Pháp luật của một số quốc gia về bảo vệ môi trường trong chính sách phát triển thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 46 - 52)

Chương 2.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.4. Pháp luật của một số quốc gia về bảo vệ môi trường trong chính sách phát triển thương mại quốc tế

- Pháp luật của Hoa Kỳ

Những quy định pháp luật thương mại liên quan đến môi trường của Hoa Kỳ về cơ bản phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO. Pháp luật của Hoa Kỳ ở cả cấp độ Liên bang và tiểu bang đều có rất nhiều các quy định về môi trường có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ vào thị trường này. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến môi trường tại nước này có thể được quản lý và chịu trách nhiệm tổ chức thực thi bởi Cục bảo vệ môi trường Mỹ (US-EPA) như: Luật về ngăn ngừa ô nhiễm, Luật không khí sạch, Luật về tiêu hủy chất thải rắn, Luật về kiểm soát các chất độc hại, Luật về chính sách môi trường quốc gia… [56]. Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm liên bang (FDA) có vai trò quan trọng trong việc quản lý và tổ chức thực thi các văn bản pháp luật liên quan đến chất lượng sản phẩm như: Luật về xuất nhập khẩu các chất cần kiểm soát, Luật về kiểm tra các sản phẩm trứng, Luật liên bang về nhập khẩu sữa, Luật về bảo vệ chất lượng thực phẩm…[55].

Ngoài ra còn rất nhiều các văn bản khác do các cơ quan khác như Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại quản lý và chịu trách nhiệm tổ chức thực thi.

Những quy định của pháp luật Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường liên quan đến thương mại quốc tế có thể chia thành các nhóm cơ bản: những quy định kỹ thuật có liên quan tới môi trường của sản phẩm; các quy định về an toàn thực phẩm; quy định về đóng gói và nhãn mác; các quy định về các biện pháp thương mại cho mục đích môi trường. Trong đó những quy định về kỹ thuật có liên quan đến môi trường

47

của sản phẩm và các quy định về an toàn thực phẩm là những quy định quan trọng được đưa lên hàng đầu. Các quy định có liên quan đến môi trường của sản phẩm bao trùm lên rất nhiều loại sản phẩm ở nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau. Các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ có thể nói là những quy định có ảnh hưởn lớn nhất đến xuất khẩu của các nước đang phát triển. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục hải quan Hoa Kỳ thì các loại thực phẩm được điều tiết bởi các văn bản pháp luật đặc biệt và xếp chung nhóm với các loại hàng hóa chịu thủ tục nhập khẩu khá khắt khe là dược phẩm, mỹ phẩm, đồ uống có cồn và chất phóng xạ [2].

Ngoài ra, xu hướng đối với việc sử dụng hoặc đề xuất việc sử dụng các biện pháp thương mại cho mục đích bảo vệ môi trường đang gia tăng trong pháp luật của Hoa Kỳ với việc gia tăng các điều luật cho phép Hoa Kỳ sử dụng các biện pháp thương mại đa phương hoặc đơn phương để bảo vệ môi trường hoặc bảo vệ động thực vật kể cả không nằm trong lãnh thổ Hoa Kỳ. Những quy định này tạo ra rào cản rất lớn cho các quốc gia xuất khẩu và gây ra không ít những cãi vã tranh chấp.

Vụ tranh chấp về cá ngừ giữa Hoa Kỳ và Mexico là một ví dụ điển hình cho viêc này. Trong vụ việc này, với lý do là Mexico sử dụng các phương pháp đánh bắt cá ngừ gây hại cho cá heo mà Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp hạn chế thương mại đối với việc nhập khẩu cá ngừ từ Mexico [59].

Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới, là thị trường, điểm đến mơ ước của mọi nhà xuất khẩu từ mọi quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên vì nó là một thị trường cao cấp bậc nhất, điều đó đương nhiên sẽ đi kèm với những tiêu chuẩn và yêu cầu gắt gao nhất. Từ hệ thống những quy định vô cùng phức tạp và khắt khe về môi trường liên quan đến thương mại mà Hoa Kỳ đưa ra, có thể thấy được những rào cản mà các nhà xuất khẩu từ các quốc gia đang phát triển vào thị trường này gặp phải cũng tương tự như những khó khăn họ gặp phải khi thâm nhập vào thị trường EU, thậm chí là cao hơn. Điều khó dự đoán nhất chính là việc Hoa Kỳ sẽ áp dụng các phương thức cấm vận, hạn chế thương mại gì nhằm những mục đích môi trường vì điều này hoàn toàn do đơn phương Hoa Kỳ sẽ quyết

48

định. Nếu không có sự nỗ lực từ phía những nhà xuất khẩu và sự cảm thông, thấu hiểu từ nhà nhập khẩu thì đây sẽ là một thị trường rất tiềm năng để các tranh chấp về thương mại quốc tế phát sinh.

- Pháp luật của Trung Quốc

Là một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi, trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Hậu quả của cơ chế tập trung để lại như chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, chính sách hợp tác hóa, quá trình tự do hóa thương mại nhanh chóng là các nguy cơ thiên tai như lũ lụt và hạn hán, các vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí do sử dụng các nhiên liệu có chứa nhiều lưu huỳnh dẫn đến mưa a xít, ô nhiễm nguồn nước do khí thải công nghiệp, phá rừng, săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Các chính sách môi trường của Trung Quốc đảm bảo phát triển bền vững tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như quản lý xuất nhập khẩu, hạn chế suy thoái môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường để mở rộng xuất khẩu, quản lý lưu thông trong nước. Cụ thể:

- Quản lý xuất nhập khẩu: Quy chế quản lý xuất nhập khẩu của Trung Quốc quy định danh mục hàng hóa xuất khẩu có ảnh hưởng đến môi trường như hàng cấm xuất nhập khẩu, hạn chế xuất nhập khẩu, hàng xuất nhập khẩu theo hạn ngạch.

- Quy định về bao gói, nhãn mác: Theo Luật Trung Quốc về những tiêu chuẩn an toàn và chất lượng sản phẩm, một số mặt hàng nhập khẩu yêu cầu phải được giám định và chứng nhận phù hợp với những tiêu chuẩn bắt buộc của quốc gia, những tiêu chuẩn mậu dịch trong nước và những tiêu chuẩn quy định trong hợp đồng. Một số sản phẩm được cấp giấy chứng nhận chất lượng sẽ được dán nhãn an toàn sản phẩm. Mọi hàng hóa lưu thông trên thị trường Trung Quốc đều phải có mác kèm theo các thông tin liên quan bằng tiếng Trung Quốc. Cơ quan kiểm dịch chất lượng và y tế quốc gia yêu cầu hàng thực phẩm nhập khẩu như: kẹo, rượu, quả hạch, thực phẩm đóng hộp và pho mát phải được dán tem và chứng nhận an toàn sản phẩm trước khi cho xuất khẩu

49

và nhập khẩu. Nhà nhập khẩu phải chịu chi phí dán nhãn có hình, nhãn có hình chỉ được đính vào sản phẩm khi có sự đồng ý của cơ quan Kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu Nhà nước (SACI).

- Kiểm tra giám sát hoạt động thương mại gây ô nhiễm: Để quản lý xuất nhập khẩu các sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường, Trung Quốc ban hành quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch hàng xuất nhập khẩu.

- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường: Nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thủy sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000..., đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu, phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất, cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu. Hệ thống nhãn hiệu xanh, thực phẩm xanh đã được áp dụng. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững Trung Quốc đã áp dụng chính sách “hộp xanh” và “hộp vàng” trong nông nghiệp. Đối với nhóm nông sản được hưởng chính sách hộp xanh, nhà nước tăng cường hỗ trợ như giảm thuế, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng. Đối với nhóm được hưởng chính sách hộp vàng, Nhà nước chuyển trợ cấp ở khâu lưu thông sang các khâu liên quan đến quá trình sản xuất, chế biến như ưu đãi vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, năng lượng.

Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn sử dụng các chính sách thuế để hạn chế khai thác tài nguyên, quy định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện để bảo vệ môi trường trong nước, tăng cường hợp tác giữa các Bộ ngành trong vấn đề bảo vệ môi trường...

Nhìn chung, hệ thống chính sách về thương mại và môi trường của Trung Quốc tương đối đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn gia tăng. Điều này có nguyên nhân do nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp và những người thực thi chính sách về môi trường còn yếu kém, quá coi trọng mục

50

tiêu kinh tế, phát triển kinh tế bằng mọi giá. Phát triển kinh tế quá nóng ở Trung Quốc hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề môi trường cấp bách đối với Trung Quốc.

- Pháp luật của Nhật Bản

Là một quốc gia Châu Á, tuy nhiên Nhật Bản là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, phát triển nhanh mạnh về kinh tế và cũng là một quốc gia đặt mối quan tâm về bảo vệ môi trường, về một nền kinh tế xanh và bền vững lên làm nhiệm vụ hàng đầu. Vì thế, những chính sách về môi trường liên quan đến phát triển kinh tế nói chung, đến thương mại quốc tế nói riêng ở Nhật Bản được quan tâm xây dựng từ lâu và có nhiều chính sách mà các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới cần tìm hiểu và học tập.

(i) Dấu tiêu chuẩn môi trường Ecomark

Cục môi trường của Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu). Các sản phẩm này sẽ được đóng dấu Ecomark.

Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt được các tiêu chuẩn sau:

- Việc sử dụng các sản phẩm đó không gây ô nhiễm môi trường hoặc có nhưng rất ít;

- Việc sử dụng các sản phẩm đó mạng lại nhiều lợi ích cho môi trường;

- Chất thải sau khi sử dụng không hại cho môi trường hoặc nếu có thì rất ít;

- Sản phẩm đóng góp đáng kể vào bảo vệ môi trường ngoài các cách kể trên.

(ii) Luật vệ sinh thực phẩm

Luật vệ sinh thực phẩm quy định cho tất cả các thực phẩm và đồ uống tại Nhật Bản. Hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại đều chịu quy định giống nhau theo luật và được chia thành nhiều nhóm: các gia vị thực phấm, các máy móc dùng để sản xuất và chế biến thực phẩm, các dụng cụ đựng và bao bì cho các gia vị như thực phẩm, đồ chơi trẻ em, các chất tẩy rửa làm sạch thực phẩm và đồ ăn. Các loại hàng này khi đưa vào sử dụng phải có giấy phép của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản.

(iii) Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản - JIS

51

Hệ thống tiêu chuẩn JIS được áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hóa học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các nông sản khác được quy định trong Luật về tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các nông lâm sản (JAS). Do đó, khi kiểm tra các sản phẩm này chỉ cần kiểm tra dấu chất lượng tiêu chuấn JIS là đủ để xác nhận tiêu chuẩn của chúng.

(iv) Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản - JAS

Hệ thống tiêu chuẩn JAS quy định các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra các nguyên tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng dấu chất lượng JAS. Ngày nay các tiêu chuẩn JAS đã trờ thành cơ sở cho người tiêu dùng lựa chọn các thực phẩm chế biến.

Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh theo Luật JAS: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu mỡ ăn, các nông lâm sản chế biến. Tuy hiện nay không phải tất cả các sản phẩm đều được liệt kê trong danh sách các sản phẩm được điều chỉnh theo Luật JAS nhưng các tiêu chuẩn JAS bao gồm tất cả các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu. Đa số các thực phẩm như thịt đóng hộp, nước hoa quả, các sản phẩm chế biến từ cà chua, thịt lợn hun khói ... được sản xuất tại Nhật Bản đều được đóng dấu JAS. Một sản phẩm được cấp giấy chứng nhận JAS khi có đầy đủ các điều kiện sau: sản phẩm đó phải là sản phẩm có tiêu chuẩn có thể xác định được rõ; là sản phẩm mà người tiêu dùng cần biết chất lượng của nó trước khi quyết định mua.

*****

Chương 3

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Chương 3 sẽ tập trung vào các nội dung chính là khái quát về thực trạng phát triển thương mại và bảo vệ môi trường tại Việt Nam (3.1.); Lược khảo giới thiệu

Một phần của tài liệu Bảo vệ môi trường trong pháp luật thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việt nam (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)