Thực trạng vay vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo tại xã nga my, huyện phú bình, tình thái nguyên (Trang 47 - 61)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thực trạng vay vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay

Vay được vốn, việc sử dụng vốn thành công hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có năng lực sản xuất của hộ. Năng lực sản xuất của hộ ở đây bao gồm nguồn lực về lao động, về tư liệu sản xuất, đất đai và vốn.

Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động, việc sử dụng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Năng lực sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của hộ sau này. Một thực tế là đã là hộ nghèo thì năng lực sản xuất cũng có nhiều hạn chế. Ngoài nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp thuần túy nếu người dân không có thêm khoản thu nhập nào khác thì đời sống của họ không thể khá lên được. Trong quá trình điều tra tôi đã chọn ngẫu nhiên 30 hộ nghèo trong xã.

- Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ

Trong tất cả các nguồn lực cấu thành nên năng lực sản xuất kinh doanh của hộ thì nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất. Không có bất cứ quá trình sản xuất nào xảy ra mà không có sự tham gia của lao động.

Có lao động mới tạo ra được sản phẩm. Chính vì tầm quan trọng của nó mà trong công cuộc XĐGN, việc giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên với hộ nghèo, nghề nghiệp chính của hộ là sản xuất nông nghiệp thì việc tạo ra công ăn việc làm trong lúc nông nhàn để gia tăng thu nhập là một vấn đề khó khăn do họ có những giới hạn nhất định về

tay nghề cũng như trình độ văn hóa.

Bảng 4.9: Thông tin của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT BQ chung

1. Số hộ điều tra Hộ 30

2. BQ nhân khẩu/ hộ Nhân khẩu 3,61

3. BQ lao động/hộ Lao động 2,40

4. BQ nhân khẩu/lao động Lần 1,50

5. Trình độ VH chủ hộ - 100

Tốt nghiệp tiểu học % 6,66

Tốt nghiệp THCS % 53,33

Tốt nghiệp THPT % 40,01

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Qua điều tra 30 hộ, ta thấy tình hình nhân khẩu/hộ không cao. Trung bình có 3,61 nhân khẩu/hộ. Từ bảng số liệu ta thấy số chủ hộ tốt nghiệp tiểu học chỉ chiếm 6,66%, tốt nghiệp THCS chiếm 53,33%; và tốt nghiệp THPT chiếm 40,01%, đó cũng là một lợi vì nhận thức của họ cao. Từ đó họ ý thức được sẽ dễ dàng hơn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nếu hông có kiến thức thì người dân gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định các kế hoạch

làm ăn, việc tiếp thu và tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng sẽ khó khăn hơn các hộ khác.

Lao động trong gia đình là một lực lượng quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đây là lực lượng chính tạo nên thu nhập của hộ. So với các ngành khác thì lao động nông nghiệp có thu nhập thấp hơn rất nhiều. Qua điều tra ta thấy, bình quân có 2,4 lao động trên mỗi hộ. Từ đó cho thấy số lao động trên hộ quá ít, lao động là đối tượng tạo ra thu nhập của hộ. Số lượng lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của hộ, thiếu lao động là một nguyên nhân có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nghèo đói trên địa bàn của huyện nhà. Trong lúc đó, bình quân nhân khẩu/lao động của hộ là 1,5 nhân khẩu/1 lao động, tương đương với 1 lao động thì có 1,5 người ăn theo đó

là một con số khá lớn gây áp lực lên mỗi lao động. Lao động/khẩu càng nhiều thì số lượng người ăn theo ít và có cơ hội để tạo ra thu nhập của gia đình nhiều hơn. Qua đó có thể thấy các hộ đói nghèo thường là những hộ có số

lượng lao động ít, số người ăn theo nhiều.

Việc nâng cao trình độ và chất lượng của lao động trong tương lai cần được tiến hành thường xuyên, liên tục vì vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn vốn đi vay và nâng cao thu nhập của các nông hộ.

- Tình hình đất đai

Đất đai là nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ hơn về quy mô, cơ cấu và tình hình sử

dụng đất đai của các hộ điều tra, ta xem xét bảng sau.

Bảng 4.10: Tình hình đất đai của các hộ điều tra

(ĐVT: m2/hộ)

Loại đất

Diện tích (m2)

Giao lâu dài

Thuê/

Đấu giá

Cho

thuê Ghi chú

Tổng diện tích: 1.657,06   

- Đất thổ cư 240,12   

- Đất trồng trọt 873,20   

- Đất chuồng trại 24,22   

- Đất ao hồ, mặt nước 49,06   

- Đất lâm nghiệp 365,54   

- Đất khác 104,92   

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Dựa vào bảng ta thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân của các các hộ điều tra khá lớn khoảng 1657,06m2/hộ.

Đất chủ yếu là đất giao lâu dài vì là họ là những hộ nghèo nên không có

đất cho thuê hoặc đấu giá. Sống chủ yếu bằng ngành trồng trọt và chăn nuôi, có một số hộ có ao nuôi cá nhưng không nuôi để bán mà nuôi để ăn phục vụ

cho gia đình. Đất lâm nghiệp của họ rất ít họ không trồng cây nhiều vì thời gian để thu hoạch lâu.

4.3.2. Nhu cầu vay vốn của hộ

Bảng 4.11: Nhu cầu vay vốn của hộ

STT Thời gian vay vốn Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Ngắn hạn 1 3,33

2 Trung hạn 11 36,67

3 Dài hạn 18 60,00

Tổng 30 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng nhìn chung ta thấy tỉ lệ vay dài hạn là chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm đến 60% vì các hộ nông dân mong muốn vay với lãi suất thấp và thời gian vay dài nên tỉ lệ vay ở mức dài hạn là để tận dụng tối đa nguồn vốn vay để đầu tư cho mua sắm thiết bị máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất.

Và các hộ vay ở mức trung hạn chiếm tỷ lệ khá cao và các hộ vay ở

mức vay trung hạn chiếm tỉ lệ là 36,67% trong tổng số 30 hộ điều tra.

Với thời gian vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ thấp nhất với tỉ lệ là 3,33% do thời gian vay ngắn hạn tỷ lệ quay vòng vốn ngắn, khó có thể làm việc kinh doanh có hiệu quả nên các hộ vay ở mức này rất thấp và đối tượng vay chủ

yếu là do các hộ cần thiết với số tiền của họ muốn vay và sử dụng vào mục đích cần thiết.

Bảng 4.12: Cơ cấu vay theo mục đích của các hộ điều tra

(ĐVT: Triệu đồng)

Mục đích

2017 2018

Số lượng (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Số lượng (triệu đồng)

Cơ cấu (%)

Tổng số 890 100 900 100

1. Trồng trọt 160 17,98 80 8,89

2. Chăn nuôi 480 53,93 610 67,78

3. Dịch vụ 50 5,62 0 0,00

4. Mua TLSX 80 8,99 100 11,11

5. XD nhà cửa 50 5,62 0 0

6. Khác 70 7,86 110 12,22

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Căn cứ vào bảng số liệu qua 2 năm ta thấy nhu cầu vay vốn của các hộ

ngày càng tăng: Chủ yếu vay với mục đích chăn nuôi. Năm 2017 số lượng vay cho hoạt động chăn nuôi là 480 triệu đồng (chiếm 53,93%) trong tổng số

vay của năm 2017. Năm 2018 số lượng vay là 610 triệu đồng (chiếm 67,78%), đây thực sự là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cho người dân, do có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm và có diện tích đất chăn thả lớn cũng như hiện nay đã có những kĩ thuật mới được áp dụng trong chăn nuôi làm giảm chi phí đầu vào nên tăng thu nhập cho người dân, đầu tư vào chăn nuôi an toàn và ít rủi ro hơn trồng trọt vì chăn nuôi không phụ thuộc nhiều vào thời tiết bên ngoài nên dịch bệnh ít, dễ nuôi, tiêm phòng hạn chế được dịch còn trồng trọt phụ thuộc nhiều vào thời tiết bên ngoài. Hơn nữa chăn nuôi còn thu được thêm sản phẩm phụ từ phân có thể làm phân bón cho ngành trồng trọt, có thể tận dụng sản phẩm phụ là phân để làm bể Bioga vừa tiết kiệm và vừa bảo vệ môi trường. Hơn nữa là giá cả của ngành chăn nuôi ít bị biến động nên chăn nuôi luôn được người nông dân lựa chọn. Người dân sử dụng vốn để đầu tư vào chuồng trại mở rộng quy mô. Chuồng trại đầu tư một lần có thể chi phí

cao nhưng ngược lại chăn nuôi được năm này qua năm khác và khi có nhu cầu có thể mở rộng thêm quy mô. Ngành chăn nuôi được ưa chuộng vì hiện nay kỹ thuật chăn nuôi hiện đại có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, có

điều kiện để khống chế dịch bệnh, năng suất cao, sản phẩm nhiều và đồng đều (đối với chăn nuôi có quy mô lớn).

Nhu cầu vay vốn mua tư liệu sản xuất cũng tăng nười dân mua máy móc phục vụ cho nông nghiệp, tiết kiệm được công sức lao động, năng suất tăng. Ngoài ra người dân còn có nhu cầu vay vốn để xây dựng nhà cửa và vay để sử dụng với một số mục đích khác.

Nhu cầu vay vốn cho trồng trọt có xu hướng giảm qua các năm 2017 chiếm 17,98%, năm 2018 giảm xuống còn 8,98%. Nguyên nhân là vì trồng trọt không đem lại lợi nhuận cao do một số yếu tố như: thiên tai, dịch bệnh làm cho năng suất giảm dẫn đến lợi nhuận không cao.

Trong thời gian gần đây số hộ vay vốn để phát triển dịch vụ ngành nghề đang có xu hướng tăng bởi đây là ngành mang lại hiểu quả kinh tế cao đã có nhiều hộ thành công với mô hình mới này, đó là một hướng đi mới để

có thể thoát khỏi đói nghèo.

Vì vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền, các ban ngành cần xác định được hướng đi phù hợp với điều kiện của địa phương để từ đó

giúp cho hộ nghèo lựa chọn được mô hình làm ăn phù hợp với điều kiện và khả năng của họ, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và dần dần thoát được nghèo.

Bảng 4.13: Nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ điều tra với các mức cho vay khác nhau

Mức vốn hộ cần vay Số hộ Tỷ lệ (%)

<= 10 triệu 0 0,00

10<Mức vốn vay<= 20 triệu 8 26,66

20<Mức vốn vay<= 30 triệu 20 66,67

30<Mức vốn vay<=50 triệu 2 6,67

Tổng 30 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Trong 30 điều tra ta thấy các hộ có nhu cầu vay vốn ở các mức vay khác nhau: mức nhu cầu vay vốn từ 20 đến 30 triệu đồng là 20 chiếm tỷ lệ cao 66,67% hầu hết là rơi vào các hộ có nhu cầu đầu tư vào chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất, hộ đầu tư vào mua giống, mua thức ăn và xây dựng chuồng trại. Với mức vay từ 10 triệu đến 20 triệu có 8 hộ chiếm 26,66%. Mức vay trên 30 triệu chỉ có 2 hộ chiếm 6,67% 2 hộ này rơi vào các hộ có nhu cầu đầu tư vào ngành nghề dịch vụ.

- Về thời hạn vay của các hộ điều tra

Việc xác định thời hạn cho vay là do cán bộ tín dụng cùng khách hang xem xét dự án đầu tư và cùng đưa ra quyết định. Việc xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ phát triển của cây con sự luân chuyển của vật tư hàng hóa, khả năng trả nợ, sự thỏa thuận của người vay là yếu tố quyết định cơ bản hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng tín dụng.

Mọi chủ quan, tùy tiện áp đặt thời hạn cho vay không tuân thủ các quy định các thể lệ cho vay sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, hoặc phát sinh nợ quá

hạn, hoặc bị thua thiệt về lãi suất. Thời hạn vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng nhận vay cho đến thời gian trả hết gốc và lãi vay được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

- Về lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay là một yếu tố quan trọng trong tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng vay vốn. Vì vậy việc nghiên cứu đưa ra chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt là yêu cầu đặt ra đối với ngân hàng. Tùy theo từng đối tượng vay, tính khả thi mục đích vay cũng như tổng nguồn vốn hiện có của ngân hàng mà cán bộ tín dụng và hộ nông dân đi vay có sự thỏa thuận về lãi suất và

thời hạn vay.

Đối với hộ nghèo:

- Mức cho vay tối đa 50 triệu/hộ, bao gồm:

+ Cho vay sản xuất kinh doanh

+ Cho vay sửa chữa nhà ở: Mức cho vay tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ

+ Cho vay điện thắp sáng: Mức cho vay tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ

+ Cho vay nước sạch: Mức vay không quá 6 triệu đồng/công trình/hộ

+ Cho vay chi phí học tập tai các trường phổ thông: Bao gồm 4 khoản sau: Tiền học phí phải nộp theo quy định; kinh phí xây dựng trường học theo

quy định; tiền mua dụng cụ học tập, sách giáo khoa và tiền mua quần áo trang phục học đường của học sinh theo quy định.

- Lãi suất cho vay: Hiện nay là 0,55%/tháng

- Lãi suất nợ qúa hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay Đối với hộ cận nghèo:

- Mức cho vay tối đa 50 triệu/hộ

- Lãi suất cho vay: Bằng 120% lãi suất cho vay hộ nghèo được quy định trong từng thời kỳ, hiện nay là 0,66%/tháng

- Lãi suất nợ quá hạn: Bằng 130% lãi suất cho vay 4.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ

4.3.3.1. Tình hình sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh của các hộ Khi đã vay được vốn thì vấn đề quan trọng là họ sử dụng đó như thế

nào? Qua tìm hiểu tôi thu được kết quả sử dụng vốn vay của họ như sau:

Bảng 4.14: Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

Khoản chi Số lượng hộ

Số hộ sử dụng vốn sai mục đích

Tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích

(%)

Trồng trọt 8 2 33,33

Chăn nuôi 16 3 50

Ngành nghề - dịch vụ 2 0 0,00

Mua TLSX 4 1 16,67

XD nhà cửa 1 0 0,00

Tổng số hộ 30 6 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Kết quả cho thấy, đa số các hộ đều sử dụng vốn đụng mục đích tuy nhiên vẫn còn một số hộ sử dụng vốn sai mục đích. Số hộ vay sai mục đích chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 20% trong tổng số hộ điều tra trong đó tập chung chủ yếu ở ngành chăn nuôi và trồng trọt. Nguyên nhân hộ sử dụng vốn sai mục đích:

- Lợi dụng lãi vay thấp một số hộ nông dân vay vốn không sử dụng vào việc kinh doanh mà sử dụng vào việ mua xe máy hoặc sử dụng vào vấn đề khác

- Một số hộ cho anh em bạn bè vay để những hộ đó kinh doanh sản xuất Vì vậy để nguồn vốn vay thực sự mạng lại hiệu quả đối với họ thì

người dân phải sử dụng đúng mục đích tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

Đồng thời các cán bộn địa phương, các tổ trưởng tổ vay cần hướng dẫn các phương án sản xuất kinh doanh theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của nông dân.

4.3.3.2. Hiệu quả về mặt kinh tế

Bảng 4.15: Thu nhập của hộ nghèo trước và sau khi vay vốn (Tính bình quân 1 hộ điều tra)

(ĐVT: Triệu đồng)

Hộ có sử dụng vốn vay vào các ngành sản xuất

Tổng thu nhập trước

khi vay (trđ)

Tổng thu nhập sau khi vay

(trđ)

So sánh

+ Lần

1.Trồng trọt 4,55 6,56 2,01 1,44

2. Chăn nuôi 5,51 10,45 4,94 1,89

3. Lâm nghiệp 0 0 0,00 0,00

4. Ngành nghề - dịch vụ 10 14 4,00 1,40

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2018) Qua bảng trên ta có thể thấy thu nhập của các nhóm hộ trong các ngành sản xuất đều tăng sau khi sử dụng vốn vay vào sản xuất. Tuy nhiên mức độ

tăng thu nhập giữa các hộ không đồng đều tùy thuộc vào ngành sử dụng vốn vay của hộ, quy mô sản xuất cũng như trình độ quản lý, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh của hộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân nghèo tại xã nga my, huyện phú bình, tình thái nguyên (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)