PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn vay đối với hộ nghèo
Chất lượng nông sản thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và tính lỏng lẻo trong liên kết làm giảm giá trị và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Tăng cường mối liên kết theo chuỗi giá trị nông sản, mở rộng quy mô sản xuất là
hướng đi góp phần khắc phục các nhược điểm của nông sản Việt Nam.
Nhà nước cần đổi mới thể chế, nâng cao năng lực điều phối giữa các khâu và các tác nhân tham gia chuỗi nông sản hiệu quả và bền vững.
Nhà nước thể hiện rõ vai trò của mình trong “4 nhà” thông qua việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, cụ thể:
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao nhằm từng bước hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng, tạo giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam.
Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, Phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện có hiệu quả chuỗi giá trị trong
sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản… là một hướng đi đúng nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho nông sản Việt Nam, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh và từng bước nâng cao đời sống người nông dân.
4.5.2. Giải pháp đối với chính quyền địa phương
- Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề dịch vụ cho hộ nông dân; cho hộ nông dân tham quan các mô hình sử
dụng vốn vay hiệu quả, hướng dẫn cách làm và áp dụng như thế nào cho phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình.
- Thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, dịch bệnh cho hộ, đặc biệt là việc khai thác thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, bằng các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh, thông báo... để
hộ kịp thời nắm bắt được thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh của gia đình.
- Chăn nuôi tại địa phương tuy giờ đang phát triển nhưng quy mô tương đối nhỏ việc tiêm phòng dịch bệnh chưa thực sự được thực hiện tốt. Cần thực hiện tiêm phòng, chống dịch bệnh tốt bằng cách thực hiện nghiêm túc tiêm phòng dịch, khi có dịch bệnh để hạn chế mầm bệnh.
4.5.3. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng cho vay
Trong các chương trình cho vay tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng thời hạn cho vay ít nhất 4 năm để các hộ đầu tư dài hạn, các hộ có thể tranh thủ
thời gian vay vốn dài để lấy vốn đầu tư cả trang thiết bị cho sản xuất, tăng cơ hội sử dụng vốn. Mặt khác giảm chi phí giao dịch và người dân cũng có khả năng đầu tư liên mạch, không bị đứt quãng tăng hiệu quả sử dụng vốn vay.
Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên nâng mức cho vay hàng tháng lên 1,5 triệu để các gia đình có vốn chi trả cho chi phí học tập. Với mức vay của các trường đại học, cao đẳng trung cấp tăng theo kỳ thì việc tăng mức
cho vay có ý nghĩa rất lớn đối với việc chi trả, khả năng có điều kiện học tập tốt hơn cho các học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó không nên áp dụng thời hạn trả nợ cứng nhắc như hiện tại mà nên xem xét hoàn cảnh của các hộ. Có rất nhiều em sinh viên ra trường xin được việc làm tốt có khả năng trả nợ sớm nhưng không muốn trả mà dùng vốn để đầu tư mục đích khác, và cũng không ít sinh viên ra trường không xin được việc gia đình khó khăn dẫn đến gánh nặng trả nợ. Vì vậy hạn trả nợ cần phải xem xét tới hoàn cảnh của học sinh, sinh viên.
4.5.4. Giải pháp đối với hộ nông dân
Để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả thì đầu tiên nó phụ thuộc rất lớn vào sự cố gắng vươn lên của bản thân mỗi hộ. Nguồn vốn không phải là nguồn trợ cấp, do đó buộc bản thân mỗi hộ phải chịu khó làm ăn, tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nguồn vốn vay thực sự đem lại hiệu quả.
- Trước khi có ý định vay vốn, mỗi hộ nên vạch ra cho mình một phương án sản xuất, mục đích sản xuất, cụ thể sẽ làm gì, trồng cây gì, nuôi cây gì… Sau đó cần tính toán một cách chi tiết các chi phí cần thiết để thực hiện phương án đó, kiểm tra vốn tự có của mình là được bao nhiêu trong tổng chi phí của dự án và xác định đúng số vốn cần vay. Điều quan trọng là phải xác định được nhu cầu của thị trường về sản phẩm đang định sản xuất để từ đó có những phương hướng sản xuất thích hợp, đạt được kết quả như mong muốn.
- Phải có kế hoạch sử dụng đúng mục đích, tiến hành sản xuất ngay khi có vốn, trên thực tế nhiều hộ nghèo khi vay được tiền không dùng ngay vào sản xuất mà đã chi tiêu cho những nhu cầu khác dẫn đến hao hụt và thiếu vốn đầu tư làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động sản xuất.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh các hộ cần có sự hoạch toán thu chi rõ ràng.
- Các hộ nghèo phải tranh thủ tiếp thu các ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nên sử dụng các giống vật nuôi cây trồng có chất lượng tốt.
PHẦN 5