Chương 3. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
3.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực y tế và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
3.2.2. Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
3.2.2.1. Công tác quy hoạch nguồn nhân lực y tế
Căn cứ Chiến lược phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch phát triển nhân lực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020 thì đến năm 2020 NNL y tế phải đảm bảo hoạt động cho 1.800 giường bệnh. Đứng trước yêu cầu phát triển NNL y tế đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, song song với phát triển chuyên môn để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả, phát triển, Bệnh viện đã xây dựng Đề án vị trí việc làm nhằm xác định rõ quy mô nguồn nhân lực theo vị trí việc làm tương ứng cho từng giai đoạn để đảm bảo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chủ động và hiệu quả.
Bảng 3.11. So sánh nguồn nhân lực y tế giữa thực tế với nhu cầu theo trình độ chuyên môn của BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017
ĐVT: Người
TT Trình độ chuyên môn
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Thực
tế
Nhu cầu
Thực tế
Nhu cầu
Thực tế
Nhu cầu TỔNG SỐ NVYT 1077 1130 1166 1162 1294 1282
1 Bác sĩ 370 390 409 409 461 458
2 Dược sĩ 66 70 71 70 83 80
3 Điều dưỡng 510 530 544 540 596 590
4 Kỹ thuật viên 91 94 98 98 108 108
5 Hộ sinh 40 46 44 45 46 46
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)
Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy năm 2015 nguồn nhân lực y tế thực tế làm việc thấp hơn so với nhu cầu nguồn nhân lực y tế theo đề án vị trí việc làm. Tuy nhiên, đến năm 2016, 2017 nguồn nhân lực y tế thực tế làm việc cao hơn so với nhu cầu. Sở dĩ có việc NNL y tế thực tế làm việc cao hơn so với nhu cầu của Bệnh viện trong năm 2016, 2017 là do Bệnh viện đang chủ động tuyển dụng nguồn nhân lực y tế sẽ phục vụ hoạt động của Trung tâm Sản Nhi (500 giường bệnh) và Trung tâm Đột quỵ (80 giường bệnh) trong năm 2018. Đặc thù của nguồn nhân lực y tế là bắt buộc phải trải qua thời gian thực hành nghề thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề nên Bệnh viện phải thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo tay nghề và đủ thời gian thực hành nghề cho NVYT. Nhận thấy việc điều chỉnh Đề án vị trí việc làm hàng năm theo tình hình thực tế là rất cần thiết để hiện thực hóa Chiến lược phát triển Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
3.2.2.2. Công tác tuyển dụng và thu hút NNL y tế a. Công tác tuyển dụng NNL y tế
Công tác tuyển dụng sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được triển khai đúng quy trình, quy định tại Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010, Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; các Thông tư hướng dẫn như: Thông tư 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012; Thông tư 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ và các văn bản quy định khác.
Từ năm 2012, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã xây dựng quy trình tuyển dụng viên chức của Bệnh viện nhằm chuẩn hóa việc tuyển dụng viên chức theo đúng quy định của pháp luật. Quy trình tuyển dụng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được ban hành và áp dụng nhằm thống nhất việc tuyển dụng viên chức bằng hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển tại Bệnh viện đồng thời đảm bảo việc tuyển dụng công khai, dân chủ, đúng luật. Quy trình tuyển dụng viên chức của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ gồm 8 bước chính, cụ thể như sơ đồ dưới đây:
Trách nhiệm Các bước thực hiện Trưởng các đơn vị
thuộc Bệnh viện Đảng ủy, Ban Giám đốc Đảng ủy, Ban Giám đốc Trưởng phòng TCCB Chuyên viên phụ trách
tuyển dụng Chuyên viên phụ trách
tuyển dụng Thành viên HĐTD
và Ban Thư ký Ban Giám đốc Trưởng phòng TCCB
Phòng TCCB Viên chức trúng tuyển
Sơ đồ 3.2. Quy trình tuyển dụng viên chức của BVĐK tỉnh Phú Thọ (Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)
Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ xây dựng kế hoạch tuyển dụng dựa trên chỉ tiêu giường bệnh được giao và thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực với định hướng phát triển Bệnh viện. Với mục tiêu cuối cùng là tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của Bệnh viện. Tuy nhiên, định mức chỉ tiêu biên chế đã tương ứng với giường bệnh công lập được giao nên Sở Y tế đã đồng ý cho Bệnh viện thực hiện tuyển dụng hợp đồng lao động và viên chức xã hội hóa để phục vụ hoạt động của giường bệnh xã hội hóa. Từ năm 2015, Bệnh viện đã tiến hành tổng hợp nhu cầu nhân lực phục vụ giường bệnh xã hội hóa hàng năm, báo cáo Sở Y tế phê duyệt và trực tiếp thực hiện công tác tuyển dụng.
Xác định nhu cầu tuyển dụng
Phê duyệt nhu cầu tuyển dụng
Kế hoạch tuyển dụng Thông báo tuyển dụng
Nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển
Tổ chức tuyển dụng
Xác định người trúng tuyển và thông báo kết quả
Hoàn thành các thủ tục
và nhận công tác tại các đơn vị thuộc BV
Bảng 3.12. Kết quả tuyển dụng nguồn nhân lực y tế của BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017
ĐVT: Người
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (6 tháng)
Tổng số 36 50 81 34
1 Dược sĩ 7 5 12 9
2 Điều dưỡng 22 34 52 11
3 Kỹ thuật viên 6 7 10 4
4 Hộ sinh 1 4 7 10
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, Bệnh viện thực hiện tuyển dụng đối với nhóm dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh. Bệnh viện tuyển dụng 36 dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh vào năm 2015, đến năm 2016 tuyển dụng 50 dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh, năm 2017 với 81 dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh và tính đến 6 tháng đầu năm 2018 là 34 dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh. Việc tuyển dụng được Bệnh viện thực hiện công khai, minh bạch và đúng pháp luật. Hiệu quả của việc tuyển dụng đã từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, phải cần thời gian để đánh giá chất lượng NNL y tế đã tuyển dụng thông qua quá trình làm việc thực tế và thực hành nghề tại Bệnh viện.
b. Công tác thu hút nguồn nhân lực
Tại Kỳ họp thứ Ba, Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã thảo luận và thống nhất thông qua Quy định ưu đãi, thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác. Trước hết, phải khẳng định rằng việc ban hành mức ưu đãi thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác và quy định hỗ trợ cho cán bộ, công chức viên chức đi học là một chính sách đúng đắn nhằm “mở rộng cửa” để tuyển người giỏi, tài năng thực sự về làm việc và cống hiến cho tỉnh, đồng thời quan tâm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngay sau đó, ngày 16/3/2017 Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã cụ thể hóa Nghị quyết thành Quyết định số 07/2017/
QĐ-UBND về việc ban hành quy định ưu đãi thu hút người có trình độ cao về tỉnh công tác.
Trong những năm vừa qua, Sở Y tế Phú Thọ đã triển khai đồng loạt các chính sách thu hút bác sỹ nói riêng và nguồn nhân lực y tế chất lượng cao nói chung nhằm góp phần giải quyết bài toán thiếu nhân lực của ngành. Chính vì vậy, trong một thời gian ngắn chất lượng nguồn nhân lực y tế của ngành đã có bước phát triển nhanh về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng thời triển khai thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang phát triển mạnh mẽ trên toàn bộ các lĩnh vực với nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Để thực hiện thành công chiến lược và mục tiêu đề ra, Bệnh viện cũng đưa ra những chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác lâu dài tại Bệnh viện. Hiện nay, Bệnh viện đang thực hiện các chính sách thu hút đối với đối tượng là bác sĩ như sau: (1) Được tuyển dụng ngay vào biên chế sự nghiệp và công tác tại Bệnh viện; (2) Được hưởng bổ sung thu nhập tăng thêm hàng tháng theo bằng cấp; (3) Được hỗ trợ tiền nhà ở hàng tháng khi phải đi thuê nhà; (4) Hỗ trợ kinh phí 1 lần cho các bác sĩ mới được tuyển dụng theo các mức như sau: 300.000.000đ đối với Tiến sĩ y học, Bác sĩ nội trú Bệnh viện được đào tạo tại Đại học Y Hà Nội; 200.000.000đ đối với Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Bác sĩ nội trú Bệnh viện được đào tạo tại các trường Đại học Y khác; 100.000.000đ đối với Bác sĩ chuyên khoa cấp I, Thạc sĩ y học; 30.000.000đ đối với Bác sĩ đa khoa tốt nghiệp loại Giỏi. Đồng thời, Bệnh viện còn tiến hành hợp đồng đào tạo với các bác sĩ đang theo học Bác sĩ nội trú Bệnh viện tại các cơ sở đào tạo trong nước với mức chi trả 10.000.000 đồng/tháng nếu các bác sĩ cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ lâu dài tại Bệnh viện.
Bảng 3.13. Kết quả thu hút nguồn nhân lực của BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017 và 6 tháng đầu năm 2018
ĐVT: Người
TT Nội dung Năm
2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 (6 tháng)
Tổng số 54 39 52 12
1 Tiến sỹ y học 0 0 0 0
2 Thạc sỹ y học 0 2 2 0
3 Bác sĩ chuyên khoa cấp II 0 0 0 0
4 Bác sĩ chuyên khoa cấp I 1 3 1 0
5 Bác sĩ nội trú bệnh viện 2 0 0 0
6 Bác sỹ (chính quy) 51 34 49 12
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)
Nhìn vào bảng số liệu, tác giả nhận thấy công tác thu hút NNL y tế về công tác tại Bệnh viện đã thu về những kết quả đáng mừng. Cụ thể: 54 bác sĩ năm 2015 (trong đó có 02 bác sĩ nội trú bệnh viện và 01 bác sĩ chuyên khoa cấp I); 39 bác sĩ năm 2016 (trong đó có 03 bác sĩ chuyên khoa cấp I và 02 thạc sĩ y học); 52 bác sĩ năm 2017 (trong đó có 01 bác sĩ chuyên khoa cấp I và 02 thạc sĩ y học) và tính đến 6 tháng đầu năm 2018 thì thu hút được 12 bác sĩ về công tác tại Bệnh viện.
Có thể coi đội ngũ bác sĩ là linh hồn, là giá trị cốt lõi của bất kỳ một cơ sở y tế nào. Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác thu hút NNL y tế chất lượng cao đã giúp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từng bước kiến tạo đội ngũ bác sĩ trẻ tuổi không chỉ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn mà còn tâm huyết với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ưu thế của thế hệ bác sĩ trẻ là khả năng tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới trong điều trị và phẫu thuật. Về công tác chuyên môn, Bệnh viện luôn khuyến khích phối hợp giữa kinh nghiệm lâm sàng và khoa học công nghệ kỹ thuật cao, phối hợp giữa các bác sĩ lớn tuổi giàu kinh nghiệm và bác sĩ trẻ nhiệt huyết trong công việc nhằm đưa ra những chẩn đoán đúng và phác đồ điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất.
3.2.2.3. Công tác đào tạo và phát triển NNL y tế
Ngành Y tế Phú Thọ xác định công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế là khâu đột phá để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Ngành Y tế đã liên kết và cử bác sĩ đi đào tạo chuyên sâu ở trong nước và nước ngoài; đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học theo địa chỉ; đào tạo nâng cao tại chỗ, đào tạo cán bộ quản lý và có chính sách đãi ngộ khi bác sĩ về các cơ sở y tế trong tỉnh công tác. Công tác đào tạo NNL y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ luôn được quan tâm đúng mức. Có nhiều loại hình đào tạo đang được áp dụng tại Bệnh viện như: đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, đào tạo trực tuyến.
a. Công tác đào tạo dài hạn
Đào tại dài hạn giúp cho NVYT nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng các cử cán bộ tham gia đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, bác sĩ nội trú Bệnh viện tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Y, dược uy tín trong cả nước.
Trong giai đoạn 2015 - 2016, Bệnh viện đã cử các cán bộ đi ôn thi và dự thi đào tạo sau đại học tại Đại học Y Hà Nội, Đại Học Y - dược Thái Nguyên, Học viện Quân y 103, Bệnh viện Quân đội 108, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Điều dưỡng Nam Định,... Cụ thể như sau:
Bảng 3.14. Công tác đào tạo dài hạn của BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Lượt người
TT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số 118 131 156
1 Nghiên cứu sinh 5 4 2
2 Bác sĩ chuyên khoa cấp II 9 2 24
3 Bác sĩ nội trú bệnh viện 0 5 2
4 Thạc sĩ y học 14 13 9
5 Bác sĩ chuyên khoa cấp I 21 18 23
6 Dược sĩ chuyên khoa cấp I 0 1 3
7 Dược sĩ đại học 8 11 18
8 ĐD, HS, KTV chuyên khoa cấp I 19 4 21
9 ĐD, HS, KTV đại học 42 73 54
(Nguồn: Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)
Dựa vào bảng số liệu trên tác giả thấy, công tác đào tạo dài hạn giai đoạn 2015 - 2017 của Bệnh viện liên tục tăng qua các năm. Năm 2015, số liệu đào tạo dài hạn đạt 118 người, đến năm 2016 con số này tăng lên 131 người và năm 2017 tiếp tục tăng đến 156 người.
Tại các cơ sở y tế công lập, việc đào tạo nguồn nhân lực y tế hầu hết là do Ngân sách của đơn vị và cán bộ đi học phải tự lo kinh phí ăn ở, đi lại. Tuy nhiên, đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thì NVYT đi học vẫn được hưởng lương và các khoản hỗ trợ đi học dưới hình thức thu nhập tăng thêm. Đây là phần hỗ trợ rất quan trọng và vô cùng cần thiết, là liều thuốc động viên NVYT có thể tham gia đầy đủ và hoàn thành các chương trình đào tạo.
Ngoài việc hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo cho NVYT, Bệnh viện còn có những chính sách hỗ trợ đào tạo như sau: (1) Đối với cán bộ thi đỗ Nghiên cứu sinh và Bác sĩ nội trú Bệnh viện tại Đại học Y Hà Nội hỗ trợ 50.000.000 đồng; (2) Đối với cán bộ thi đỗ Chuyên khoa II và Bác sĩ nội trú Bệnh viện tại các trường đại học Y khác hỗ trợ 20.000.000 đồng; (3) Đối với cán bộ bảo vệ luận án tốt nghiệp Nghiên cứu sinh hỗ trợ 100.000.000 đồng; (4) Đối với cán bộ bảo vệ luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ nội trú Bệnh viện hỗ trợ 50.000.000 đồng.
Cụ thể, giai đoạn 2015 - 2017 Bệnh viện số lượng thạc sĩ y học tăng từ 59 người lên 79 người (tăng 133,90%); số lượng bác sĩ chuyên khoa cấp II tăng từ 11 người lên 22 người (tăng 200%); số lượng bác sĩ chuyên khoa cấp I tăng từ 69 người lên 88 người (tăng 127,54%); số lượng dược sĩ có trình độ sau đại học tăng từ 04 người lên 06 người (150%); số lượng điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên có trình độ sau đại học tăng từ 03 người lên 21 người (700%). Đây là thành tựu của việc thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2013 - 2015.
b. Công tác đào tạo ngắn hạn
Đào tạo ngắn hạn bao gồm: đào tạo bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, kỹ năng, thái độ thuộc lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhận; đào tạo lại, đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác của Ngành Y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc
dân. Nhân viên y tế được Bệnh viện cử đi đào tạo ngắn hạn tại các bệnh viện tuyến trung ương, viện nghiên cứu hàn lâm về y khoa; các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; các trung tâm có đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội…
Cụ thể, trong công tác đào tạo ngắn hạn, tác giả phân tích theo 4 nhóm như sau: (1) Đào tạo ngắn hạn về chuyên môn theo nội dung: đào tạo chuyên khoa, định hướng; đào tạo theo hợp đồng chuyển giao gói kỹ thuật từ đề án 1816; đào tạo liên tục theo Thông tư 22/2013/TT-BYT và thông qua các buổi tập huấn cập nhật kiến thức chuyên môn. (2) Đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ quản lý theo nội dung: đào tạo nghiệp vụ Quản lý Bệnh viện và đào tạo nghiệp vụ Quản lý điều dưỡng. (3) Đào tạo ngắn hạn về lý luận chính trị. (4) Đào tạo ngắn hạn về giao tiếp ứng xử
Bảng 3.15. Công tác đào tạo ngắn hạn của BVĐK tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
ĐVT: Lượt người
TT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số 3499 3930 4338
I. Về chuyên môn 2192 2453 2658
1 Đào tạo chuyên khoa, định hướng 25 53 39
2 Đào tạo theo hợp đồng chuyển giao
gói kỹ thuật từ Đề án 1816 59 124 92
3 Đào tạo liên tục 1623 1752 1945
4 Tập huấn, cập nhật kiến thức
chuyên môn 485 524 582
II. Về nghiệp vụ quản lý 47 70 81
1 Quản lý Bệnh viện 33 49 45
2 Quản lý Điều dưỡng 14 21 36
III. Về Lý luận chính trị 45 91 134
IV. Về Kỹ năng giao tiếp ứng xử 1215 1316 1465 (Nguồn: Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ)