp, phân loại các tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, có thể thông qua các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về quan điểm đánh giá chất lượng GDTC, đề xuất giả thuyết khoa học, xác định mục đích, mục tiêu nghiên cứu, sử dụng phương pháp này có thể cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với các số liệu trong quá trình nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả tập luyện TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN. Các tài liệu tham khảo chủ yếu thu thập từ thư viện trường Đại học TDTT Bắc Ninh, thư viện trường ĐHSP - ĐHTN, thư viện viện khoa học TDTT và các tư liệu của cá nhân.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng tài liệu tham khảo thuộc các lĩnh vực:
- Các tài liệu gồm có: Các chỉ thị, nghị quyết, văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước về TDTT trong giai đoạn hiện nay.
- Các sách gồm có: Sách lý luận phương pháp GDTC, tâm lý, sinh lý học TDTT, phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT, y học và các bài tập liên quan đến GDTC và TDTT.
- Các đề tài nghiên cứu lĩnh vực GDTC và TDTT trường học.
Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày trong phần “Danh mục các tài liệu tham khảo".
2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp nhận thức đối tượng nghiên cứu trong quá trình giáo dục, giáo dưỡng mà không làm ảnh hưởng đến quá trình đó, hay đó là phương pháp tự giác có mục đích để thu nhận những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó.
Khi tiến hành quan sát, tiếp cận với đối tượng nghiên cứu, đề tài tiến hành quan sát ghi nhận các dấu hiệu sư phạm từ cả người dạy và người học thông qua quan sát các giờ học GDTC, các hoạt động TDTT ngoại khóa, các buổi tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên không chuyên, làm cơ sở xác định các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên không chuyên trường ĐHSP – ĐHTN.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm
Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để tham khảo ý kiến của giảng viên, các nhà chuyên môn và sinh viên nhằm thu thập thông tin điều tra thực trạng nhận thức về hoạt động TDTT ngoại khóa của giảng viên, sinh viên trường ĐHSP - ĐHTN, nội dung hoạt động và cách thức tổ chức hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa, cơ sở vật chất và điều kiện bảo đảm cho hoạt động ngoại khóa. Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp.
Phỏng vấn trực tiếp:
Tiến hành phỏng vấn giảng viên khoa TDTT hiện đang giảng dạy môn GDTC, các thầy cô giáo, các cán bộ, giảng viên phụ trách công tác Đoàn – Hội, trợ lý văn
như: chương trình môn học, nội dung, cách thức, tổ chức hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa, điều kiện cơ sở vật chất, trong thiết bị phục vụ dạy và học môn học ưa thích.
Phỏng vấn gián tiếp:
Sử dụng phiếu hỏi đối với các giảng viên, sinh viên đang công tác, học tập tại trường ĐHSP -ĐHTN.
Thông qua phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin liên quan đến đề tài. Từ đó làm cơ sở đưa ra các biện pháp để giải quyết mục tiêu của đề tài.
2.2.4. Phương pháp toán học thống kê
Số liệu được phân tích, trình bày theo bảng tần số, tỷ lệ, trung bình. Biểu diễn bằng bảng biểu. Các số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel 7.0. Nhằm xử lý, kiểm tra số liệu từ việc điều tra thực trạng để xác định độ tin cậy của các số liệu làm cơ sở nhận xét, đánh giá, kết luận về thực trạng. Đề tài chủ yếu sử dụng công thức tính % để xử lý các số liệu, sử dụng hàm điều kiện (IF) để phân loại, tính toán, đối chiếu, kết quả kiểm tra, đánh giá thể lực chung của sinh viên không chuyên. Kết quả tính toán của các tham số đặc trưng trên được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu của đề tài.
2.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: Nhu cầu tập luyện môn thể thao tự chọn của Sv không chuyên k52 Trường ĐHSP-ĐHTN
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên K52 Trường ĐHSP – ĐHTN.
2.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng quan trắc: Sinh viên K52 trường ĐHSP – ĐHTN.
- Quy mô nghiên cứu:
+ Số lượng mẫu nghiên cứu (n): Phỏng vấn: 400 sinh viên K52 + Phạm vi không gian nghiên cứu: Trường ĐHSP – ĐHTN.
2.4.3. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Trường ĐHSP – ĐHTN 2.4.4. Thời gian nghiên cứu
+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Trường ĐHSP – ĐHTN.
tháng 5/2018 được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn Nội dung Thời gian -Tìm hiểu lựa chọn đề tài nghiên cứu.
-Xây dựng và báo cáo đề cương nghiên cứu.
2
Giải quyết mục tiêu 1: Thực trạng nhu cầu học tập môn thể thao tự chọn và những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tập luyện TDTT của sinh viên k52 Trường ĐHSP – ĐHTN.
- Tiến hành quan sát, phỏng vấn sinh viên, nhằm thu thập thông tin, số liệu - Tiến hành xử lý thông tin, số liệu đã thu được.
Giải quyết mục tiêu 2: Tìm hiểu nhu cầu tập luyện và đưa ra những biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn môn thể thao tự chọn cho sinh viên phù hợp với điều kiện của nhà trường
- Tiến hành xây dựng các biện pháp - Tiến hành xử lý thông tin số liệu thu được và lựa chọn các biện pháp đề xuất.
3 - Hoàn chỉnh đề - Bảo vệ đề tài .
Chương 3