Quy định của Liên minh châu âu (EU) về thương mại liên quan đến bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 32 - 37)

Chương 2.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.2. Quy định của Liên minh châu âu (EU) về thương mại liên quan đến bảo vệ môi trường

Liên minh châu Âu là một tổ chức quốc tế có tính thống nhất cao nhất, là kết quả cố gắng hợp nhất về kinh tế và chính trị của các quốc gia thành viên. Mở đầu chỉ có 4 thành viên. Hiện nay EU đã có 28 thành viên và thống nhất hầu hết các lĩnh vực cơ bản của chính sách kinh tế và các chính sách có liên quan khác [53]. Tuy nhiên, có thể nói hiện nay EU chỉ còn 27 thành viên do Vương quốc Anh đang rời khỏi Liên minh Châu Âu.

EU có hai công cụ pháp lý chủ yếu là Quy định (Regulation) và Chỉ thị (Directive). Các Quy định sẽ có hiệu lực trực tiếp trên toàn bộ lãnh thổ của EU và

33

thường được sử dụng cho các vấn đề về kỹ thuật mà EU là thể chế duy nhất có thẩm quyền, ví dụ về thương mại hay điều chỉnh giá nông sản. Các Chỉ thị là công cụ pháp lý mang tính lựa chọn và được áp dụng cho hầu hết các vấn đề môi trường kể từ khi EU nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề mội trường và thường được dành cho các quốc gia thành viên quyền lựa chọn cách thức thực hiện.

Hệ thống pháp luật về môi trường của EU hiện đã đạt đến con số hơn 300 quy định điều chỉnh hầu hết các nội dung liên quan đến môi trường, trong đó có các quy định về nhãn sinh thái, quản lý hệ sinh thái và kiểm toán môi trường… [53]

EU là một trong những thành viên của WTO. Chính vì vậy, các quy định về thương mại liên quan đến bảo vệ môi trường của WTO được EU thừa nhận và áp dụng trên lãnh thổ của toàn bộ khối. Bên cạnh đó, EU có những yêu cầu khác về môi trường trong việc hội nhập hàng hóa, dịch vụ vào khối mình, chủ yếu là các yêu cầu liên quan đến tiêu chuẩn hàng hóa, tiêu chuẩn của quá trình sản xuất. Trong đa phần các trường hợp, những yêu cầu này chặt chẽ hơn quy định của WTO.

- Những quy định của EU về bảo vệ môi trường

Hiệp định Rome về thành lập Cộng đồng Châu Âu (EC) vào năm 1947 không có điều khoản nào đề cập đến vấn đề môi trường. Tuy nhiên, kể từ đầu thập niên 70, các quốc gia thành viên thuộc Liên minh Châu Âu đã bắt đầu triển khai thực hiện các quy định về môi trường đối với hàng hóa. EU lo ngại rằng những quy định về môi trường này có thể sẽ là một rào cản đối với quá trình lưu thông tự do hàng hóa hoặc ảnh hưởng đến vị trí cạnh tranh của nhiều công ty. Bằng cách áp dụng mở rộng Hiệp định, Hội đồng Châu Âu đã đặt cơ sở nhằm lồng ghép các quy định pháp luật môi trường cấp quốc gia đã từng được xem là có tác động trực tiếp đối với thương mại nội địa vào hệ thống pháp luật chung của khối. Tuy nhiên, sự lồng ghép này đã không đáp ứng được sự phát triển ngày càng rộng hơn của một chính sách môi trường chung của Liên minh Châu Âu. Vì vậy, vào năm 1972, Châu Âu đã lồng ghép vấn đề môi trường một cách tổng thể, chỉ rõ rằng không chỉ nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế về mặt số lượng mà cần phải đảm bảo đồng thời việc cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách quan tâm đúng mức tới vấn đề môi

34

trường. Từ đó trở đi, các chương trình hành động bảo vệ môi trường đã đi vào thực thi bắt đầu giai đoạn “sinh thái hóa” pháp luật thương mại của EU.

Năm 1987, Liên minh Châu Âu thông qua một quy định riêng nhằm bổ sung và sửa đổi Hiệp định Rome. Ngoài mục đích đã được xác định là nhằm xây dựng Châu Âu thành một thị trường chung thống nhất vào năm 1993, quy định này còn đưa ra cơ sở pháp lý cho một chính sách môi trường chung với 5 điều khoản mới về môi trường (100A-B, 130R-S-T), được trình bày diễn giải thành từng phần riêng biệt trong mục VII của Hiệpđịnh Rome của Liên minh Châu Âu [53]. Những điều khoản này có thể đóng vai trò như một cơ sở, nền móng độc lập đối với chính sách môi trường của các nước Châu Âu.

Các điều khoản kể trên trước tiên đưa ra các biện pháp hài hòa các yêu cầu về bảo vệ môi trường của các quốc gia. Nguyên tắc hài hòa được quy định trong Điều khoản 100A không phải là mục tiêu của chính sách môi trường thuộc khối cộng đồng liên minh Châu Âu, vì thế bên cạnh đó Điều 130R đưa ra cơ hội cho các quốc gia thành viên tự đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn mà theo họ là cần thiết và tự chịu trách nhiệm về điều đó. Ngoài ra, Điều 130S-T chỉ rõ các quốc gia thành viên được phép áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn so với những điều khoản đã được quy định trong nguyên tắc chung tại Điều 100A, những biện pháp cần thiết cho mục tiêu môi trường nếu như phù hợp với cơ cấu và vận hành của Thị trường chung Châu Âu và về nguyên tắc thì các biện pháp đó không ảnh hưởng trực tiếp đến thương mại (ví dụ như các tiêu chuẩn tối thiểu đối với quá trình sản xuất). Các biện pháp đưa ra này phải được thực thi một cách có thiện chí và kết hợp đồng bộ hiệu quả.

Về các chính sách cụ thể liên quan đến sản phẩm xuất nhập khẩu, Liên minh Châu Âu đã ban hành ra các nhóm quy định tương đối đầy đủ và toàn diện, bao gồm: hệ thống các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường; hệ thống các quy định về tiêu chuẩn của sản phẩm; quy định về nghĩa vụ thông tin.

Thứ nhất, về hệ thống các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, EU có một hệ thống quản lý và kiểm toán môi trường của Châu Âu (EMAS) bao gồm một danh

35

mục đầy đủ về các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường cần được xem xét. Chúng bao gồm những hoạt động xả thải vào không khí, vào nguồn nước hoặc hệ thống thoát nước, xả thải chất thải rắn vào đất, tiếng ồn và các loại mùi, bụi, rung động và các tác động tới thị giác [53].

Thứ hai, đối với các quy định về tiêu chuẩn của sản phẩm, một số Chỉ thị liên quan đến vấn đề môi trường đã được ban hành nhằm hạn chế gây tiếng ồn và giảm thiểu chất ô nhiễm không khí của động cơ, hoạt động của các nhà máy tại các công trình xây dựng và hoạt động sinh hoạt thường ngày. Một số quy định khác tập trung vào quá trình kinh doanh và sử dụng hóa chất; hàm lượng của các chất gây độc hại cho môi trường trong sản phẩm như xăng dầu, bột giặt đều bị hạn chế triệt để…

Thứ ba, đối với nghĩa vụ thông tin, một số chỉ thị được ban hành nhằm quy định về nhãn hiệu và thông báo trên bao bì của những sản phẩm hoặc chất nguy hiểm, các nhãn sản phẩm phải được nêu rõ thành phần và hóa chất cụ thể, về tính an toàn hoặc nguy hiểm nếu có.

Bên cạnh đó, EU đề xuất một chương trình liên quan trực tiếp đến những yêu cầu về bảo vệ môi trường cho các hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia khác vào thị trường EU bắt đầu triển khai vào năm 1992. Đó chính là kế hoạch nhãn sinh thái.

Tháng 12/1991, Hội đồng Bộ trưởng môi trường của EU đã thông qua Chương trình cấp nhãn sinh thái EU (gọi tắt là Chương trình) theo Quyết định số 880/92 ngày 23/3/1992, có hiệu lực vào tháng 10/1992, để thúc đẩy thiết kế, sản xuất, bán và sử dụng sản phẩm/dịch vụ xanh, giảm nhẹ tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm (từ lúc sử dụng nguyên, nhiên liệu sản xuất đến lúc loại bỏ sản phẩm), cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về sản phẩm xanh. Nhãn sinh thái EU Ecolabel/Hoa môi trường (biểu tượng bông hoa) là nhãn hiệu sinh thái của Châu Âu, cấp cho hàng hoá/dịch vụ, không gồm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, là dấu hiệu nhận biết sản phẩm dịch vụ có tác động đến môi trường giảm hơn sản phẩm cùng loại, đáp ứng tập hợp các tiêu chí môi trường công bố bởi các quốc gia thành viên EU [53].

Việc thông qua kế hoạch này đồng nghĩa với việc đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm gây

36

ra ít tác động tiêu cực tới môi trường trong toàn bộ quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm, đồng thời để cung cấp các thông tin tốt hơn cho người tiêu dùng về tác động môi trường của sản phẩm.

- Tác động của các quy định chính sách đối với các quốc gia đang phát triển Trước một bối cảnh rất nhiều những biện pháp kết hợp được thực hiện cho nhiều mục tiêu bảo vệ môi trường khác nhau, khó đưa ra những nhận định chính xác và đầy đủ về những tác động của các quy định này tới viễn cảnh xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên có thể thấy rõ những rào chắn phi thuế quan tiềm ẩn sau đây đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển:

- Các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn (thí dụ các yêu cầu đối với ngành dệt không được sử dụng các loại thuốc nhuộm không thân thiện với môi trường) có thể tác động đến việc thâm nhập của các nước kém phát triển vào thị trường các nước phát triển bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt, các rào cản kỹ thuật và thủ tục về môi trường.

- Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các nước đang và kém phát triển do sử dụng bao bì không đáp ứng yêu cầu thân thiện với môi trường hoặc không tái sử dụng được tại nước nhập khẩu EU.

- Chương trình nhãn sinh thái, cả tự nguyện và bắt buộc có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của các nước đang phát triển tới thị trường EU vì những tiêu chuẩn quá cao và khó đạt được.

- Các yêu cầu về phương pháp sản xuất và chế biến có thể ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường của các nước đang phát triển vì các phương pháp sản xuất và chế biến được áp dụng hiện nay tại các nước này chưa đạt yêu cầu tiêu chuẩn của các nước phát triển, thậm chí là những phương pháp đã lạc hậu và lỗi thời.

- Yêu cầu của người tiêu dùng tại các nước EU đối với những sản phẩm có tiêu chuẩn môi trường cao cũng là trở ngại khi các sản phẩm được xuất khẩu từ các nước đang và kém phát triển.

37

Tuy nhiên cũng thể thấy được mặt tác động tích cực của các biện pháp về BVMT này của EU vì nó sẽ tạo ra những cơ hội mới cho quá trình xuất khẩu của các nước đang phát triển tại thị trường Châu Âu. Cụ thể:

- Trước hết, bằng cách đáp ứng được các tiêu chuẩn sản phẩm tại thị trường Châu Âu thì một bộ phận không nhỏ các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đã bị tụt hậu và loại ra khỏi cuộc chơi. Khi các nhà xuất khẩu thâm nhập được vào thị trường EU đầy khó tính thì đồng thời đã chứng tỏ được hình ảnh về chất lượng và tính thân thiện môi trường của sản phẩm.

- Sau đó nữa, nếu trong trường hợp một sản phẩm xuất khẩu của một nước đang phát triển được cấp một nhãn hiệu sinh thái tại thị trường khối EU thì sản phẩm đó sẽ có nhiều khả năng đạt được các cơ hội vào các thị trường khác cùng những tiêu chuẩn cao tương đương. Bởi vì một nhãn hiệu sinh thái không chỉ đơn thuần là một giấy chứng nhận đảm bảo môi trường mà còn là một dấu ấn thừa nhận về chất lượng hàng hóa.

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)