Thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu tập luyện môn thể thao tự chọn của sinh viên k52 Trường ĐHSP – ĐHTN (Trang 33 - 37)

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU

3.1. Tìm hiểu đánh giá thực trạng học môn GDTC và những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tập luyện TDTT của sinh viên K52 Trường ĐHSP-ĐHTN

3.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác

* Đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy GDTC tại trường ĐHSP – ĐHTN

Khoa TDTT – Trường ĐHSP – ĐHTN có nhiệm vụ đào tạo giáo viên TDTT và giảng dạy học phần GDTC cho sinh viên không chuyên, và làm công tác phong trào TDTT quần chúng trong nhà trường.

Học phần GDTC là học phần bắt buộc nằm trong chương trình đào tạo của trường ĐHSP - ĐHTN. Học phần GDTC do Khoa TDTT đảm nhiệm công tác giảng dạy, chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu và nhà trường về mặt chuyên môn. Về cơ cấu Khoa TDTT bao gồm 27 người: 1 trưởng khoa, 2 phó khoa, 3 tổ trưởng bộ môn, 20 giảng viên TDTT, 1 cán bộ văn phòng, 1 nhân viên phụ trách cơ sở vật chất. Các giảng viên đều có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành TDTT.

Kết quả thống kê thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC tại trường ĐHSP - ĐHTN đuợc trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 : Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC tại trường ĐHSP – ĐHTN

T

T Năm học SL

GV

Tổng số SV hệ chính quy

Tỷ lệ GV/SV

Thâm niên công tác

Trình độ chuyên môn Dưới

5 năm

Trên 5 năm

Tiến

Thạc

Cử nhân

1 2015-2016 29 6206 1/214 9 19 1

2 2016-2017 28 5880 1/210 8 20 2

3 2017-2018 27 5340 1/205 7 19 3

Qua bảng 3.1 cho thấy, trình độ giảng viên đuợc nâng cao qua từng năm học.

Năm học 2017 - 2018, Khoa TDTT có 2 giảng viên đạt trình độ tiến sĩ, có 21 giảng viên đạt trình độ thạc sĩ, có 3 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh, có 1 giảng viên đang học cao học. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhà giáo có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật thực tiễn vào giảng dạy môn học GDTC trong nhà trường.

Hiện nay, có gần 30% số giáo viên trẻ, thời gian công tác dưới 5 năm, chưa tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhưng sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học trở thành cán bộ có trình độ cao đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra đội ngũ giảng viên GDTC thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của ngành tổ chức. Tình hình đội ngũ giảng viên với nhiều môn học khác nhau cho phép tổ chức các nội dung đa dạng trong hoạt động giảng dạy và hoạt động ngoại khóa. Sự phân công giảng dạy như hiện nay là phù hợp (năm 2017-2018, tỷ lệ GV/SV là 1/205), theo quy định của Bộ GD&ĐT là 300-400 SV/GV, vậy nên tỷ lệ này là phù hợp với quy định. Thiết nghĩ nếu khai thác tiềm năng của giảng viên một cách đúng mức thì việc thực hiện công tác GDTC, huấn luyện đội tuyển chỉ đạo hoạt động phong trào TDTT, hướng dẫn hoạt động ngoại khoá và làm công tác NCKH sẽ đạt kết quả khả quan hơn so với thực tiễn hiện nay.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy và làm công tác TDTT tại Trường ĐHSP – ĐHTN đã cơ bản đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên hiện chỉ đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy GDTC trong giờ chính khóa, trong việc tổ chức hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa của SV vẫn chưa đảm bảo, rất cần thiết có sự hỗ trợ của các tình nguyện viên, hướng dẫn viên chuyên môn tham gia hướng dẫn SV tập luyện trong giờ ngoại khóa.

* Thực trạng cơ sở vật chất TDTT của trường ĐHSP - ĐHTN

Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập là một yêu cầu cần thiết trong mỗi cơ sở đào tạo. Đối với chuyên ngành TDTT thì dụng cụ, sân bãi phục vụ công tác TDTT là yếu tố không thể thiếu và nó là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giờ học GDTC của giảng viên và sinh viên cũng như công tác TDTT trong nhà trường.

Trong quá trình triển khai đề tài, để nhận định rõ hơn sự ảnh hưởng của cơ sở vật chất ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện TDTT, chúng tôi tiến hành khảo sát một số nội dung sau :

- Chất lượng dụng cụ, sân tập TDTT

- Nhận xét của giảng viên và sinh viên về điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của trường ĐHSP – ĐHTN.

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ luyện tập TDTT của trường ĐHSP - ĐHTN

STT Dụng cụ sân bãi

Năm học 2016- 2017 Năm học 2017- 2018 SL Chất lượng

SL Chất lượng

Tốt TB Kém Tốt TB Kém

1 Sân vận động (sân) 1 0 01 0 1 0 01 0

2 Sân bóng rổ (sân) 02 01 01 0 02 01 01 0

3 Sân bóng chuyền (sân) 06 01 04 01 06 01 04 01

4 Sân cầu lông (sân) 03 1 02 0 03 1 02 0

5 Sân bóng ném (sân) 01 0 01 0 01 0 01 0

6 Sân tennis (sân ) 02 02 0 0 02 02 0 0

7 Bể bơi 01 01 0 0 01 01 0 0

8 Nhà đa năng 01 0 0 01 0 0 0 0

Thực tế cho thấy cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu học tập và giảng dạy sẽ tạo điều kiện tốt để giảng viên thể hiện ý tưởng của mình, đa dạng hóa, phong phú về phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện giờ giảng, hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, mặt khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường hứng thú, tích cực để sinh viên tiếp thu nội dung học tập. Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC và TDTT của nhà trường còn nhiều hạn chế.

Các loại sân bóng chiếm tỷ lệ thấp so với sinh viên trên một trường. Trong đó, nhu cầu sinh viên tham gia tập thể dục ngoại khoá ngày càng tăng. Hiện nay, nhà trường chỉ có 03 sân cầu lông, 1 sân bóng đá, 06 sân bóng chuyền... nên số lượng sân như hiện tại là vẫn còn thiếu. Các sân tập và dụng cụ khác cũng trong tình trạng

thiếu và xuống cấp. Hiện nay, bóng đá là môn thể thao được sinh viên yêu thích và tham gia tập luyện với số lượng lớn hơn nhiều các môn khác. Thực tế cho thấy, nhà trường có 01 sân bóng đá lớn nhưng số lượng sinh viên tập luyện ngoại khóa là tương đối nhiều, việc tổ chức tập luyện, thi đấu còn gặp nhiều khó khăn. Với số lượng sân bãi như hiện nay là thiếu so với nhu cầu giảng dạy và tập luyện của giảng viên và sinh viên.

Về dụng cụ giảng dạy và tập luyện cũng rất khiêm tốn. Đối với các môn thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng rổ, nhà trường cũng đã đầu tư trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập, tuy nhiên hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập trong giờ học chính khóa. Trong hoạt động tập luyện ngoại khóa sinh viên phải tự trang bị dụng cụ tập luyện nên còn gặp nhiều khó khăn, chắc chắn cũng chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện hiện nay của sinh viên.

Trong năm học 2017- 2018, nhà trường đã quan tâm đầu tư về trang thiết bị phục vụ công tác TDTT như đầu tư, khởi công xây dựng nhà thi đấu mới, trang bị thêm dụng cụ tập luyện... Tuy nhiên, diện tích sân bãi, dụng cụ phục vụ giảng dạy và học tập môn GDTC cũng như các hoạt động TDTT tại trường ĐHSP – ĐHTN vẫn còn thiếu. Diện tích sân tập trên thực tế chưa đáp ứng đủ cho việc giảng dạy chính khoá, nên trong thời gian giảng dạy chính khoá, không có sân bãi cho hoạt động TDTT ngoại khoá. Vì vậy, các hoạt động ngoại khoá chỉ có thể tiến hành ngoài giờ hành chính. Chất lượng nhiều sân bãi chỉ ở mức độ trung bình và kém: hệ thống chiếu sáng, sân bê tông, sân đất xuống cấp chưa đáp ứng tiêu chuẩn dễ gây chấn thương trong tập luyện và thi đấu.

Hiện nay, nhà tập và thi đấu đang tiến hành xây dựng, chưa hoàn thành vì vậy giảng dạy chính khoá hay TDTT ngoại khoá gặp khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết (như mưa bão, nhiệt độ cao, gió lớn…). Dụng cụ tập luyện đã được đầu tư cả lượng và chất nhưng chưa nhiều, chưa đa dạng ảnh hưởng xấu đến công tác GDTC và TDTT của sinh viên trong nhà trường.

Thực trạng cơ sở vật chất trường ĐHSP – ĐHTN vẫn còn hạn chế, tuy nhiên việc tận dụng tối đa điều kiện hiện có, khắc phục những khó khăn để nâng cao hiệu quả công tác TDTT nói chung và hoạt động tập luyện ngoại khóa của SV nói riêng là điều thực sự cần thiết. Nhà trường cũng đã có kế hoạch xây dựng, tu bổ lại sân bãi, nhà tập, mua sắm dụng cụ tập luyện đáp ứng nhu cầu tập luyện của sinh viên.

Đó cũng là một trong yếu tố đảm bảo nâng cao hiệu quả giờ dạy của môn GDTC

nói riêng và công tác TDTT nói chung, giữ gìn, rèn luyện sức khoẻ đáp ứng yêu cầu đào tạo sinh viên.

Tóm lại, cơ sở vật chất phục vụ công tác TDTT ngoại khóa tại trường ĐHSP – ĐHTN tuy vẫn còn hạn chế nhưng cần được khắc phục và tận dụng tối đa những điều kiện hiện có của nhà trường để thực hiện tốt công tác GDTC và TDTT. Đội ngũ cán bộ, giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng hợp lý cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động giảng dạy GDTC chính khóa và TDTT ngoại khóa, cũng như tổ chức bồi dưỡng cho lực lượng tình nguyện viên, hướng dẫn viên (SV khoa TDTT hoặc SV không chuyên có năng khiếu, và yêu thích TDTT) hỗ trợ, hướng dẫn tập luyện cho các bạn SV trong hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nhu cầu tập luyện môn thể thao tự chọn của sinh viên k52 Trường ĐHSP – ĐHTN (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w