Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 70)

Chương 3. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

3.2.1.1. Số lượng nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2015 - 2017 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Trong giai đoạn 2015 - 2017, Bệnh viện có nhiều sự biến động về nhân lực.

Cụ thể, số lượng nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện tăng lên theo kế hoạch chỉ tiêu giường bệnh được giao. Biểu đồ dưới đây cho thấy số lượng nhân lực y tế của Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2017.

ĐVT: Người

1,077

1,166

1,294

- 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400

2015 2016 2017

Biểu đồ 3.1: Số lượng nguồn nhân lực y tế của BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy số lượng nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện đang tăng lên hàng năm. Năm 2015, số lượng nhân lực y tế của Bệnh viện là 1.077 người, tăng lên đến 1.166 người vào năm 2016 và tiếp tục tăng thêm 128 người vào năm 2017, nâng tổng số nhân lực y tế đến thời điểm ngày 31/12/2017 là 1.286 người. Sự gia tăng về NNL y tế là do chỉ tiêu giường bệnh tăng, lưu lượng người bệnh đến khám bệnh và điều trị tăng nên việc gia tăng NNL sẽ giúp làm giảm áp lực cho NVYT. Ngoài ra, việc mở rộng liên kết hợp tác, cử cán bộ làm công tác khám chữa bệnh tại các đơn vị khác theo hình thức hợp tác hoặc đề án 1816 cũng khiến cho NNL y tế phải phân bổ.

3.2.1.2. Thực trạng thể lực của nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ a. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo độ tuổi

Độ tuổi nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện được tác giả phân theo 4 nhóm:

Dưới 30 tuổi, từ 30 tuổi đến 40 tuổi, từ 40 tuổi đến 50 tuổi và trên 50 tuổi như bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo độ tuổi tại BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số

người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%) Tổng số NVYT 1077 100 1166 100 1294 100

1 Dưới 30 tuổi 521 48,38 521 44,68 571 44,13

2 Từ 30 đến 40 tuổi 409 37,98 489 41,94 566 43,74

3 Từ 40 đến 50 tuổi 91 8,45 106 9,09 108 8,35

4 Trên 50 tuổi 56 5,19 50 4.29 49 3,78

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ có xu hướng trẻ hóa NNL y tế. Nhóm NVYT nằm trong độ tuổi dưới 30 tuổi và từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi có xu hướng tăng mạnh theo từng năm, đồng thời nhóm từ 50 tuổi trở lên có xu hướng giảm hằng năm.

Ưu điểm của nhóm NVYT nằm trong độ tuổi dưới 30 tuổi và từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi là sức trẻ, niềm say mê nghề nghiệp và ý chí phấn đấu cao. Họ cố gắng làm việc để khẳng định bản thân mình với người bệnh, đồng nghiệp và cấp trên để được mọi người công nhận và mong thăng tiến trong sự nghiệp. Đây là lí do vì sao họ luôn hết mình với công việc, sống chan hòa, đoàn kết và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công việc. Đối với nhóm NVYT trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng họ là nhóm có sự chín chắn về chuyên môn nghiệp vụ và thành thạo kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh những người luôn tận tình chỉ bảo, chủ động hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho những đồng nghiệp trẻ thì vẫn còn một bộ phận nhỏ những cán bộ lớn tuổi không còn đủ nhiệt huyết với công việc vì họ sắp nghỉ hưu và có tâm lý trông đợi nhiều vào lớp trẻ.

b. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo giới tính

Đặc thù lao động ngành y là không có ngày tết, ngày nghỉ, ngày lễ mà chỉ có ngày làm việc, ngày trực và ngày không trực. Xuất phát từ những đặc thù nghề

nghiệp nên tỉ lệ nữ nhân viên y tế cao hơn nam giới. Tỷ lệ nữ giới chiếm 62,22%

vào năm 2015 sau đó tăng lên 67,92% năm 2016 và tăng lên 69,24% vào năm 2017. Với trên 60% nhân viên y tế là nữ, làm việc ở các khối chuyên môn khác nhau với công việc đặc thù riêng, nhưng họ luôn vượt qua tất cả những vất vả, áp lực trong công việc để phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn. Sự chênh lệch và biến động về số lượng lao động giữa nam giới và nữ giới được thể hiện cụ thể bằng biểu đồ dưới đây:

ĐVT: Người

353 374 398

724

792

896

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

2015 2016 2017

Nam Nữ

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo giới tính tại BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Biểu đồ cho thấy, nguồn nhân lực y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chủ yếu là nữ giới. Tỷ trọng nữ giới chiếm trên 60% và liên tục tăng dần theo từng năm. Đây hoàn toàn phù hợp với đặc thù ngành y tế với công việc chăm sóc sức khỏe nhân dân yêu cầu sự khéo léo, nhẹ nhàng khi giao tiếp, giải thích và điều trị cho người bệnh.

c. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo phân loại sức khỏe

Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ thể hiện trách nhiệm xã hội và đảm bảo quyền lợi của cán bộ. Đặc biệt, đây là biện pháp hữu hiệu giúp tổ chức đánh giá tình hình chung và phân loại sức khỏe cán bộ; giúp cán bộ phát hiện sớm nhất những dấu hiệu bất thường có nguy cơ phát triển thành bệnh lý. Hàng năm, Bệnh viện Đa

khoa tỉnh Phú Thọ thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động. Sau khi tiến hành khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe, căn cứ vào phân loại các chỉ số phân loại sức khỏe theo quy định như sau:

Loại 1: Tất cả các chỉ số đều đạt loại I, xếp loại rất khỏe Loại II: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất ở loại II, xếp loại khỏe

Loại III: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất ở loại III, xếp loại trung bình Loại IV: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất ở loại IV, xếp loại yếu

Loại V: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất ở loại V, xếp loại rất yếu

Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo phân loại sức khỏe tại BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số

người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%) Tổng số NVYT 1077 100 1166 100 1294 100 1 Sức khỏe loại I 775 71,96 817 70,07 919 71,02 2 Sức khỏe loại II 255 23,68 308 26,42 322 24,88

3 Sức khỏe loại III 46 4,27 40 3,43 52 4,02

4 Sức khỏe loại IV 1 0,09 1 0,08 1 0,08

5 Sức khỏe loại V 0 0,00 0 0,00 0 0,00

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Qua bảng trên, ta thấy tình trạng sức khỏe của NVYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được cải thiện theo từng năm. Sức khỏe loại I, II, III tăng lên qua các năm từ 2015 đến 2017. Điều này cho thấy, NVYT đã quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cá nhân. Đồng thời, Bệnh viện cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ nhằm tạo môi trường lành mạnh, nâng cao tinh thần, thể lực cho cán bộ viên chức, người lao động trong toàn Bệnh viện.

Đánh giá mức độ phù hợp về sức khỏe thể lực căn cứ tiêu chuẩn phân loại sức khỏe tại Quyết định số 1613/QĐ-BYT ngày 15/8/1997 của Bộ Y tế thì Bệnh viện vẫn thấp hơn tỉ lệ chuẩn vì chỉ có 99,92% NVYT đạt sức khỏe loại III trở lên. Vẫn còn 01 cán bộ sức khỏe loại IV tương đương với 0,08% do mắc bệnh rối loạn vận động Parkison. Bệnh thường xuất hiện triệu chứng về vận động: run, cứng, chậm

chạp và tư thế bất ổn định nên ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và công việc. Để đảm bảo thực hiện công tác chuyên môn, Bệnh viện đã sắp xếp công việc hợp lí cho NVYT mắc bệnh Parkison và tạo điều kiện cho NVYT này về nghỉ theo chế độ 108.

Số lượng NVYT có thể lực tốt là do số lượng lao động được trẻ hóa và lực lượng lao động có sức khỏe tốt. Đồng thời, mức độ quan tâm đến thể lực của NVYT được Lãnh đạo Bệnh viện quan tâm:

Một là, khi tiếp nhận hồ sơ của cán bộ tham gia dự tuyển phải có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền cấp trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm nhận hồ sơ. Sau khi được tuyển dụng, bệnh viện vẫn tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho NVYT.

Hai là, quy trình chăm sóc người bệnh được chuẩn hóa và yêu cầu NVYT phải thực hiện đúng quy định để đảm bảo an toàn cho cả NVYT lẫn người bệnh.

Ba là, Bệnh viện thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ nhằm tạo môi trường lành mạnh để cán bộ giải trí sau giờ làm việc mệt mỏi và rèn luyện sức khỏe.

3.2.1.3. Thực trạng trí lực của nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ a. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo trình độ học vấn

Nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chủ yếu phân bổ ở khối lâm sàng và khối cận lâm sàng với nhiệm vụ trực tiếp khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nguồn nhân lực y tế là một bộ phận rất quan trọng, là điều kiện quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của Bệnh viện.

Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo trình độ học vấn tại BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số

người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%) Tổng số NVYT 1077 100 1166 100 1294 100

1 Sau đại học 156 14,48 169 14,50 226 17,47

2 Đại học 368 34,17 408 34,99 481 37,17

3 Cao đẳng, trung cấp 553 51,35 589 50,51 587 45,36 (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Từ bảng số liệu trên, nhận thấy tỷ lệ NVYT có trình độ sau đại học còn thấp, năm 2015 tỉ lệ này là 14,48% đến năm 2016 là 14,50% và tăng lên 17,47% vào năm 2017. Tỷ lệ NVYT có trình độ đại học chiếm 34,17% vào năm 2015, 34,99% vào năm 2016 và lên đến 37,17% vào năm 2017. Số lượng NVYT có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn chiến tỷ lệ tương đối cao 51,35% năm 2015 và giảm xuống 45,36%

năm 2017. Theo Đề án phát triển Bệnh viện giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn 2025, nên từ năm 2017 Bệnh viện đã không tuyển dụng NVYT có trình độ trung cấp đồng thời cử NVYT có trình độ trung cấp đi đào tạo nâng cao trình độ học vấn.

b. Cơ cấu NNL y tế theo trình độ chuyên môn và nhóm chức danh

Bảng 3.5. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo TĐCM và nhóm chức danh tại BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người TT Trình độ chuyên môn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

TỔNG SỐ NVYT 1077 1166 1294

Nhóm 1: Bác sĩ 370 409 461

1 Tiến sĩ y học 2 2 2

2 Thạc sĩ y học 59 64 79

3 Bác sĩ chuyên khoa cấp II 11 11 22

4 Bác sĩ chuyên khoa cấp I 69 74 88

5 Bác sĩ nội trú 7 9 7

6 Bác sỹ 222 249 263

Nhóm 2: Dược sỹ 66 71 83

1 Sau đại học 4 4 6

2 Đại học 10 9 9

3 Cao đẳng - Trung cấp 52 58 68

Nhóm 3: Điều dưỡng 510 544 596

1 Sau đại học 3 3 19

2 Đại học 102 115 165

3 Cao đẳng - Trung cấp 405 426 412

Nhóm 4: Kỹ thuật y 91 98 108

1 Sau đại học 1 2

2 Đại học 28 31 40

3 Cao đẳng - Trung cấp 63 66 66

Nhóm 5: Hộ sinh 40 44 46

1 Sau đại học 1 1 1

2 Đại học 6 4 4

3 Cao đẳng - Trung cấp 33 39 41

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Từ bảng số liệu trên, nhận thấy tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học trở lên chủ yếu ở nhóm bác sĩ vì đây là đội ngũ trực tiếp khám bệnh và điều trị cho người bệnh nên đòi hỏi họ phải có trình độ chuyên môn cao để đưa ra chẩn đoán đúng và phác đồ điều trị phù hợp. Tỷ lệ NVYT có trình độ cao đẳng - trung cấp chủ yếu ở nhóm dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y, hộ sinh.

Đánh giá về mức độ phù hợp về cơ cấu chuyên môn của NVYT dựa trên cơ cấu chuyên môn được quy định tại Quyết định 2992/QĐ-BYT ngày 17/7/2015 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020.

Bảng 3.6. Đánh giá mức độ phù hợp về cơ cấu chuyên môn y tế tại BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người

TT Cơ cấu chuyên môn Tỷ lệ thực tế (%) Tỷ lệ

chuẩn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tỷ lệ Bác sĩ/giường bệnh

0,274 Phù hợp

0,282 Phù hợp

0,307

Cao hơn chuẩn 0,2

2

Tỷ lệ Bác sĩ/chức danh chuyên môn y tế khác (ĐD, HS, KTV)

0.577 Cao hơn chuẩn

0.596 Cao hơn chuẩn

0.615

Cao hơn chuẩn 0,316

3 Tỷ lệ Dược sĩ đại học/

Bác sĩ

0,038 Thấp hơn

chuẩn

0,032 Thấp hơn

chuẩn

0,033 Thấp hơn

chuẩn

0,279

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Nhìn vào bảng số liệu trên, tác giả nhận thấy: Tỷ lệ bác sĩ/giường bệnh năm 2015, 2016 là phù hợp với tỷ lệ chuẩn, đến năm 2017 vượt tỉ lệ chuẩn. Và tỷ lệ bác sĩ/chức danh chuyên môn khác trong giai đoạn 2015-2017 đều cao hơn tỷ lệ chuẩn.

Điều này là do Bệnh viện đã tuyển dụng và tiến hành đào tạo nguồn nhân lực để chuẩn bị cho hoạt động chuyên môn của Trung tâm Đột quỵ (80 giường bệnh) và Trung tâm Sản nhi (500 giường bệnh) năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ dược sĩ đại học/bác sĩ còn thấp hơn chuẩn do lượng dược sĩ được đào tạo trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cao đẳng - trung cấp dược, nên việc thu hút dược sĩ đại học về làm việc tại

Bệnh viện cũng gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, Bệnh viện cũng đang áp dụng chính sách cử dược sĩ cao đẳng và dược sĩ trung cấp đi học nâng cao trình độ lên dược sĩ đại học.

c. Cơ cấu NNL y tế theo trình độ tin học, ngoại ngữ

Tháng 1/2013, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã triển khai áp dụng thành công mô hình bệnh viện thông minh vào các hoạt động của bệnh viện đồng thời là đơn vị đầu tiên trên cả nước triển khai phần mềm “Giải pháp bệnh viện thông minh HIS”. Điều này đặt ra yêu cầu cho cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện phải có trình độ tin học cơ bản để sử dụng phần mềm trong hoạt động khám chữa bệnh.

Bảng 3.7. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo trình độ tin học, ngoại ngữ tại BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số

người Tỷ lệ (%)

Số

người Tỷ lệ (%)

Số

người Tỷ lệ (%)

Tổng số NVYT 1077 100 1166 100 1294 100

1 Trình độ tin học

(Chứng chỉ B, C) 1077 100 1166 100 1294 100

2 Trình độ ngoại ngữ

(Chứng chỉ B, C) 1077 100 1166 100 1294 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)

Cùng với quá trình phát triển của ngành Y tế trong thời kỳ bùng nổ về công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ về tin học và ngoại ngữ. Thực tế, 100% số NVYT có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, đây cũng là thuận lợi trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khám chữa bệnh. Để giúp nhân viên tiếp cận và sử dụng hiệu quả hơn nữa công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong công tác, Bệnh viện vẫn liên tục tổ chức các lớp tập huấn về tin học và duy trì hoạt động của câu lạc bộ ngoại ngữ để bồi dưỡng thêm kỹ năng cho nhân viên y tế.

Vừa qua, Bộ Y tế có ban hành thông tư 54/2017/TT-BYT về bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện nhằm thúc đẩy việc đưa các công nghệ mới vào công tác khám chữa bệnh và quản lý y tế, hướng tới bệnh viện thông minh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được Bộ Y tế đánh giá là một trong những cơ sở y tế đầu tiên trên cả nước trang bị phần mềm quản lý thông tin bệnh viện - HIS, phần mềm quản lý xét nghiệm - LIS, phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh - PACS và ứng dụng trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology trong hỗ trợ điều trị ung thư.

Nếu chiếu theo thang đo của Bộ Y tế thì Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là một trong số ít các Bệnh viện trên cả nước được coi là Bệnh viện thông minh.

d. Tiêu chí kỹ năng chuyên môn

Bảng 3.8. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế theo kỹ năng chuyên môn tại BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Người

TT Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số

người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%) Tổng số NVYT 1077 100 1166 100 1294 100

1 Số NVYT có chứng

chỉ hành nghề 873 81,06 982 84,22 1103 85,24 2 Số NVYT tham gia

NCKH 549 50,97 651 55,83 896 69,24

(Nguồn: Phòng TCCB và Đơn vị NCKH và HTQT, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) Qua bảng số liệu ở trên, tác giả thấy tỷ trọng số NVYT được cấp chứng chỉ hành nghề tăng dần theo hàng năm. Cụ thể: năm 2015 số NVYT có chứng chỉ hành nghề chiếm 81,06%, con số này tăng lên 84,22% năm 2016 và tăng thêm 1,02% vào năm 2017. Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Khám chữa bệnh năm 2009. Vì vậy, nhân viên y tế muốn được hành nghề phải được đào tạo về chuyên môn và có thời gian thực hành nghề theo quy định.

Đối với việc NVYT tham gia NCKH cũng tăng dần theo từng năm nhưng tỷ lệ không quá 70% số NVYT. Năm 2015-2016, số lượng này chỉ chiếm trên 50%

tổng số NVYT, tuy nhiên đến năm 2017, con số này tăng đến 69,24%. Như chúng ta đã biết, ngành Y tế là ngành khoa học chuyên sâu liên quan trực tiếp đến sức

Một phần của tài liệu Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Phú Thọ (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)