2.2.1. Kinh nghiệm sử dụng vốn ưu đãi hộ nông nghèo của một số địa phương 2.2.1.1. Kinh nghiệm tỉnh Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình tính đến cuối năm 2002 tỷ lệ đói nghèo còn 24%
(theo chuẩn nghèo cũ) trên tổng số hộ, số người thất nghiệp còn lớn, tỷ lệ
nông dân có nước sạch còn thấp, nhà tranh tạm bợ còn nhiều. Trong 159 xã
phường thì có 68 xã miền núi, vùng cao, vùng sâu. Thực trạng trên cũng đặt ra cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình ngay từ khi ra đời trách nhiệm nặng nề trong thực hiện nhiệm vụ chính trị địa bàn. Bằng sự nỗ lực chủ quan, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban đại diện HĐQT, sự tham gia của các tổ chức CT - XH các cấp, đến hết năm 2017 sau hơn 15 năm thực hoạt động, tổng nguồn vốn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đạt 2.772 tỷ đồng, trong đó huy động trong cộng đồng hộ nghèo đạt 62 tỷ đồng. Cũng tính hết năm 2017, tổng dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh Quảng Bình đạt 2.764 tỷ đồng tăng gấp 16 lần so với năm 2002; trong đó
hộ nghèo đạt 648,8 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo đạt 799 tỷ đồng; cho học sinh sinh viên đạt 194,6 tỷ đồng; … Nợ quá hạn đã giảm từ 18% năm 2002 xuống 0,1% cuối tháng 12 năm 2017. Mở rộng cho vay 16 chương trình tín dụng, hướng tới các đối tượng chính sách xã hội cụ thể khác nhau.[10]
Một số kinh nghiệm của tỉnh Quảng bình đó là:
- Hoạt động của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình kế thừa được một số kinh nghiệm và chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Tăng
gấp nhiều lần quy mô cho vay trong điều kiện không tăng biên chế, không tăng chi phí, nhưng phải đảm bảo mở rộng mạng lưới giao dịch về tận khắp thôn, bản; tạo thuận lợi cho giao dịch của người dân.
- Đặt công tác tổ chức và kiện toàn tổ chức lên vị trí hàng đầu. Triển khai tuyển dụng sinh viên từ các trường đại học, hàng năm đánh giá thành tích đạt được của cán bộ, xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán, nâng trình độ về mọi mặt.
- Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình sớm có tầm nhìn về chiến lược công nghệ, nên tạo đã được sự đột phá quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa ngân hàng. Thực hiện giao dịch chuyển sang Intellec online và Intellec offline tại điểm giao dịch xã, tiến tới trao đổi khách hàng thông qua điện thoại thông minh (Smart phone) …
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên phối hợp với đài phát thanh - truyền hình vá các cơ quan thông tin báo trí ở địa phương, định kỳ thực hiện một số phóng thực tế sinh động tại cơ sở đã triển khai chương trình tín dụng có hiệu quả; tuyên truyền các chủ trương, chính sách, cơ chế, quy định mới; đồng thời tuyên dương những người tốt việc tốt về cho vay vốn và sử dụng vốn vay. [10]
2.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
NHCSXH Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003 trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại NH phục vụ người nghèo. Để thực hiện tốt vai trò là điểm tựa của người nghèo và các đối tượng chính sách, cùng với tranh thủ nguồn vốn từ trung ương chuyển về, nguồn vốn ủy thác đến huyện và huy động nguồn vốn từ cộng đồng dân cư, tổ chức TK&VV để đảm bảo cung ứng đủ cho các đối tượng. Đến năm 2017 tổng dư nợ cho vay của NH đạt hơn 2.261 tỷ đồng, tăng 18,6 lần so với năm 2003. Từ nguồn vốn này 15 năm qua toàn tỉnh đã có trên 380.500 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
được vay vốn ưu đãi. Trong đó, có hơn 142.000 lượt hộ nghèo, gần 17.300 lượt cận nghèo, hơn 6.100 hộ mới thoát nghèo, gần 14.890 lượt hộ được vay vốn vay sản xuất kinh doanh. Tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện 12 chương trình chính sách. [10]
Một số kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
- Triển khai các chương trình cho vay hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm, nước sạch, cho học sinh sinh viên vay.
- Không chỉ tạo điều kiện về vay vốn mà thông qua việc tham gia sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn, các hộ dân còn được tiếp cận những cách thức sản xuất kinh doanh, cách sử dụng vốn vay sao cho sao cho đạt hiệu quả nhất nhờ các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm và
học hỏi kinh nghiệm của các thành viên trong tổ.[10]
2.2.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang luôn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị hoạt động tín dụng như NHCSXH để thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm tỷ lệ nghèo theo nghèo theo tiêu chí đa chiều xuống còn 23,3%. NHCSXH đã hỗ trợ vốn cho hơn 346.842 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên tỉnh được vay. Vốn vay tín dụng đã giúp gần 112 nghìn hộ thoát nghèo; trên 23 nghìn lao động có việc làm; 24 nghìn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; hơn 10 nghìn ngôi nhà và 69 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường đạt chuẩn được hoàn thành. Cùng xuất phát điểm là những vùng khó khăn, xã Khuân Hà là xã thuần nông của Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Năm 2015 - 2016 xã có 798 hộ với hơn 90% đông bào dân tộc Tày với 407 hộ nghèo và 195 nhà dột nát. Chính vậy việc bắt tay với những chương trình tín dụng của NHCSXH trở thành hướng đi tích cực cho công tác xóa đói giảm nghèo. Riêng năm 2017 xã Khuân Hà được tiếp cận 6 tỷ đồng từ
NHCSXH. Trong đó, trong đó có chương trình hỗ trợ về nhà ở có dự nợ cao nhất gần 1,7 tỷ đồng; còn lại là các chương trình về hộ nghèo, hộ cận nghèo và vay nước sạch vệ sinh môi trường. Tính đến tháng 8 năm 2017 xã đã có
144 hộ thoát nghèo, 93 căn nhà mới khang trang, chắc chắn đã và đang được hoàn thiện.[10]
Một số kinh nghiệm tỉnh Tuyên Quang
- Cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Phối hợp chặt chẽ giữa NHCSXH với các cơ sở ban nghành liên quan của tỉnh, các tổ chức CT - XH, Ban giảm nghèo, Ban quản lý tổ
TK&VV và Trưởng thôn; đồng thời, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch xã; thực hiện nghiêm túc quản lý dân chủ, công khai từ cơ sở.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBCNV nhất là phương pháp, tinh thần thái độ làm việc, ý thức làm với trách nhiệm vì người nghèo.[10]
2.2.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng vốn vay ưu đãi cho xã Nga My
- Không chỉ tạo điều kiện về vay vốn mà thông qua việc tham gia sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn, các hộ dân còn được tiếp cận những cách thức sản xuất kinh doanh, cách sử dụng vốn vay sao cho đạt hiệu quả nhất nhờ các buổi tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm và học hỏi kinh nghiệm của các thành viên trong tổ.
- Đặt công tác tổ chức và kiện toàn tổ chức lên vị trí hàng đầu. Triển khai tuyển dụng sinh viên từ các trường đại học, hàng năm đánh giá thành tích đạt được của cán bộ, xây dựng quy hoạch và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán, nâng trình độ về mọi mặt.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBCNV nhất là phương pháp, tinh thần thái độ làm việc, ý thức làm với trách nhiệm vì người nghèo, …
PHÂN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiêm cứu là các hộ nghèo vay vốn trên địa bàn xã Nga My - Các cơ quan tổ chức tín dụng liên quan đến sử dụng vốn ưu đãi cho hộ
nông dân nghèo trên địa bàn nghiên cứu 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại xã Nga My, huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên.