Quy định về tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 54 - 64)

Chương 3.NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẶT

3.2. Lược khảo pháp luật của Việt Nam về thương mại quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường và việc thực thi các cam kết quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên

3.2.1. Quy định về tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm

Việt Nam gia nhập WTO ngày 7/11/2006 và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này từ 11/01/2007. Đối với Hiệp định TBT của WTO, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ và toàn diện Hiệp định kể từ thời điểm gia nhập. Để thực hiện cam kết này, Chính phủ đã chủ động chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình hành động từ năm 2002 đồng thời ban hành một số văn bản sau:

Quyết định số 444/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 về việc phê duyệt đề án triển khai thực hiện Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/5/2005 về việc thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

55

Việc ban hành và thực hiện hai Quyết định trên đã góp phần đẩy nhanh đàm phán gia nhập WTO liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đặt cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động có liên quan đến TBT trong thời kỳ “hậu WTO”.

Điều này chứng tỏ Việt Nam quyết tâm thực hiện các cam kết của mình đối với Hiệp định này, trong đó có việc hình thành ban liên ngành về TBT và mạng lưới TBT của Việt Nam.

Trên cơ sở hai quyết định trên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 05/2007/QĐ-BKHCN ngày 30/03/2007, kèm theo quyết định là chương trình thực hiện đề án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2006 – 2010 bao gồm: Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam, triển khai quy hoạch và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động đánh giá sự phù hợp, tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề liên quan đến TBT, hoạt động của ban liên ngành về TBT và mạng lưới TBT, công tác tuyên truyền phổ biến, đánh giá kết quả thực thi đề án và đề ra các biện pháp tiếp theo.

Quyết định số 07/2006/QĐ-BKHCN ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đưa ra quy chế tổ chức và hoạt động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) đã được thành lập theo Quyết định số 444/QĐ- TTg ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và theo Quyết định số 2788/QĐ-BKHCN ngày 3 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về thành viên Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Theo đó, Ban liên ngành về TBT được thành lập nhằm tăng cường sự phối hợp hành động giữa các Bộ, ngành trong việc thi hành Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Việt Nam nhằm thực hiện các nghĩa vụ quy định trong Hiệp định TBT và đảm bảo lợi ích chính đáng của quốc gia.

Luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn,

56 quy chuẩn kỹ thuật.

Theo đó, việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế; đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan; dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia; ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

Luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá; quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bên cạnh đó, Luật cũng liệt kê những hành vi bị nghiêm cấm, đó là: Sản xuất sản phẩm, nhập khẩu, mua bán hàng hoá đã bị Nhà nước cấm lưu thông; không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; không có nguồn gốc rõ ràng; đã hết hạn sử dụng; dùng thực phẩm, dược phẩm không bảo đảm chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng làm từ thiện hoặc cho, tặng để sử dụng cho người; cố tình cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả thử nghiệm, kiểm tra, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giả mạo hoặc sử dụng trái phép dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy,

57

các dấu hiệu khác về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011, Luật gồm 11 chương, 72 điều, quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo Điều 5 Luật an toàn thực phẩm thì những hành vi bị cấm: Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Sản xuất, kinh doanh bị nghiêm cấm đối với: thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thực phẩm bị biến chất; thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm; thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu…

Để triển khai các cam kết của Hiệp định TBT, Việt Nam đã rà soát và ban

58

hành một hệ thống pháp luật liên quan đến TBT, bao gồm cả các văn bản luật, dưới luật… Nhìn chung, hệ thống này đã tương đối hoàn thiện, trong quá trình thực hiện nghĩa vụ đã đạt được sự công khai, minh bạch và tính dự báo, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT như không phân biệt đối xử, không hạn chế thương mại quá mức cần thiết. Hơn thế nữa, một số cơ quan được thành lập như văn phòng TBT Việt Nam, mạng lưới TBT Việt Nam nhằm thực thi có hiệu quả cam kết về TBT.

- Các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật

Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) là một trong những hiệp định quan trọng nhất của của Tổ chức thương mại thế giới. Khi gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải đảm bảo rằng tất cả các quy định, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hợp chuẩn bảo vệ động thực vật được áp dụng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế vào thời điểm gia nhập, không có bất cứ giai đoạn quá độ nào.

Ngày 9/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 99/2005/QĐ- TTg về việc thành lập Văn phòng thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam). Thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa thông tin; thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật; yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật.

Ngày 17/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 147/2008/QĐ-TTg về kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, đáp ứng nghĩa vụ thành viên của WTO. Mục tiêu: thực thi toàn diện Hiệp định SPS như cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới; giảm thiểu các tác động tiêu cực và khai thác tối đa những lợi thế khi Việt Nam là thành viên của WTO đối với các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chế biến thực phẩm của Việt Nam; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước

59

thông qua việc cung cấp các sản phẩm nông sản thực phẩm có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm bởi hóa chất và vi sinh vật gây hại; đẩy mạnh hơn nữa thương mại hóa các mặt hàng nông lâm sản và thủy sản, thực phẩm chế biến, tăng cường năng lực cạnh tranh và xâm nhập thị trường đối với các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong nước không bị dịch sâu hại và dịch bệnh xâm nhập qua các sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái, sự đa dạng của các nguồn tài nguyên động thực vật của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành nhiều văn bản thực thi các vấn đề liên quan đến các biện pháp vệ sinh dịch tễ ví dụ như:

- Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010, hướng dẫn việc quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 04/11/2010, về việc đưa các sản phẩm có chứa Trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/11/2010, ban hành danh mục bổ sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng và danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2010, ban hành “danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”.

- Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2010 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật.

60

Một trong những quy định thuộc nhóm các biện pháp kỹ thuật là Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 về nhãn hàng hóa, Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

"Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

"Ghi nhãn hàng hoá" là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.

Nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa gồm: Tên hàng hóa; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng hàng hóa; ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản; xuất xứ hàng hóa… Ngoài nội dung quy định này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.

Văn bản mới gần đây nhất áp dụng đối với người tiêu dùng sản phẩm, Luật bảo vệ người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà

61 nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điểm mới và tiến bộ của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 là khách hàng có quyền khởi kiện doanh nghiệp mà không cần chứng minh thiệt hại. Muốn thắng kiện, thương nhân phải chứng minh mình không có lỗi. Về hoà giải giữa thương nhân với người tiêu dùng khi xảy ra tranh chấp, trong trường hợp một bên không tự nguyện thi hành các nghĩa vụ theo biên bản hoà giải thành, thì bên kia có quyền đề nghị cơ quan thẩm quyền ra quyết định buộc thi hành.

Luật Quản lý ngoại thương ra đời là một bước tiến quan trọng trong việc kiểm soát và quản lý thống nhất hoạt động ngoại thương trên lãnh thổ Việt Nam.

Với 88,19% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Luật Quản lý ngoại thương 2017 đã được Quốc hội thông qua chiều ngày 12/06/2017 với 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương…

Luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018. Luật quy định rõ về nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương là: Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.

Về các nội dung cụ thể, Luật quy định rõ những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương; các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương; biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu; biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu; quá cảnh hàng hóa; các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch; biện pháp phòng vệ thương mại; tự vệ trong hàng hóa nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam… Những quy định của Luật tập trung vào khía cạnh quản lý hoạt động ngoại thương tuy nhiên có thể thấy rất rõ những quy định này cũng gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó rõ nhất là những quy định về chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy định về hạn ngạch xuất khẩu,

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)